Những người tuyệt đối không được ăn cua đồng
Cua đồng là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình, cũng là thực phẩm bổ dưỡng giàu canxi. Dù thế, không phải ai cũng nên ăn cua đồng thường xuyên, thậm chí, có những người nên nói không với món ăn làm từ cua đồng.
Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.
Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.
Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn. Ảnh: internet.
Người bị hen, cảm cúm
Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
Phụ nữ có thai
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị bệnh gout
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.
Lưu ý khi ăn cua đồng:
- Sau khi làm sạch, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra. Hiện nay, ở các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch.
- Khi chế biến cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ. Nên mua cua về tự làm.
Theo Phương Vy
Người đưa tin
[Chế biến] - Canh cua nấu khoai sọ, rau rút
Canh cua rau muống khoai sọ vốn là món ăn dân dã đồng quê nhưng được rất nhiều người yêu thích và trở thành đặc sản.
Nguyên liệu:
- Cua đồng: 300 g
- Khoai sọ: 5 củ
- Rau rút: 1 mớ
- Rau muống: 1/2 mớ
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính
Cách làm:
- Cua đồng mua về rửa sạch, xóc lại nhiều lần với muối, xé mai bóc yếm, phần thịt cho vào cối giã nhuyễn lọc lấy nước cốt. Phần mai khêu lấy gạch.
- Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, đeo bao tay bóp kỹ với muối cho khỏi ngứa và nhớt, bổ đôi cho vừa ăn. Rau muống, rau rút nhặt bỏ phần già, rửa sạch để ráo. Hành khô bóc vỏ thái mỏng
- Cho 1 thìa nhỏ muối vào nồi nước cua, quấy đều, bắc lên bếp. Khi thấy thịt cua kết tủa, đóng bánh và nổi lên trên. Dùng muôi thủng hớt thịt cua để ra bát riêng.
- Cho phần khoai sọ vào phần nước dùng còn lại, đun chín nhừ.
- Trong khi chờ khoai sọ chín, bắc một chảo nhỏ lên bếp, đun nóng 3 thìa dầu ăn, phi thơm hành khô với dầu ăn, cho gạch cua vào đảo đều để lấy màu rồi cho vào nồi nước cua.
- Khi khoai sọ đã chín nhừ cho lần lượt rau rút rồi rau muống vào đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Cho phần thịt cua lúc nãy vào nồi, đun sôi trở lại, cho bột ngọt, tắt bếp múc ra bát
Thành phẩm:
- Canh cua đóng váng, nước dùng ngọt tự nhiên, phần riêu mềm, xốp không bị bã, dậy mùi cua, khoai sọ chín bùi, rau muống, rau rút chín tới, vẫn giữ được màu xanh và độ giòn. Món canh này mà ăn kèm vài quả cà muối nữa thì thật tuyệt vời cho bữa cơm ngày hè nóng bức.
Lê Nguyên
Theo Ngoisao.net
[Chế biến] - Canh riêu cua đậu phụ ăn "đã miệng" trong ngày nắng Canh riêu cua đậu phụ sẽ giúp cả những người ngán ăn nhất thấy ngon miệng trong thời tiết nóng nực. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - 300g cua đồng - Cà chua: 2 quả - Me hoặc sấu: 1-2 quả - Hành khô: 2-3 củ - Hành hoa, rau răm - Gia vị, hạt nêm, bột canh, mì chính. - Rau...