Những quán lẩu ngon ở Hà Nội
Dịp cuối năm và đầu năm mới, Ngoisao.net gợi ý cho bạn các địa chỉ ăn lẩu ngon, giá hợp lý để cùng người thân, bạn bè thưởng thức nhé.
- 19 Hòe Nhai, mở cửa từ tối đến 23h, giá khoảng 500.000 đồng/nồi cho 4 người ăn.
- Quán ở 246 đường Bưởi phải đặt chỗ từ sớm nếu bạn không muốn mất công đến đấy mà hết chỗ ngồi phải đi về. Quán chỉ mở cửa từ chiều tới tối, bốn người ăn no căng chỉ hết 450.000 đồng.
- Quán Ngọc Hằng trên đường Huỳnh Thúc Kháng, bán cả ngày, một nồi cho 4 người ăn có giá khoảng 500.000 đồng.
- Quán 70 Đốc Ngữ cũng nhận được nhiều lời khen của cả người miền Bắc lẫn dân Nam ra thưởng thức.
- Quán vỉa hè 102 Ngụy Như Kon Tum, nồi lẩu cho 2 người chỉ 120.000 đồng, chủ quán rất vui tính, mở cửa cả ngày.
2. Lẩu riêu cua
Lẩu riêu cua dễ ăn, không ngán đang được rất nhiều người yêu thích.
- Dọc phố Phó Đức Chính có rất nhiều quán lẩu riêu nhưng đặc biệt và đông khách nhất là quán 66 Phó Đức Chính. Một nồi lẩu cho 4 người có giá khoảng 400.000 – 500.000 đồng. Quán mở cửa đến 22h.
- Nhà hàng Guang, 269 Kim Mã với suất ăn cho 4 người gồm salad chanh leo, bò nướng sốt tiêu ăn kèm khoai tây chiên, chim câu hấp xôi, lẩu riêu cua bắp bò có giá khoảng 600.000 – 700.000 đồng.
- Quán vỉa hè ngã 3 Nguyễn Du – Lê Duẩn với đặc sản lẩu riêu cua sườn sụn, thêm chả cá khá ngon, giá lại bình dân, chỉ từ 300.000 – 400.000 đồng/nồi cho 4 người.
Video đang HOT
3. Lẩu ếch
- Quán Ngân Béo, 43 Trúc Bạch có hai loại nồi 700.000 đồng và 900.000 đồng cho lẩu ếch hoặc lẩu hải sản thập cẩm. Quán mở cửa 10h – 13h và 16h – 24h. Tuy nhiên, hơi bình dân, không thích hợp cho các cuộc gặp mặt lịch sự.
- Đầu ngõ 290 Kim Mã có quán lẩu ếch, ếch nướng rất được các bạn trẻ yêu thích bởi giá chỉ từ 300.000 đồng cho 5-6 người ăn.
- Quán rượu Sít trên phố Phó Đức Chính trước đây khi mới mở, quán được nhiều người khen, nhưng gần đây một số người chê đồ ăn không an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến cũng lâu.
- Quán Hà My – 83 Tôn Đức Thắng, ưu điểm sạch sẽ, giá cả phải chăng.
- Lẩu ếch Gật Gù trên phố Trương Định đặc biệt nổi tiếng trong giới thanh niên, sinh viên bởi giá lẩu rẻ giật mình: khoảng 160.000 đồng đến 190.000 đồng một nồi.
4. Lẩu ốc
Ở Hà Nội có rất ít các quán lẩu ốc.
- Quán Bà Lương nằm trong hẻm nhỏ ngõ Khương Thượng trên đường Trường Chinh có thâm niên 40 năm. Một nồi lẩu ốc cho khoảng 4 người ăn có giá 300.000 đồng.
- Hàng bà Téo 104-C6 Tô Hiệu, Cầu Giấy, giá một nồi lẩu cho 4 người là 250.000 – 300.000 đồng, sạch sẽ, nhưng khá đông. Nếu đi ôtô để xe không tiện.
5. Lẩu gà
- Quán 52 Trần Nhân Tông nổi tiếng với món lẩu gà đồi giấm bỗng. Nồi lẩu gà to cho khoảng 5-6 người ăn là 350.000 đồng, mở cửa từ 17h đến 24h.
- Nhà hàng lẩu gà Hỏa Lò với hai cơ sở ở 347 Âu Cơ và 162-164 Nguyễn Văn Cừ, giá khoảng 300.000 đồng/nồi cho 4 người ăn. Giá cả hợp lý, bạn có thể gọi thêm bò nướng ướp rất ngon.
- Gà Mạnh hoạch 265 Tô Hiệu, F101 A5 Kim Mã, 300.000 – 400.000 đồng/nồi cho 4 người ăn.
6. Lẩu cháo
Lẩu cháo lạ lạ, ấm lòng mùa đông, ngồi nhâm nhi bên bạn bè thì không còn gì bằng.
- Nam Dương Tửu Quán trên phố Hòe Nhai nức tiếng với món lẩu cháo chim thơm ngon, giá 350.000 đồng/nồi, có thể dành cho 4 người ăn.
- Lẩu cháo lòng số 4 Đào Duy Từ, ngay trước cửa Ô Quan Chưởng. Hàng đã mở từ lâu, lúc nào cũng đông đúc. Chỗ ngồi hơi chật chội.
- Lẩu cháo cá quả ở phố Nguyễn Cao.
- Lẩu cháo sườn phố Quán Sứ, 120.000 đồng.
- Quán nằm ngay đầu phố Vọng Đức, giá mỗi nồi lẩu dành cho 4 người ăn khoảng 200.000 đồng.
7. Lẩu cá kèo
- Trên dọc phố Văn Cao có rất nhiều quán đồ ăn miền Tây với cơm cháy kho quẹt, cá kèo nướng và đặc biệt là lẩu cá kèo. Nổi tiếng là quán Bà Sáu, một nồi có giá khoảng 400.000 đồng, cho 4 người ăn.
- Quán Con đường đặc sản ở 99 Ngụy Như Kon Tum và 71B Văn Cao. Đừng quên ăn bánh tráng cuốn thịt heo ở đây nhé.
- Quán Vườn Nam bộ, Tăng Bạt Hổ.
- Nhà hàng Phương Nam, số 2 ngõ 69 Chùa Láng. Xe máy để ngay trước cửa hàng, nhưng ôtô phải gửi ở Học viện Ngoại giao. Hãy lưu ý đặt chỗ trước, nếu không bạn sẽ phải đi về nếu đến vào giữa bữa trưa hoặc chiều tối ngày lễ Tết.
Hạt Tiêu
Theo ngôi sao
Xì xụp lẩu mùa đông
Trời Hà Nội càng xầm xì, càng lạnh, các hàng lẩu càng hân hoan và thực khách cũng phấn chấn lạ thường.
Lựa chọn cuối cùng cho mỗi bữa tụ tập tại các quán xá thường kết thúc bằng món lẩu. Tuy nhiên từ khoảng nửa tháng nay, do trời lạnh, lựa chọn này đã mau chóng trở thành món chính. Thậm chí có nhóm chỉ đi quán để ăn lẩu và chấm hết.
"Mùa này, khách ăn cơm canh giảm hẳn, thay vào đó là lẩu. Một món thường được gọi là cá chép om dưa cũng giảm. Lẩu bán nhiều hơn hẳn", một phục vụ quán bia trên phố Ngọc Hà, Hà Nội nói.
Món lẩu bò rất thông dụng - Ảnh: Ngọc Thắng
So với cách đây gần hai chục năm, khi lẩu bắt đầu xuất hiện đại trà tại Hà Nội, thì giờ chúng đã phong phú hơn trước rất nhiều. Từ chỗ chỉ có thịt bò, tim, cật nhúng tái với nước xương ninh, giờ vị nước dùng biến hóa từ mặn sang chua, và cả mặn ngọt nữa.
"Nhân" lẩu cũng có thêm cá, tôm, cua, ốc, ếch, bê, dê, chó... Nhờ thế, lẩu càng rõ tính chất "thập cẩm" hơn. Nói cách khác, các nhà hàng kết hợp đủ thứ thức ăn trên nền một món nước dùng. Món nước dùng này thậm chí có thể sền sệt - như ở lẩu cháo. "Ăn lẩu thích nhất là được đổi món, đổi vị liên tục. Cũng tiện khi đi đông người vì càng đông càng rẻ", chị Ngọc Minh, nhân viên văn phòng nói.
Lẩu Hà Nội nhiều lựa chọn thật. Lẩu ốc béo giòn đường Trường Chinh. Lẩu gà ghi danh phố Trần Nhân Tông với hương thơm dịu dịu của dấm bỗng, lại được pha chế thêm rượu nếp của nhà tự nấu. Muốn ăn lẩu ếch ngon mời đến phố Trúc Bạch, nhà Ngân béo. Ếch thịt tươi, nhúng vào nước dùng chua tự dưng săn lại, thu hết vị ngọt vào trong. Phố Phó Đức Chính nức tiếng lẩu riêu cua giá ngon - bổ - rẻ bất ngờ. Lẩu cháo sườn Quán Sứ. Lẩu rau củ quả Trần Hưng Đạo. Đến cả món lẩu phương Nam là lẩu mắm, trên phố Văn Cao cũng có luôn.
Đông khách nên nhân viên chạy bàn mướt mồ hôi. Một số nơi phục vụ không chu đáo như mùa nóng - mùa lẩu chậm, mỗi nhóm khách xác định phải chờ thêm 15-20 phút so với thời gian bình thường. Thậm chí, có những nơi còn "ép" khách.
Theo các bác sĩ, trời mùa đông, ăn lẩu giúp giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, người ăn lẩu cần chú ý 2 điều. Thứ nhất, nước lẩu có hàm lượng đạm cao nên khi ăn cần chú ý uống thêm nhiều nước. Thứ hai, việc tăng ớt (qua sa tế) có thể khiến da bị khô. Nếu cần ấm thêm, nên sử dụng thêm gừng vào nước lẩu, tất nhiên phải thích hợp với vị nước dùng.
Theo ihay
Lang thang ẩm thực Hà Nội vào ngày nghỉ lễ Nếu chưa có kế hoạch gì vào những ngày nghỉ lễ này, tại sao bạn không dành hẳn một ngày để thử khám phá Hà Nội qua ẩm thực nhỉ? Hà Nội luôn là một trong những thành phố nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, phong phú và cực kỳ tinh tế của Việt Nam. Một ngày để thưởng thức hết...