Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu trưởng phải thay đổi
Ngày 5/3, tại Trường tiểu học Đoàn Kết, cụm các trường tiểu học Quận Long Biên ( Hà Nội ) tổ chức hội thảo chuyên môn với chủ đề “Trường học hạnh phúc” năm học 2020-2021.
Xây dựng Trường học hạnh phúc là một hành trình, chứ không phải là một điểm đến
Hạnh phúc là một hành trình
Tại hội thảo, lãnh đạo các trường đã làm rõ Trường học hạnh phúc và tiêu chí cơ bản của một Trường học hạnh phúc và làm thế nào để xây dựng Trường học hạnh phúc.
Cô Lê Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường tiểu học Sài Đồng chia sẻ 5 yếu tố để xây dựng Trường học hạnh phúc là: Tình bạn và các mối quan hệ trong nhà trường; môi trường học tập thân thiện, ấm áp; sự tự do, sáng tạo và gắn kết của học sinh; tinh thần đội nhóm và hợp tác; thái độ và đóng góp tích cực của giáo viên.
Trường học hạnh phúc là nơi mà thầy, cô giáo và học sinh thấy hạnh phúc trong quá trình dạy – học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau luôn được trân trọng, bồi đắp hằng ngày.
Từ kinh nghiệm thực tế, cô Hường trao đổi, trong quá trình kiến tạo “Trường học hạnh phúc”, Trường tiểu học Sài Đồng đã vận dụng sáng tạo cả lí thuyết, kinh nghiệm của một số nước khu vực Thái Bình Dương. Từ đó, vận dụng linh hoạt, sáng tạo với điều kiện của nhà trường; gắn với nhiệm vụ, các phong trào thi đua, các cuộc vận động “Dân chủ- Kỉ cương- Tình thương- Trách nhiệm”, ” Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo ”, ” Xây dựng nhà trường văn hóa- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch”.
Cô Lê Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường tiểu học Sài Đồng thảo luận tại hội thảo
Cho rằng, hạnh phúc là một hành trình, chứ không phải là một điểm đến, cô Phạm Thị Khánh Ninh – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Ngọc Thụy chia sẻ, muốn có trường học hạnh phúc thì đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh phải được hạnh phúc.
“Học sinh là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của Trường học hạnh phúc, nên các em cần được quan tâm đầu tiên. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, chúng tôi đã tạo ra sự thay đổi trong tư duy giáo dục, bao gồm thay đổi về phương pháp giảng dạy, chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ” – cô Ninh trao đổi.
Trường học hạnh phúc: Không phải “Tảng băng trôi”
TS Ngô Xuân Hiếu tặng sách cho Trưởng Phòng GD&ĐT quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà (bên phải) và đại diện cụm các trường tiểu học trên địa bàn quận
Theo TS Ngô Xuân Hiếu – Phó Trưởng bộ môn Quản lý giáo dục và giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội , Trường học hạnh phúc là nơi hội đủ các yếu tố như: An toàn – Yêu tương – Tôn trọng – Được hiểu và có giá trị. Để xây dựng Trường học hạnh phúc, giáo viên và hiệu trưởng phải thay đổi, trước hết hiệu trưởng phải là người tiên phong.
Dẫn lại câu nói của một hiệu trưởng : Nếu bạn làm được điều gì đó, có thể chỉ là việc nhỏ nó sẽ tạo một sự thay đổi lớn, TS Ngô Xuân Hiếu cho rằng, với những giáo viên mà biết lắng nghe, thấu hiểu đồng hành, đóng vai và tạo được kết nối thì họ sẽ thấy hạnh phúc hơn.
Theo đó, mỗi trường có cách làm riêng, và sự lựa chọn riêng. Có trường lựa chọn tấm gương của giáo viên, đạo đức nhà giáo làm giá trị và chủ đề để triển khai xây dựng trường học hạnh phúc .
Cái mà các thầy cô nhìn thấy, đôi khi chỉ là “Tảng băng trôi”, vì thế chỉ những người trong cuộc mới biết thật sự biết cần gì và làm gì? Và một trong những sức mạnh nội lực chính là đoàn kết.
Lãnh đạo các trường phát biểu tham luận tại hội thảo
Trao đổi tại Hội thảo, Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà cho hay, Phòng đã tham mưu với UBND quận ban hành bộ tiêu chí và thang điểm về xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – hạnh phúc. Qua đó, nhằm hướng tới sự hài lòng của phụ huynh, học sinh đối với các nhà trường.
Sau hội thảo này, các trường sẽ có thêm kinh nghiệm để triển khai Trường học hạnh phúc. Đồng thời tiếp tục triển khai đến cấp THCS. “Tới đây, hội thi chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp THCS, sẽ có chủ đề về xây dựng, kiến tạo trường học hạnh phúc ” – cô Hàcho biết, đồng thời nhấn mạnh: Muốn Trường học hạnh phúc thì thầy, cô giáo và học sinh đến trường phải được hạnh phúc.
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, khả thi, có thể dễ dàng làm ngay để xây dựng một môi trường giáo dục hạnh phúc.
Ảnh minh họa/internet
Trút bỏ áp lực
Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc. Hiệu trưởng là người giúp giáo viên thoát khỏi những áp lực, sự quá tải trong dạy học. Nếu không giáo viên không còn sức, đâu nghĩ đến trường học hạnh phúc. Trường học với bầu không khí căng thẳng và bất an thì trường học hạnh phúc chỉ là điều viển vông.
Nhấn mạnh điều này, ông Đặng Tự Ân - Giám đốc quốc gia Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) - cho rằng, để làm được những điều lớn lao, cao xa, thì ngay từ bây giờ, mỗi thầy cô, cán bộ quản lý cần học cách làm những việc nhỏ bé, bình thường như: bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp.
Có Hiệu trưởng tâm sự: "Nghĩ việc gì tốt thì mình cứ làm đã, chứ để vươn tới hạnh phúc chắc còn xa lắm". Những việc tốt mà Hiệu trưởng đã và đang thực hiện nhằm đem đến cho học sinh một môi trường thân thiện, sáng tạo, phát triển toàn diện, cũng gián tiếp truyền cảm hứng cho đội ngũ, giáo viên.
Những lời khen, ghi nhận tích cực của phụ huynh, tâm lý thoải mái, vui vẻ của thầy cô giáo, giúp vị Hiệu trưởng càng thêm hạnh phúc và hứng khởi. Yếu tố quyết định để có được một trường học hạnh phúc là phải rèn luyện để mỗi người trong trường luôn có cách nghĩ tích cực; trong đó hiệu trưởng là người khởi nguồn và dẫn dắt, từ đó lan tỏa cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh." - ông Đặng Tự Ân chia sẻ.
Hãy "Quản lý mà không quản lý"
Ông Đặng Tự Ân trong buổi giao lưu do Báo GD&TĐ tổ chức.
Theo ông Đặng Tự Ân, Hiệu trưởng là người dẫn dắt, lan tỏa hạnh phúc trong nhà trường. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, Hiệu trưởng là người tiên phong, là linh hồn của trường. Hiệu trưởng có hạnh phúc, hạnh phúc ấy sẽ lan tỏa tới thầy cô, sẽ đem đến hạnh phúc cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhiều người trong xã hội.
Hãy "Quản lý mà không quản lý", việc của nhà lãnh đạo nhất quán, đó là mang lại sự tự do, toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về công việc cho nhân viên với tinh thần tự giác cao. Ngược lại họ luôn được Hiệu trưởng sẵn sàng hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm và cùng với với đó là sự khích lệ và động viên.
Ông Đặng Tự Ân cho rằng, vấn đề mấu chốt cuối cùng lại nằm ở việc: vậy Hiệu trưởng có dám tự nhìn nhận, dám bước ra khỏi "vùng an toàn" và thay đổi? Đây là trở lực vô cùng khó khăn.
Nếu hình dung nhà trường là một xã hội thu nhỏ và để xã hội ấy hạnh phúc, thì Hiệu trưởng với vai trò người lãnh đạo cao nhất cần thay đổi tư duy, cách nghĩ, quan điểm quản trị, cách thức điều hành, phải chuyển từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích, sự hài lòng của "khách hàng" lên hàng đầu.
Bên cạnh "lực đẩy" về hệ điều hành, không thể thiếu "lực kéo" là hệ giá trị, tầm nhìn chiến lược, khát khao đạt đến, sẽ dẫn dắt người chèo lái con thuyền giáo dục mỗi nhà trường đi đúng hướng và cán đích.
" Không khó để thấy rằng, ở các nhà trường, quyền lực cao nhất nằm trong tay Hiệu trưởng. Khi cơ chế còn nặng xin - cho, ban phát ân huệ, làm việc theo cảm tính thì hệ quả sẽ tạo ra những giáo viên câm nín, không dám có ý kiến trái chiều.
Vì thế, xây dựng môi trường học đường ấm áp, thân thiện, an toàn, dân chủ, không bị "bắt nạt" không chỉ có ý nghĩa với học sinh mà với cả giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng hãy đối thoại cởi mở dân chủ với giáo viên và học sinh. Giáo viên phải tạo cho học sinh nếp sống văn hóa dân chủ, bình đẳng trong trường học." - ông Đặng Tự Ân làm rõ thêm.
Hiệu trưởng - người dẫn dắt, lan tỏa hạnh phúc trong trường học Để hiện thực hóa trường học hạnh phúc, hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Đội ngũ này được coi là người dẫn dắt và lan tỏa hạnh phúc trong trường học. Trong giờ tập viết của HS lớp 1 Trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Thế Đại Tạo động lực Là giáo viên, việc đầu tiên...