Những thói quen khiến cột sống người trẻ bị hỏng
Theo các chuyên gia về bệnh lý cột sống, ngày càng có nhiều người trẻ mới chỉ 30 tuổi đã phải vào viện vì thoái hoá cột sống.
Bệnh cột sống ngày càng trẻ hoá
Chị Nguyễn Thị Hợp (sinh năm 1989, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang phải điều trị thoái hoá cột sống cổ tại BV Việt Đức chia sẻ công việc của chị Hợp làm kế toán hàng ngày chị làm bạn với màn hình máy tính suốt 8 tiếng ở cơ quan, về nhà chị Hợp lại nhận thêm nhiều công việc khác để làm thêm. Vì làm việc quá nhiều cột sống bị ảnh hưởng nên từ 30 tuổi chị Hợp đã bị đau lưng trầm trọng.
Chị đi khám bác sĩ cho biết chị bị thoái hoá đốt sống cổ và cả đốt sống thắt lưng. Khi kiểm tra tư thế ngồi làm việc của chị Hợp, bác sĩ thấy lưng của chị cong xuống, cổ cũng cúi xuống để nhìn máy tính nhiều. Đây chính là thủ phạm khiến cột sống bị thoái hoá sớm.
Có thời điểm, chị Hợp kể mình không thể cho tay ra sau buộc tóc thậm chí với một chiếc bát trên tủ bếp cao cũng không giơ tay lên lấy được. Chị Hợp phải đi điều trị vật lý trị triệu một thời gian dài. Dù không con đau cấp tính nhưng mỗi ngày làm việc đều là ngày mệt mỏi với cột sống. Sáng sớm chị Hợp thường tranh thủ dậy sớm tập yoga với mong muốn cải thiện cột sống lưng của mình.
Còn anh Nguyễn Đức Thanh (sinh năm 1986, phố Trần Đại Nghĩa, Hà Nội) cũng khổ sở vì thoái hoá cột sống. Nguyên nhân chỉ vì thói quen của anh Thanh đó là nằm sofa xem tivi. Ngày nào sau khi đi làm về anh Thanh cũng nằm trên chiếc sofa xem tivi có lúc xem bóng đá tới nửa đêm. Bác sĩ cho rằng do thói quen nằm trên sofa quá nhiều xem tivi chính là tác nhân gây cong vẹo cột sống, cột sống không giữ ở tư thế sinh lý.
Thạc sĩ Trần Quốc Khánh – Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, cho biết anh thường xuyên gặp các bạn trẻ bị thoái hoá mà nguyên nhân chỉ vì thói quen sinh hoạt hàng ngày không đúng. Có trường hợp vừa làm văn phòng, mỗi ngày hút cả bao thuốc và bước sang tuổi 40 bệnh nhân đau lưng đi chụp thì phim Xquang cột sống đã thoái hoá như người gần 70 tuổi. Đây thực sự là điều đáng tiếc vì thói quen ngồi làm việc không đúng tư thế, cộng thêm hút thuốc đã khiến cột sống ảnh hưởng nặng nề. BS Khánh cho biết hút thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tim, phổi mà xương khớp cũng bị các chất độc của thuốc lá “đốt” dần dần.
Video đang HOT
Việc nằm trên ghế sofa ngủ nhiều người vẫn làm nhưng thực chất lại nguy hiểm cho lưng. Khi đó tư thế ngủ bị sai. Nằm lâu ở một vị trí không thuận lợi có thể làm hỏng lưng, gây hại cho cơ cổ và dần dần khiến cột sống thoái hoá.
Thạc sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ về bệnh lý cột sống
Dấu hiệu cần đi viện
Thạc sĩ Khánh cho biết cột sống có ba đoạn: cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. Các bệnh lý ở đoạn cổ và thắt lưng hay gặp nhất như thoái hoá đốt sống cổ, thoái hoá cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, đau thần kinh toạ, cong vẹo cột sống.
Nếu không có các biện pháp bảo vệ cột sống của chính mình thì bất cứ ai cũng có thể trở thành “bà còng” khi về già.
Các biện pháp cần thực hiện ngay, bác sĩ Khánh cho biết, cần ngồi đúng tư thế, luôn thẳng lưng. Khi làm việc nên để máy tính xa ngang tầm mắt, không nên cúi xuống nhìn điện thoại hay máy tính vì nó có thể gây nên trọng lực cho đốt sống cổ khi bạn phải cúi. Ngồi làm việc 60 phút cần đứng lên vận động chút, ưỡn ngực vặn nhẹ để cột sống được thư giãn.
Mọi người cần có thói quen thường xuyên tập thể dục. Các môn thể dục tốt cho cột sống như bơi lội, đạp xe. Khi bị cột sống không nên tập các môn bóng chuyền, cầu lông, tennis.
Dấu hiệu của bệnh lý cột sống cần đi tới bệnh viện, theo bác sĩ Khánh, khi cột sống có các dấu hiệu đau cột sống cổ hay thắt lưng kéo dài trên 2 tuần nếu trên 30 tuổi thì cũng nên đi khám ngay đặc biệt người từng bị chấn thương cột sống hoặc có tính chất công việc. Ngoài ra, khi có dấu hiệu tê bì tứ chi cũng nên kiểm tra vì có thể bệnh lý thần kinh cột sống. Khi nâng tay, gấp khuỷ tay khó hơn, xách đồ nặng cảm giác sợ rơi… đây có thể là bị ảnh hưởng của đốt sống cổ.
Tạo hình thân đốt sống bằng kĩ thuật bơm xi măng có bóng ở những bệnh nhân gù
Bơm xi măng sinh học có bóng tạo hình thân đốt sống đối với các bệnh nhân lún xẹp đốt sống do loãng xương, vừa giúp giảm đau lại vừa cải thiện được hình thể của đốt sống.
Hình chụp X-quang xẹp đốt sống do loãng xương của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, trước đây làm nông nghiệp, từng sinh 3 con, có tiền sử thoái hóa cột sống, loãng xương đang điều trị định kỳ, mật độ xương đo được khi nặng nhất là Tscore: -4,5.
Bệnh nhân được người nhà chở bằng xe máy, do sơ ý nên đi xe vào ổ gà, bệnh nhân bị xóc, mặc dù vẫn ngồi trên xe không ngã xuống nhưng vẫn bị bệt mông xuống ghế sau xe. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện đau lưng dai dẳng tăng dần, không lan xuống chân, đã uống một số thuốc nhưng không đỡ.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống chẩn đoán: Bệnh nhân bị xẹp đốt sống thắt lưng L1, chỉ định bơm xi măng có bóng vừa chỉnh gù, vừa giảm đau điều trị bệnh lý này.
Bóng được bơm lên bằng dụng cụ chuyên biệt giúp nong rộng thân đốt sống và nâng thân đốt sống xẹp lên tương đối về bình thường. Để kiểm soát quá trình thực hiện thủ thuật, bóng được bơm bằng chất cản quang an toàn tuyệt đối, cập nhật theo dõi và đánh giá mức độ hồi phục thân đốt sống qua màn huỳnh quang tăng sáng.
Sau đó thuốc cản quang được rút hết, bóng cũng được rút ra ngoài và tiến hành đưa xi măng vào thân đốt. Vì đã tạo được khoảng trống trong thân đốt sống nên xi măng được đưa vào dễ dàng, lượng xi măng nhiều (8 - 9ml) và bệnh nhân không đau trong quá trình tiến hành thủ thuật.
Ngay sau mổ 2 tiếng, bệnh nhân được đưa đi chụp phim x-quang kiểm tra và chỉ định ra viện. Bệnh nhân hết đau hoàn toàn, chỉ cần dùng kháng sinh dự phòng trước mổ 1 liều duy nhất.
Sau khi ra viện, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc loãng xương để điều trị nguyên nhân gây xẹp đốt sống.
Theo các bác sĩ, phương pháp bơm xi măng sinh học được chỉ định cho các trường hợp bị lún xẹp cột sống nặng có nhiều bệnh lý toàn thân phối hợp (đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh lý tuyến giáp, bệnh mạch vành, hô hấp... người cao tuổi). Lún xẹp đốt sống do chấn thương mà không vỡ tường sau đốt sống, u máu thân đốt sống lớn, các tổn thương u thân đốt sống có hay không có tiêu thân đốt sống (u di căn cột sống, đa u tủy xương, u tế bào ái toan...).
Nâng ngực, coi chừng bị biến chứng nặng nề Dù đã có không ít cảnh báo của các chuyên gia, bác sĩ thẩm mỹ về các tai biến có thể xảy ra sau nâng ngực, nhưng nhiều chị em vẫn ưa chuộng loại hình thẩm mỹ này. Trong số đó, nhiều trường hợp đã gặp phải tai biến nặng nề, hậu quả lâu dài... Bệnh nhân T.N.T, 30 tuổi quê ở Lạng...