Việc tiêm ngừa các bệnh như sởi, cúm, quai bị, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai thực sự cần thiết để tránh cho người mẹ bị nhiễm bệnh này trong thai kỳ, có thể gây ra những biến chứng, dị tật cho em bé.
Tôi 30 tuổi và mong muốn sinh con thứ 2, vì thế mấy tháng nay tôi không dùng biện pháp tránh thai. Nhưng tôi được khuyên nên tiêm vắc-xin phòng sởi, cúm, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai. Xin hỏi nếu tôi đã có thai mà tiêm phòng thì có ảnh hưởng tới em bé không? Thời điểm tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là tốt nhất?
Trần Thị Thủy (Đà Nẵng)
Việc tiêm ngừa các bệnh như sởi, cúm, quai bị, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai thực sự cần thiết để tránh cho người mẹ bị nhiễm bệnh này trong thai kỳ, có thể gây ra những biến chứng, dị tật cho em bé.
Về thời điểm, theo khuyến cáo, nên tiêm các mũi vắc-xin trước khi mang thai như sau: Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng; tiêm phòng vắc-xin sởi – quai bị – Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng và tiêm ngừa vắc-xin cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
Do các loại vắc-xin được sản xuất từ virus giảm độc lực nên có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ mang thai trước và trong thời gian khuyến cáo.
Tuy nhiên, tỷ lệ nguy cơ cũng chưa có nghiên cứu đầy đủ. Do đó, khi có kế hoạch mang thai, tốt nhất cần dùng biện pháp tránh thai trong thời điểm tiêm vắc-xin như khuyến cáo. Nhưng nếu bạn đang mang thai mà lỡ tiêm vắc-xin vẫn có thể tiếp tục thai kỳ, khám thai định kỳ, kiểm tra sức khỏe thai nhi và bé sau sinh.
Trong trường hợp bạn chưa tiêm vắc-xin, cũng chưa biết liệu mình đã có thai hay chưa, thì bạn chưa vội tiêm vắc-xin mà đợi đến khi xác minh được mình đã có thai hay chưa.
Nếu bạn đã có thai, bạn không tiêm các loại vắc-xin trên nữa mà cần chú ý giữ gìn sức khỏe , bổ sung dinh dưỡng cân bằng, vitamin đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp em bé phát triển tốt.
Nếu chưa có thai thì nên đợi cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại bình thường. Sau đó, có thể tiêm các loại vắc-xin trước khi mang thai, đợi đủ tháng giãn cách theo khuyến cáo đồng thời chuẩn bị tốt về tâm lý, sức khỏe (ăn uống, nghỉ ngơi, uống vitamin với axit folic và sắt) để sẵn sàng mang thai khi có thể.
Vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella: Nên chọn tiêm loại vaccine nào mới tốt?
Dù cho đã biết việc tiêm phòng là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả, nhiều người vẫn còn phân giữa vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella, liệu tiêm loại vaccine nào mới tốt?
Trên thị trường hiện nay có 2 loại vaccine phòng sởi là vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella. Mỗi loại vaccine đều có nhưng ưu điểm, công dụng riêng. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ về mỗi loại để từ đó có thể lựa chọn mũi tiêm phù hợp cho trẻ nhỏ.
1. Điểm khác nhau giữa vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella là gì?
Tuy rằng đây là 2 loại vaccine có tác dụng ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả ở cả người lớn và trẻ em, vẫn có những khác nhau nhất định trong công dụng và lịch chủng ngừa của từng loại. Vậy chính xác vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella có gì khác nhau?
Vaccine sởi đơn hay vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella đều có tác dụng ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả ở cả người lớn và trẻ em (Ảnh: Internet)
1.1. Vaccine sởi đơn
Vaccine sởi đơn là một loại vaccine đơn giá và được nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vaccine sởi đơn có thể được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên đến 11 tháng tuổi. Mũi thứ 2 được tiêm lại sau khi trẻ đủ 15 tuổi trở đi và có thể ngăn ngừa sởi và rubella.
1.2. Vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella (MMR)
Khác với vaccine sởi đơn, đây là một loại vaccine tam giá và không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Loại vaccine này có thể giúp người chủng ngừa phòng tránh 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm sởi, quai bị, rubella.
Tuỳ thuộc vào độ tuổi mà phác đồ tiêm vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella sẽ khác nhau. Trong đó:
- Với trẻ từ đủ 12 tháng đến 7 tuổi. Mũi 1 tiêm lần đầu khi trẻ đủ 12 tháng, mũi thứ 2 cách mũi 1 tối thiểu 6 tháng. Mũi nhắc lại thứ 3 được tiêm khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi hoặc có thể sớm hơn nếu có dịch bùng phát.
Vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella là một loại vaccine tam giá và không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Ảnh: Internet)
- Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn, mũi số 1 là mũi tiêm đầu tiên. Mũi nhắc lại thứ 2 cách mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng. Trong đó cần lưu ý đối với phụ nữ, nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vaccine phòng sởi - quai bị - rubella trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng.
2. Nên chọn tiêm vaccine sởi đơn hay vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella?
Trên thực tế, tất cả các loại vaccine, bao gồm cả vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella đều đã được chuyên gia y tế kiểm chứng là an toàn cho sức khoẻ người sử dụng. Các loại vaccine này rất ít tác dụng phụ. Phản ứng thường gặp nhất sau tiêm đa phần xuất hiện ở trẻ em như sốt nhẹ, sưng, đỏ nhẹ ở vùng tiêm. Những phản ứng này là thông thường và có thể tự khỏi sau 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị y khoa.
Tuỳ theo nhu cầu cũng như kinh tế của mỗi gia đình mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn vaccine sởi đơn theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hay tiêm dịch vụ mũi vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella đều được. Cần lưu ý lựa chọn những trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trung tâm tiêm chủng uy tín cần phải có nguồn vaccine chất lượng, được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, đồng thời có kiểm tra sức khỏe cơ thể trước và sau khi tiêm.
Trên thực tế hiện nay, nhiều cơ sở y tế, bệnh viện thường xuyên ở trong tình trạng quá tải khiến nhiều người có tâm lý ngại xếp hàng, chen chúc, chờ đợi rất lâu để đến lượt khám và tiêm phòng. Đặc biệt nếu ở trong những ngày cao điểm của mùa dịch, tình trạng khan hiếm vaccine là lý do khiến cho trẻ nhỏ thường bị nhỡ lịch tiêm. Nếu có điều kiện, phụ huynh có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ để tiện lợi và đảm bảo đúng lịch tiêm chủng của trẻ nhỏ.
Hà Nội: Một sản phụ tử vong nghi do sốc phản vệ tại Bệnh viện Đức Phúc? Một sản phụ vào Bệnh viện Đức Phúc do đặt nhiều phôi đậu và được các bác sĩ chỉ định giảm thiểu sau đặt phôi. Trong quá trình đó, sản phụ được các bác sĩ thực hiện thủ thuật nhưng bị sốc phản vệ gây ra tử vong. Theo phản ánh của gia đình sản phụ sản phụ L.Q.H (27 tuổi) được PGS.TS....
Tin mới nhất
4 vấn đề sức khỏe bạn sẽ gặp phải khi viêm gan B chuyển biến thành ung thư gan
11:47:14 20/04/2021
Người đã mắc bệnh viêm gan B thường có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan nên hãy chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ nhé!
Những loại trái cây giúp nhanh tăng cân
11:45:22 20/04/2021
Muốn tăng cân nhanh cần rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là ăn uống. Trái cây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong thực đơn để giảm cân nhưng ít ai biết rằng, một số loại trái cây lại có thể giúp tăng cân hiệu quả.
Uống nhiều thức uống có đường làm tăng nguy cơ vô sinh?
11:42:38 20/04/2021
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều thức uống có đường, soda ăn kiêng mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ vô sinh.
Những người tuyệt đối không nên ăn đậu phụ
11:38:42 20/04/2021
Người bị bệnh gout, suy tuyến giáp, tiêu hóa kém, viêm dạ dày... không nên ăn nhiều đậu phụ vì rất có hại cho sức khỏe.
"Lật mặt" miếng dán thải độc chân dưới góc nhìn của chuyên gia Mỹ: Lợi đâu chưa thấy đã tốn tiền và hỏng… da chân
11:35:55 20/04/2021
Nhiều người đã lâm vào cảnh tiền mất tật mang khi nghe những lời quảng cáo có cánh về miếng dán thải độc chân, liệu nó có thực sự tốt như vậy?
"Độc lạ" phòng xét nghiệm tới nhà lấy mẫu ở TP Thủ Đức
11:34:13 20/04/2021
Phòng xét nghiệm thực hiện dịch vụ lấy mẫu của người dân tận nơi trong khu vực và các vùng lân cận, cam kết đảm bảo quy trình, thời gian lưu trữ mẫu, kỹ thuật an toàn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
Người bệnh thận cần hoạt động thể lực thế nào?
11:31:08 20/04/2021
Khi bị bệnh thận, chức năng thận bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh thận cần lựa chọn loại hình thể dục và nên tập luyện phù hợp.
Hút chân không thực phẩm có phải là “kẻ tội đồ” sản sinh độc tố Botulinum gây ngộ độc chết người?
11:29:08 20/04/2021
Hiện nay, hút chân không thực phẩm chế biến sẵn được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, sau vụ ngộ độc Botulinum do pate chay, nhiều người băn khoăn về việc thực phẩm hút chân không có an toàn trước sự tấn công của vi khuẩn Clostridium...
10 tác dụng tuyệt vời của quả ổi
11:22:30 20/04/2021
Ăn ổi giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đau khi tới chu kỳ kinh nguyệt và giúp trái tim khỏe mạnh.
Những sai lầm trong sử dụng thuốc dạng xịt
11:20:17 20/04/2021
Các thuốc dạng xịt thường được dùng để điều trị một số bệnh đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay hen phế quản, viêm mũi, viêm xoang...
6 khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng từ Bộ Y tế
11:17:42 20/04/2021
Bệnh tay- chân- miệng (TCM) đang được ghi nhận có sự gia tăng về số lượng và biến chứng nguy hiểm trên địa bản TP.HCM cũng như nhiều địa phương.
Làm đẹp bằng botulinum có an toàn?
11:14:19 20/04/2021
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum mang độc tố Botulinum (BTX) dù chỉ với lượng rất nhỏ, nhưng có thể khiến người bị nhiễm độc gặp phải các tai biến nặng nề. thậm chí tử vong.
Mách bạn 7 loại thực phẩm giàu cholesterol tốt cho cơ thể
11:11:45 20/04/2021
Cholesterol là một loại chất sáp thường được tìm thấy trong cơ thể con người và trong các sản phẩm từ động vật như thịt, trứng và sữa. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất hormone, vitamin D và mật cần thiết cho quá tr...
Vì sao mỡ nội tạng nguy hiểm với nam giới?
11:09:44 20/04/2021
Vòng hai lớn bất thường khiến nam giới tự ti, khó chọn trang phục phù hợp và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nồng độ phấn hoa làm tăng ca nhiễm SARS-CoV-2?
11:06:06 20/04/2021
Khi nồng độ phấn hoa trong không khí cao hơn, có thể thấy tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 tăng. Đây là kết luận của một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia đến từ trường Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) và Helmholtz Zen...
Trở ngại trong điều trị sớm làm tăng nguy cơ liệt của người mắc bệnh chảy máu khó cầm
11:03:47 20/04/2021
Người bệnh Hemophilia (máu khó đông) khi có dấu hiệu chảy máu nếu được điều trị kịp thời sẽ tránh được tổn thương, biến chứng.
[Infographic] Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về tiêm vắc xin phòng COVID-19
11:02:01 20/04/2021
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca cho gần 80.000 người là các lực lượng tuyến đầu chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố, đảm bảo an toàn tối đa theo phương châm Tiêm đến đâu an toàn đến đó.
Sai lầm khi ngâm rau củ trong nước muối
10:58:30 20/04/2021
Rửa rau cần trải qua các bước nhất định để vừa đảm bảo sạch bụi bẩn, hóa chất song không làm mất đi vitamin tốt cho sức khỏe.
Mẹo đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa cho người bận rộn
10:57:06 20/04/2021
Ăn nhanh, nhai không kỹ hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi sẽ gây mất tập trung, nuốt nhiều không khí khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm
Giảm cân bằng mật ong vừa ngọt ngào vừa có lợi cho sức khỏe
10:53:08 20/04/2021
Bạn có thể cho mật ong và quế vào tách trà uống hàng ngày hoặc uống nước chanh, mật ong ngay khi mới ngủ dậy.
'Anh lẽ ra đã bị chôn rồi'
10:50:51 20/04/2021
Lượng bệnh nhân trẻ mắc Covid-19 ở Brazil ngày càng tăng chưa rõ nguyên nhân. Có những trường hợp ở độ tuổi 20 mắc bệnh, cơ thể bị đã suy nhược như người 90 tuổi.
Thủ phạm không ngờ khiến nhiều người bị hôi miệng dai dẳng
10:48:53 20/04/2021
Hơi thở của bạn luôn có mùi dù vệ sinh răng miệng thường xuyên và không mắc bệnh lý nào? Nguyên nhân rất có thể chính là những hạt như bã đậu trong khoang miệng.
Hải sản, món ăn ưa thích nhưng không phải ai cũng biết cách chọn an toàn
10:44:51 20/04/2021
Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thỉnh thoảng mới gây ngộ độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện…
Nghiên cứu mới cho thấy ăn nhiều ớt có thể liên quan đến suy giảm trí nhớ
10:43:23 20/04/2021
Như bạn đã biết thì ăn quá nhiều ớt sẽ gây ra tình trạng đổ mồ hôi, bỏng rát cổ họng và chảy nước mắt. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã bổ sung thêm những mặt có hại của việc sử dụng quá nhiều ớt, thậm chí có thể gây mất trí nhớ và ...
Chuyên gia Nga cảnh báo các loại thực phẩm nam giới không nên lạm dụng
10:37:17 20/04/2021
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Yevgeny Kulgavchuk, nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng người Nga đã cảnh báo những loại thực phẩm mà tốt hơn hết là nam giới không nên lạm dụng.
Đoán tuổi thọ thông qua việc uống nước: Nếu mỗi lần uống nước đều đối mặt với 5 tín hiệu bất thường này, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt
10:35:43 20/04/2021
Thông thường, việc uống nước đúng cách sẽ có lợi cho cơ thể của bạn. Nhưng nếu sau khi uống, bạn liên tục nhận ra các tín hiệu bất thường này thì cần đi kiểm tra sức khỏe.
Chuyên gia cảnh báo da bị "cháy nắng" có thể gây ung thư da
10:32:53 20/04/2021
Có thể bạn chưa biết, ung thư tế bào đáy còn được biết là loại ung thư da thường gặp nhất và chiếm tới 75% các loại ung thư da gặp phải. Nguyên nhân gây ung thư da có thể do bị cháy nắng.
Mẹo chữa nấc cụt nhanh chóng, hiệu quả
10:30:02 20/04/2021
Dù không nguy hiểm nhưng nấc cụt gây khó chịu, mệt mỏi và bất tiện cho người bị nấc. Lúc này, hãy áp dụng những cách chữa nấc cụt an toàn, hiệu quả mà không bị nấc lại.
Nam thanh niên ở Anh bị suy tim do uống nước tăng lực liên tục
05:17:39 20/04/2021
Bệnh nhân 21 tuổi được ghi nhận tại Anh, đã hồi phục sau 4 tháng nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ nhận định người này có nguy cơ bị đột quỵ, tử vong rất cao.
Căn bệnh âm thầm triệu người mắc khiến xương người phụ nữ vỡ vụn
05:16:02 20/04/2021
Một cú ngã trên biển khiến người phụ nữ 57 tuổi bị gãy vụn đốt sống. Có đến gần một nửa phụ nữ trên 60 tuổi mắc bệnh này.