Những sai lầm dễ mắc khiến dân văn phòng dù say giấc ngủ trưa nhưng người càng thêm mệt
Giấc ngủ trưa ngắn có tác dụng khiến bạn tỉnh táo hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều người lại thấy mình càng thêm mệt mỏi, uể oải, khó đảm bảo sức khỏe để học tập, làm việc tiếp.
Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng, mỗi ngày, chúng ta nên dành ra khoảng 15 – 20 phút để ngủ trưa. Bởi điều này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và tỉnh táo hơn trong những giờ làm việc buổi chiều. Thế nhưng, nhiều người lại gặp phải tình trạng đau đầu, mệt mỏi sau khi thức dậy. Vậy nguyên nhân đến từ đâu?
Ăn nhiều vào bữa trưa
Nhiều người thường mắc thói quen ăn trưa quá no, vì họ cho rằng phải ăn no buổi chiều mới không bị đói và làm việc tốt. Những việc này hoàn toàn sai lầm bởi khi bạn ăn no, dạ dày của bạn phải hoạt động mệt mỏi hơn, khiến cho cơ thể bạn cũng mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi.
Khi bạn ăn quá no khiến cho bạn khó tiêu làm ảnh hưởng tới tiến độ làm việc buổi chiều của bạn. Chính vì vậy, khi ăn trưa bạn nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no nhưng cũng không nên để mình bị đói sẽ dễ bị hạ đường huyết.
Video đang HOT
Theo trang Sleep Foundation, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu có liên quan mật thiết đến giấc ngủ trưa. Do khi bạn ngủ trưa quá lâu (khoảng 80 – 100 phút) thì cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông chuyển sang trạng thái ngủ sâu.
Trong khoảng thời gian này, quá trình ức chế của trung khu thần kinh cũng tăng lên và làm lượng máu lưu thông lên não bị giảm xuống, từ đó khiến quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Chính vì vậy, sau khi ngủ dậy, bạn thường sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời, đầu đau nhức, kèm theo hiện tượng chóng mặt, choáng váng.
Ngoài ra, việc bạn ngủ trưa quá dài còn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ buổi tối của bạn khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ buổi đêm.
Vì nơi làm việc thường không có chỗ nằm ngủ nên một số người chọn giải pháp là ngủ ngồi, hay gục ngay trên bàn làm việc của mình. Chính việc này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn.
Bởi khi bạn ngủ ngồi thì máu trong cơ thể không thể lưu thông tốt, cơ thể của bạn không hoàn toàn được thư giãn nghỉ ngời khiến cho nhịp tim của bạn không tốt. Do vậy, việc ngủ trong tư thế ngồi sẽ gây ra tình trạng thiếu máu lên não và dẫn đến hiện tượng đau đầu, tê chân tay, ù tai, mệt mỏi…
Không phải cứ tìm được chỗ ngủ trưa trống để đặt lưng xuống là có thể ngủ được ngay. Bởi nếu bạn ngủ trong những không gian chật hẹp, quá sáng, hay quá nóng hoặc quá lạnh, thiếu oxy… thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, cơ thể sẽ mất thân nhiệt rất nhanh, gây thiếu dưỡng khí, dễ bị cảm lạnh, khó chịu và dẫn đến tình trạng đau đầu sau khi thức dậy.
Thường thì những giấc ngủ ngắn buổi trưa sẽ kéo dài khoảng từ 10 – 20 phút. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ngủ dậy sẽ vẫn còn dư âm của giấc ngủ kéo dài từ khoảng vài phút đến nửa giờ. Chính vì vậy, nếu bạn làm việc ngay lúc này thì tình trạng đau đầu, mệt mỏi cũng sẽ xảy ra. Do đó, lời khuyên cho dân văn phòng là nên hoạt động nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút và uống một cốc nước cho tỉnh táo rồi mới bắt đầu làm việc trở lại.
Cứ buổi chiều là uể oải, buồn ngủ, phải làm sao?
Đối với một số người, dù không hề muốn nhưng cứ sau giờ nghỉ trưa là cơ thể... 'đình công'. Mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ khiến hiệu suất lao động buổi chiều thấp đến thê thảm. Nguyên nhân do đâu?
Từ 14 đến 16 giờ, nhiều người có cảm giác bản thân chậm chạp, mệt mỏi hơn bình thường - SHUTTERSTOCK
Đồng hồ bên trong cơ thể của bạn, hay nhịp sinh học, có thể giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy người ườn ra, chậm chạp sau bữa trưa, theo sciencefocus.
Nhịp sinh học được kiểm soát bởi một vùng nhỏ trong não gọi là nhân trên chéo (suprachiasmatic nucleus - SCN). Nó được coi là đồng hồ chủ, phát tín hiệu thời gian theo đường thần kinh mang tính chủ quan có điều chỉnh, khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối bằng cách gửi tín hiệu để cơ thể giải phóng hoóc môn melatonin gây ngủ, cũng làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Tuy nhiên, chúng ta cũng trải nghiệm một phiên bản thu nhỏ của quá trình này trong khoảng từ 14 giờ đến 16 giờ. Lý do giải thích điều này không rõ ràng, nhưng nghiên cứu cho thấy một số khía cạnh của nhịp sinh học có chu kỳ 12 giờ hoặc 24 giờ. Cảm giác mệt mỏi cũng có thể được tăng cường bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như ăn một bữa trưa nặng carb, không ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước, hoặc bị mất nước, theo sciencefocus.
Nếu bạn vật lộn với cảm giác mệt rã người thì chợp mắt một chút sau bữa trưa là một ý tưởng không tồi chút nào. Các nghiên cứu đã chỉ ra, một giấc ngủ ngắn từ 20 đến 30 phút có thể tăng cường sự tỉnh táo, sự chú ý và tâm trạng, thậm chí, có những công ty đã đầu tư túi ngủ tại nơi làm việc cho nhân viên của họ.
Trong trường hợp việc ngủ trưa không khả thi thì hãy đi dạo vào giờ ăn trưa. Ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học của chúng ta, giúp hiệu chỉnh SCN. Do đó, một "liều" ánh nắng mặt trời có thể hiệu quả như một giấc ngủ ngắn giúp bạn tỉnh táo vào giờ làm việc buổi chiều, theo sciencefocus.
4 sai lầm ngủ trưa khiến nhiều người uể oải chẳng thấy khỏe chút nào Giấc ngủ trưa tưởng ngắn nhưng cũng phải đúng cách kẻo cả buổi chiều sẽ thấy mệt mỏi hơn. Sai lầm 1: Cố gắng thức dù buồn ngủ Một số người cao tuổi thường mang tâm lý sợ ngủ trưa vì lo rằng ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm và thậm chí thức trắng đêm do không thể ngủ được. Bởi vì nỗi...