Những nguyên tắc cần nhớ và phác đồ điều trị bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp. Điều trị bệnh thủy đậu sớm theo đúng nguyên tắc và phác đồ là cơ sở để ngăn chặn bệnh tiến triển và rút ngắn thời gian điều trị.
1. Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do Varicella Zoster Virus gây nên, đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước trên bề mặt của cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tương đối lành tính, dễ điều trị và ít khi để lại biến chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, việc điều trị bệnh thủy đậu cũng cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhân định bao gồm:
- Bệnh thủy đậu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu : Bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây nên. Do đó, cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị nào có tác dụng đặc hiệu cho bệnh. Các điều trị được thực hiện trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu vẫn chủ yếu bao gồm các điều trị triệu chứng của bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh cơ thể: Đảm bảo vệ sinh cơ thể của người bệnh trong điều trị bệnh thủy đậu đóng vai trò quan trọng. Vệ sinh cơ thể tốt vừa giúp bệnh nhân hạn chế được nguy cơ xảy ra bội nhiễm, vừa giúp giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh ra xung quanh.
Để đảm bảo vệ sinh đúng cách bạn có thể tham khảo các hướng dẫn trong Vệ sinh nốt mụn thủy đậu, đặc biệt nốt mụn trong miệng an toàn.
- Thuốc kháng virus nên được sử dụng: Thuốc kháng virus nên được sử dụng sớm trong điều trị bệnh thủy đậu, tốt nhất trong vòng 24h kể từ khi có các biểu hiện triệu chứng phát ban của bệnh. Sử dụng thuốc kháng virus đúng cách trong điều trị thủy đậu có thể cải thiện đáng kể tiên lượng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh thủy đậu.
Điều trị bệnh thủy đậu cần được điều trị theo đúng nguyên tắc (Ảnh: Internet)
2. Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu
2.1. Điều trị kháng virus cho bệnh nhân thủy đậu
Như đã nói, mặc dù không phải là phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng điều trị kháng virus lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh tay chân miệng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm.
Loại thuốc kháng virus được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh tay chân miệng hiện nay là Acyclovir. Acyclovir là thuốc kháng Herpes Virus, nhưng cũng có tác dụng tích cực trên Varicella Zoster Virus, nên nó có thể được sử dụng trong điều trị bệnh thủy đậu. Thuốc gây ức chế tổng hợp DNA ở virus từ đó khiến virus không thể nhân lên được, trong khi không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của cơ thể. Do đó, nó làm giảm tổng lượng virus trong cơ thể, giảm mức độ nặng của bệnh và cải thiện đáng kể thời gian điều trị bệnh.
Liều lượng và thời gian sử dụng Acyclovir trong điều trị bệnh thủy đậu có thay đổi tương đối khác biệt giữa nhóm bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường và những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường thì Acyclovir cần sử dụng với liều 800mg x 5 lần trong vòng 24h, kéo dài từ 5-7 ngày thì đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm liều Acyclovir có thể phải tăng lên mức 10-12,5mg/kg/8h và sử dụng thuốc trong vòng 7-10 ngày liên tục.
Khi sử dụng thuốc kháng virus Acyclovir để điều trị bệnh thủy đậu, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng nếu dùng thuốc theo đường uống và cảm giác bỏng rát tại vị trí bôi thuốc nếu dùng thuốc theo đường ngoài da,…
Thuốc kháng virus nên được dùng sớm trong điều trị bệnh thủy đậu (Ảnh: Internet)
2.2. Các điều trị bệnh thủy đậu hỗ trợ
Hạ sốt
Hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu là một trong các điều trị hỗ trợ rất quan trọng. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C thì người bệnh có thể sử dụng các biện pháp vật lý để hạ sốt chẳng hạn như chườm mát, lau mát, mở bớt quần áo, không đắp chăn,…
Còn nếu bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ thì cần kết hợp thêm sử dụng Paracetamol để hạ sốt cho bệnh nhân. Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho bệnh nhân trong điều trị bệnh thủy đậu vì thuốc có thể gây nên hội chứng Reye rất nguy hiếm, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân.
Giảm ngứa
Ngứa ngáy tại các vị trí phát ban, mụn nước khiến bệnh nhân thủy đậu thường xuyên cào gãi dễ gây trầy xước, tổn thương da và khiến bệnh nhân bị bội nhiễm. Do đó có thể sử dụng các loại thuốc kháng Histamin H1 để giảm ngứa cho bệnh nhân trong điều trị bệnh thủy đậu. Những loại thuốc kháng Histamin hay được sử dụng hiện nay kể đến như clorpheniramin, loratadin, cetirizin, fexofenadin, acrivastin,…
Ngoài ra, để hạn chế tổn thương da gây nên bởi cào gãi do ngứa thì bệnh nhân thủy đậu nên cắt ngắn và mài nhẵn các móng tay của mình.
Video đang HOT
Sát trùng và vệ sinh da
Vệ sinh da và sát trùng da trong điều trị bệnh thủy đậu cần được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Các quan điểm kiêng nước, kiêng tắm hoàn toàn ở bệnh nhân thủy đậu là những quan điểm sai lầm, có thể khiến bệnh nhân bị bội nhiễm do không được vệ sinh tốt.
Người bệnh cần được vệ sinh da hằng ngày bằng cách tắm rửa sạch sẽ với nước sạch, sau đó làm khô da nhẹ nhàng rồi bôi dung dịch sát khuẩn tại các vị trí mà mụn nước đã bị vỡ. Xanh methylen là thuốc sát khuẩn thường dùng trong điều trị bệnh thủy đậu.
Sát khuẩn bằng xanh methylen giúp phòng chống bội nhiễm (Ảnh: Internet)
2.3. Điều trị tích cực các biến chứng của bệnh
Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh tương đối lành tính nhưng trong một số trường hợp thì bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi do thủy đậu,… Vì thế, trong trường hợp có biến chứng bệnh xảy ra thì những biến chứng này cần được xử trí tích cực song son với tiếp tục thực hiện các biện pháp điều trị bệnh thủy đậu cơ bản theo phác đồ.
Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định sử dung (theo kinh nghiệm hay theo kết quả kháng sinh đồ) nếu bệnh nhân có tình trạng bội nhiễm xảy ra, oxy liệu pháp có thể dùng nếu bệnh nhân suy hô hấp bởi viêm phổi do thủy đậu,…
3. Phòng chống lây nhiễm bệnh
Do thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ dàng lây từ người sang người vì thế trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu thì vấn đề phòng chống lây nhiễm bệnh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, không thể bỏ qua.
Một số biện pháp phòng chống lây nhiễm mà bệnh nhân cần ghi nhớ bao gồm:
- Bệnh nhân thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh cho người làm, cần nghỉ học và nghỉ làm cho đến khi khỏi bệnh.
- Các vật dụng vệ sinh cá nhân của bệnh nhân như quần áo, bàn chải, khăn lau,… cần phải được sát trùng sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây bệnh từ dịch tiết mũi họng của bệnh nhân phát tán thông qua hô hấp.
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản mà bệnh nhân cần nhớ trong điều trị bệnh thủy đậu và những điều trị cụ thể theo phác đồ. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra trong quá trình điều trị bệnh để có thể xử lý kịp thời.
Thủy đậu có mấy giai đoạn? Các giai đoạn khác biệt như thế nào?
Cũng như nhiều loại bệnh do virus khác, thủy đậu cũng phát triển theo từng giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng khá dễ nhận biết. Vậy các giai đoạn của bệnh trông như thế nào?
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự bùng phát của phát ban dạng mụn nước, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân mình, sau đó nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. Các giai đoạn của bệnh thủy đậu cũng được chia thành ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục.
Nhiều người có thể dễ dàng xác định một trường hợp mắc bệnh do đã ý thức về việc tiếp xúc với nguồn lây hoặc biết bệnh thủy đậu trông như thế nào. Việc nhận biết hình ảnh các giai đoạn của bệnh thủy đậu có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng phát ban tiến triển như thế nào và giúp quá trình hồi phục thuận lợi hơn; cũng như tránh được việc lây truyền virus cho người khác.
Các giai đoạn của bệnh thủy đậu cũng được chia thành ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục - Ảnh: verywellhealth
1. Các giai đoạn của bệnh thủy đậu
1.1. Giai đoạn ủ bệnh (tiếp xúc virus)
Mặc dù có vắc-xin ngăn ngừa bệnh thủy đậu nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị thủy đậu mà chỉ có các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng. Chưa kể đến, virus varicella-zoster rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Bất kỳ ai ai chưa từng bị nhiễm bệnh hoặc chưa được tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Virus chủ yếu lây lan khi chạm vào hoặc hít thở các hạt vi rút từ các mụn nước thủy đậu. Thủy đậu cũng có thể được truyền qua các giọt nước bọt nhỏ khi người bệnh nói chuyện hoặc hít thở. Đây là lý do tại sao bệnh thủy đậu có thể bùng phát thành dịch ở các lớp mầm non, nhà trẻ.
Bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đôi khi có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Người lớn mới bị nhiễm thủy đậu có nhiều khả năng bị nặng và biến chứng, bao gồm viêm phổi hoặc viêm não. Nếu cần điều trị, thuốc kháng vi-rút có thể được bác sĩ kê đơn để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ủ bệnh là khởi đầu các giai đoạn của bệnh thủy đậu; giai đoạn này thường kéo dài từ 10-21 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Giai đoạn này thường không có biểu hiện cụ thể nên rất khó để nhận biết.
Ủ bệnh là khởi đầu các giai đoạn của bệnh thủy đậu - Ảnh: verywellhealth
1.2. Giai đoạn khởi phát
Khởi phát là giai đoạn tiếp theo trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thủy đậu ở cả trẻ em và người lớn là nhức đầu, buồn nôn, đau cơ và khó chịu. Ngoài ra, chảy nước mũi và ho cũng là dấu hiệu rất phổ biến.
Giai đoạn khởi phát của bệnh thủy đậu có thể bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi virus di chuyển từ vị trí nhiễm trùng ban đầu (đường hô hấp hoặc mắt) đến các hạch bạch huyết. Từ đó, vi rút sẽ lây lan vào máu và gây ra các triệu chứng ban đầu giống như bệnh cúm.
Ngay cả trước khi các dấu hiệu bên ngoài của bệnh xuất hiện, chất tiết ở mũi, nước bọt và thậm chí là nước mắt chảy ra đều có khả năng lây nhiễm cực cao cho bất kỳ ai tiếp xúc với chúng.
- Xuất hiện các vết phồng rộp:
Phồng rộp bắt đầu sớm nhất là 10 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút. Đây là giai đoạn mà vi rút sẽ xâm nhập vào lớp trên cùng của da, cũng như các mạch máu nhỏ đi ngang qua lớp biểu bì.
Nhiễm trùng sẽ kích hoạt sự tích tụ nhanh chóng của chất lỏng ngay dưới bề mặt da và hình thành các mụn nước nhỏ. Mọi người thường mô tả phát ban ở giai đoạn này là "giọt sương trên cánh hoa hồng" do vẻ ngoài sáng, đối xứng và dịch gần như trong suốt.
Khởi phát là giai đoạn tiếp theo trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu - Ảnh: verywellhealth
- Vết loét miệng:
Ngay cả mụn nước trên da chưa xuất hiện, người bệnh có thể gặp tình trạng có mụn nước trên màng nhầy của miệng. Mặc dù chúng xuất hiện tương tự như trên da, nhưng các tổn thương ở miệng thường trông giống như những vết loét có vòng đỏ bên ngoài.
Bệnh thủy đậu có thể gây nên tình trạng đau đớn khi bắt đầu bùng phát, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Chúng có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau đường uống tại chỗ kết hợp với chế độ ăn uống nhạt và các thực phẩm được làm mát. Nên tránh đồ ăn cay nóng hoặc có tính axit như cà chua hoặc cam quýt.
1.3. Giai đoạn toàn phát
Toàn phát là giai đoạn có nhiều dấu hiệu đặc trưng nhất trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu. Hầu hết mọi người đều có thể xác được bệnh thủy đậu khi chuyển biến đến giai đoạn này.
- Phát ban ở giai đoạn đầu:
Tốc độ phát triển của các mụn nước thủy đậu vô cùng nhanh chóng. Phát ban sẽ bắt đầu như những chấm đỏ nhỏ trên mặt, da đầu, thân mình, cánh tay và chân trên. Sau đó, các mụn nước sẽ nhanh chóng lan rộng, bao phủ hầu hết cơ thể trong vòng 10 đến 12 giờ.
Nhiều mụn nước sẽ bắt đầu nhanh chóng và hình thành các mụn nước lớn hơn, có màu đục. Tình trạng ngứa ở giai đoạn này thường rất dữ dội. Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamine đường uống có thể được bác sĩ kê đơn để giúp người bệnh giảm ngứa và ngủ ngon hơn.
- Phát ban toàn diện:
Bệnh thủy đậu có thể lây lan sang các bộ phận của cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng, bao gồm lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu, mí mắt, hậu môn và bộ phận sinh dục.
Một số bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống kháng virus có tên là Zovirax (acyclovir) cho những người có hệ miễn dịch bị tổn hại để giảm nguy cơ biến chứng và bà mẹ mang thai để tránh gây hại cho thai nhi. Zovirax có hiệu quả nhất nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện phát ban đầu tiên.
Toàn phát là giai đoạn có nhiều dấu hiệu đặc trưng nhất trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu - Ảnh: verywellhealth
- Hình thành mụn mủ:
Nhiễm trùng tiến triển có thể dẫn đến sự hình thành mủ trong các mụn nước. Dịch mủ thực chất bao gồm các tế bào bạch cầu chết và vi khuẩn kết hợp với các mảnh vụn mô và dịch cơ thể.
Nhiều mụn nước sẽ tự vỡ ra hoặc nổi lớn lên do ma sát với quần áo, do đó người bệnh nên cố gắng để tránh làm trầy xước các mụn nước. Điều này không chỉ làm giảm sẹo mà còn ngăn ngừa sự lây lan của vi rút ngay cả sau khi vết thương đã vỡ.
1.4. Giai đoạn hồi phục
- Mụn nước đóng vảy:
Sau 4-5 ngày, các mụn nước mọc lên sẽ bắt đầu đóng vảy, cứng lại và tạo thành những vết lõm nhỏ trên da. Đây là giai đoạn mà tính lây lan của bệnh sẽ dần dần suy yếu và bắt đầu phục hồi.
Tuy đã tiến vào giai đoạn lui bệnh, nhưng bạn cũng hết sức cảnh giác vì các vết loét rất dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng thứ cấp này thường liên quan đến vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu, có thể gây ra các tình trạng sau:
- Chốc lở
- Viêm mô tế bào - một bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng tiềm ẩn
- Mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm trùng thứ cấp đôi khi có thể lây lan vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng da thứ phát có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ, uống hoặc tiêm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Viêm mô tế bào có thể cần phải nhập viện và truyền thuốc kháng sinh.
Bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng, cắt tỉa móng tay và tránh chạm vào vết thương hở hoặc vết mụn nước đang đóng vảy.
- Hồi phục:
Hầu hết nhiễm trùng thủy đậu sẽ hết hoàn toàn trong vòng hai tuần. Các mụn nước sẽ đóng vảy và khô đi, thời điểm này nguy cơ lây truyền bệnh cũng giảm đi rất nhiều.
2. Khi nào nên đi khám?
Cha mẹ có con nhỏ chưa được chủng ngừa cần nắm rõ các giai đoạn của bệnh thủy đậu - Ảnh: verywellhealth
Mặc dù phần lớn các trường hợp mắc thủy đậu đều không có biến chứng và có thể dễ dàng kiểm soát tại nhà, nhưng hãy gặp bác sĩ ngay nếu trẻ em hoặc bạn gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:
- Phát ban đỏ nhiều, nóng hoặc mềm
- Phát ban ở một hoặc cả hai mắt
- Sốt cao, mất phương hướng, cứng cổ, khó thở, run, nôn mửa và tim đập nhanh. Đó có thể là dấu hiệu của viêm não và nhiễm trùng huyết
Bệnh thủy đậu có thể được ngăn ngừa dễ dàng bằng vắc-xin Varivax. Hai mũi chủng ngừa thủy đậu được khuyến khích như một phần của tiêm chủng định kỳ cho trẻ. Nếu con bạn chưa được chủng ngừa thủy đậu, hãy trao đổi với bác sĩ để được tiêm chủng càng sớm càng tốt.
Và cha mẹ có con nhỏ chưa được chủng ngừa cần nắm rõ các giai đoạn của bệnh thủy đậu để chăm sóc trẻ tốt hơn; đồng thời xử trí sớm khi có dấu hiệu của biến chứng.
Ghi nhớ 5 lưu ý sau để dùng thuốc điều trị thủy đậu an toàn Sử dụng thuốc điều trị thủy đậu đúng cách là cơ sở để đảm bảo an toàn điều trị. Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh thì bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều, và đúng thời gian,... Bệnh thủy đậu là bệnh thường khá lành...