Những tiệm kem ‘quốc tế’ ở Hà Nội
Thực khách ghiền kem không thể bỏ qua đặc sản kem kẹp Singapore, kem tươi Thổ Nhĩ Kỳ, hay gelato Italy… ngay tại Hà Nội.
Kem kẹp Singapore
Kem kẹp bánh là một trong những món ăn vặt đường phố phổ biến tại đảo quốc sư tử, với “tuổi đời” lên đến 50 năm. Kem kẹp là sự kết hợp của bánh mì sandwich “cầu vồng” mềm hoặc bánh xốp giòn tan với kem thơm ngậy. Menu kem kẹp có nhiều vị cho thực khách lựa chọn như chocolate, bạc hà chocochip, trà xanh, xoài, đậu đỏ, sầu riêng… Đồng giá 30.000 đồng một phần.
Địa chỉ: 13 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm
Kem kẹp Singapore. Ảnh: Đức Anh
Kem chặt Thổ Nhĩ Kỳ
Kem kiểu Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Dondurma, kết cấu cứng và khó tan chảy do đó còn được gọi là kem chặt – người bán hàng phải dùng đến dao để cắt thay vì muỗng múc. Người bán kem phải đảo liên tục để kem không đông cứng lại, giữ độ dẻo. Vị kem không quá ngọt, lâu tan và có hương thơm nhẹ. Giá kem từ 20.000 đến 40.000 đồng.
Nét đặc trưng của tiệm kem kiểu Thổ Nhĩ Kỳ là người bán mặc trang phục truyền thống thời Ottoman, trộn kem tạo ra tiếng leng keng vui tai và trêu chọc khách mua kem. Điều này khiến những tiệm kem luôn đông người xem và rộn tiếng cười.
Kem tươi gelato là món tráng miệng nổi tiếng trong ẩm thực Italy. Thực khách có nhiều lựa chọn tại Hà Nội khi muốn ăn gelato, ví dụ GioiA Gelati, Goofoo gelato, Gelato Italia… Giá từ khoảng 30.000 đồng một viên.
Địa chỉ: 19 Đặng Thai Mai, 219 Xã Đàn, 31 Tô Ngọc Vân…
4 món ngon từ cốm thơm đón Thu về dịu dàng, ngon 'xiêu lòng' người thưởng thức
Nếu bạn yêu thích cốm - thức quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội, hãy tranh thủ làm ngay 4 món ngon từ cốm dưới đây kẻo lỡ mùa bạn nhé!
Xôi cốm
Nguyên liệu:
Cốm khô: 300gr
Đậu xanh không vỏ: 100gr
Đường trắng: 50gr
Hạt sen khô: 30gr
Cùi dừa
Bột nở.
Nước mỡ gà (nếu không có mỡ gà bạn có thể thay thế bằng mỡ lơn hoặc dầu ăn)
Dụng cụ: nồi hấp hoặc nồi cơm điện.
Video đang HOT
Xôi cốm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế đậu xanh, hạt sen, cốm.
- Cốm khô cho vào bát ngâm qua nước lạnh, khoảng 2- 3 phút, sau đó rửa sạch bụi bẩn và vớt ra và để ráo nước.
Lưu ý: Không nên ngâm cốm lâu, như thế khi nấu cốm sẽ nhão và dớt.
- Đậu xanh ngâm với nước ấm từ 3 đến 4 tiếng để đậu xanh nở mềm trước khi đồ, sau đó rửa sạch để ráo nước. Hoặc có thể ngâm đậu xanh qua đêm để tiết kiệm thời gian sơ chế đậu xanh.
- Hạt sen cho vào bát ngâm nước khoảng 1 tiếng. (Nếu như nấu với hạt sen tươi thì bạn bỏ phần tâm sen đắng bên trong để tránh làm mất hương vị xôi và đem ngâm với nước khoảng 15 phút).
- Cùi dừa rửa sạch rồi nạo thành những sợi nhỏ.
Bước 2: Nấu chín hạt sen, đậu xanh.
- Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi nước đặt lên bếp đun sôi. (Lưu ý lượng nước phải sâm sấp mặt đậu xanh).
- Khi nước sôi bạn vặn nhỏ lửa để ninh đậu xanh đến khi hạt đậu bở thì tắt bếp, sau đó đổ ra bát tô để cho nguội rồi dùng muôi tán nhuyễn.
- Cho hạt sen vào trong nồi, thêm nước và đặt lên bếp đun sôi khoảng 15 phút, thêm 1 thìa cà phê bột nở đun thêm 10-15 phút cho hạt sen thật nhừ, đổ hạt sen ra rây (rá) rửa lại qua nước lạnh và để ráo.
Bước 3: Làm xôi cốm.
Cách 1: Nấu xôi cốm khô bằng nồi hấp
Trộn cốm với một chút nước mỡ gà rồi cho cốm vào nồi hấp. Ở dưới bạn cho lượng nước vừa phải, tránh nước sôi trào lên trên cốm. Tiếp tục cho hạt sen vào trộn đều cùng các nguyên liệu trong nồi hấp đến khi ngửi thấy có thơm hương cốm tỏa ra, nếm thử cốm nếu thấy dẻo, mềm là được.
Cách 2: Nấu xôi cốm khô bằng nồi cơm điện
Bạn cho cốm vào nồi cơm điện sau đó cho nước vào ngập cốm tương tự như khi các bạn nấu cơm. Nấu cho đến khi nồi bật chế độ giữ ấm thì các bạn dùng đũa xới cốm lên cho xốp sau đó cho hạt sen vào đảo đều và bật nồi ở chế độ nấu một lần nữa là được.
Bước 4: Thưởng thức.
- Xới xôi ra đĩa, đổ lên trên là một chút đường trắng cùng dừa nạo sợi (rắc thêm một chút vừng rang nếu có). Cuối cùng là thêm một chút đậu xanh mịn, trộn đều tất cả với nhau rồi thưởng thức. Xôi ăn nóng hay ăn nguội đều ngon.
Cốm xào
Nguyên liệu:
200gr cốm tươi (hoặc khô)
80-100gr đường cát trắng (hoặc tuỳ khẩu vị)
2 thìa nhỏ dừa bào hoặc cơm dừa và lá nếp hoặc lá sen nếu có.
Cốm xào
Cách làm:
- Đường hoà với một thìa canh nước lọc và đun đến khi sôi và sánh (hạn chế khuấy sẽ bị lại đường) khi đường đã sôi và sánh cho cốm vào (làm cách này thì hạt cốm sẽ giữ được và không bị nát mà cốm vẫn mềm dẻo).
- Nếu có nồi đất thì xào cốm bằng nồi đất cốm sẽ ngon và thơm hơn, còn không ta xào bằng chảo thường và dùng đũa hoặc thìa tre, gỗ đảo nhẹ nhàng thật đều cho cốm hoà quyện vào sốt đường bóng đẹp.
- Trình bày cốm ra đĩa có lót lá sen hoặc lá nếp vì cốm hợp với mùi lá sen hoặc lá nếp.
Chè cốm đỗ xanh
Nguyên liệu:
200gr cốm tươi
150gr đậu xanh cà vỏ
150gr đường trắng
3 muỗng canh bột năng
Nước cốt dừa
Gia vị thông dụng: nước vani, đường, muối
Chè cốm đỗ xanh
Cách thức chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cốm tươi dẹt mua về, đãi sạch với nước để vứt bỏ các hạt hỏng và hạt lép. Nếu bạn mua cốm khô, bạn cần ngâm với nước lọc trong khoảng 10 - 15 phút.
Cho đậu xanh đã tách vỏ ngâm trong 200ml nước lọc trong khoảng 4 - 6 tiếng đến khi hạt đậu xanh nở. Lọc đậu xanh qua rây lọc và bỏ phần nước ngâm đi.
Lấy 1 cái tô khác, hoà tan 3 muỗng canh bột năng với 3 muỗng canh nước lọc, khuấy đều để được hỗn hợp hoà tan hoàn toàn.
Bước 2: Hấp đậu xanh, giã nhuyễn
Đổ 150gr đậu xanh vào xửng hấp cùng 200ml nước, bắc nồi lên hấp ở lửa vừa.
Đậy nắp nồi, hấp trong khoảng 15 - 20 phút cho đến khi đậu xanh chín bở, mềm nhừ thì tắt bếp.
Cho phần đậu xanh đã hấp chín cùng 1 chút nước vào máy xay nhuyễn.
Sau đó, tiếp tục lấy tô rồi cho toàn bộ phần đậu xanh đã giã nhuyễn cùng 200gr cốm dẹp vào, dùng muỗng đảo đều để cốm và đỗ xanh được trộn đều với nhau.
Bước 3: Nấu chè cốm đỗ xanh
Đổ 1 lít nước lọc vào nồi, bắc lên bếp đun sôi thì cho 250gr đường phèn vào. Từ từ hạ lửa vừa, đun cho tan đường trong khoảng 5 - 7 phút.
Từ từ đổ chén bột năng hoà tan vào đun thêm khoảng 5 phút, dùng vá đảo đều tay liệc tục để tránh bột năng vón cục và nhanh cháy, dính vào đáy nồi.
Nêm nếm cùng nước đường vừa ăn tùy sở thích, bột năng vừa nấu cùng cốm dẹt và đậu xanh vào.
Khuấy đều để được hỗn hợp đặc sánh vừa phải, tắt bếp. Múc ra bát, rưới thêm chút nước cốt dừa và thưởng thức ngay thôi!
Chả cốm
Nguyên liệu:
100g cốm tươi
400g giò sống
100g mỡ lợn
100g thịt nạc vai xay
Gia vị: nước mắm ngon, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô.
Dầu ănLá sen hoặc lá chuối.
Chả cốm
Cách làm:
Chuẩn bị: Cốm để mềm. Nếu bạn sử dụng cốm khô thì vẩy thêm chút nước cho mềm ra. Cho mỡ phần cùng chút đường vào nồi nước và luộc chín, vớt ra, rửa sạch, thấm khô, thái hạt lựu nhỏ. Hành khô băm nhỏ.
Trộn và quết chả cốm: Cho giò sống, thịt nạc vai xay, mỡ lợn thái hạt lựu, cốm vào tô trộn. Thêm 1 thìa cà phê nước mắm (vì giò sống đậm vị rồi nên nêm ít mắm), 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu và hành khô băm nhỏ vào trộn đều. Chia từng phần rồi quết thật đều để giúp miếng chả được dẻo mềm, có chút dai bằng cách nắm từng nắm đập mạnh xuống lòng tô trộn, hoặc cho tất cả nguyên liệu vào túi nilon dày bôi chút dầu cho đỡ dính, để hé miệng rồi đập mạnh xuống bàn nhiều lần. Cho tới khi hỗn hợp thành một khối dẻo mịn, kết dính là đạt.
Nặn chả cốm: Đeo găng tay, lấy thìa múc từng ít một, vo tròn rồi ấn dẹp để lên lá chuối hoặc lá sen có quết lớp dầu nhẹ, làm lần lượt cho tới hết.
Hấp chả cốm: Cho chả cốm vào hấp khoảng 9-10 phút, lấy ra để nguội.
Chiên chả cốm: Chiên chả cốm ở lửa nhỏ vừa, trở đều để các mặt giòn vàng đều, vớt ra để giấy thấm dầu.
Chúc bạn thành công!
Cách nấu bún thang đặc sản Hà Nội ngon nhất tại nhà Cách nấu bún thang ngon chuẩn vị Hà Nội là nhờ kết hợp thêm hương vị rau mùi. Trong khi đó, món bún thang lươn đặc sản của Hưng Yên lại phát huy được hương vị thơm ngon nhất nhờ kết hợp tía tô. Rau mùi, tía tô đều là các loại rau thơm của Việt Nam, được ví như một phiên bản...