Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam
Hiện tại chưa có phương pháp xét nghiệm để biết bệnh nhân có bị mắc giun rồng hay không trước khi các triệu chứng xuất hiện, chỉ khi giun chui ra thì mới biết là bị bệnh.
Người bệnh với những dấu vết do giun rồng gây ra. (Ảnh: PV/Vietnam )
Ngày 15/5, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thông tin, các bác sỹ của bệnh viện tiếp nhận người bệnh T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại xã Thượng Long, huyện Yên Lập, Phú Thọ) đến khám do mắc giun rồng.
Đây là bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.
Người bệnh đến bệnh viện khám trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, không ngứa, không đau. Trên cơ thể các vùng tổn thương tại hông trái, dưới đùi chân trái, bắp chân phải và vùng cổ phải.
Bệnh nhân làm nông nghiệp, khoảng 1 tuần trước khi nhập viện thấy nốt sần, rát bên hông trái, ngứa, đau, sưng. Do không nhìn được nên bệnh nhân cũng chỉ nghĩ có thể là mụn, hoặc con gì đốt. Sau 5 ngày bệnh nhân phát hiện nốt nổi tại vùng gối trái của mình hơi sưng có mủ tự vỡ. Người bệnh rút được khoảng 10cm thì đứt và lên bệnh viện để kiểm tra, đồng thời tại đây rút được thêm 40cm giun nữa.
Hiện tại người bệnh không ngứa, tại vùng cổ phải và vùng chân phải xuất hiện đường ngoằn nghèo, có kèm nốt sưng đỏ.
Video đang HOT
Các bác sỹ của Bệnh viện Đặng Văn Ngữ đã tiến hành thăm khám, cho người bệnh. Thông qua hình ảnh siêu âm có thể nhận thấy rõ vị trí mặt trong dưới đùi trái – nơi giun chui ra khỏi người bệnh nhân, nằm dưới lớp mỡ dưới da, ngoài bao cơ liên tiếp với lỗ dò cũ trên da có tổn thương.
Vị trí mặt sau dưới đùi phải và ở cổ, nằm trong và dưới lớp mỡ dưới da, ngoài bao cơ có tổn thương, tuy nhiên hình ảnh “đường ray” chưa quan sát được rõ.
Theo Phó giáo sư Đỗ Trung Dũng – Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, hiện tại bệnh chưa có phương pháp xét nghiệm để xem mình có bị mắc giun rồng hay không trước khi các triệu chứng xuất hiện, chỉ khi giun chui ra thì mới biết là mình bị bệnh. Cùng với đó cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh, phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là dùng biện pháp lôi loại bỏ được hết con giun đó ra khỏi cơ thể người.
Bác sỹ siêu âm, kiểm tra cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam )
Tập tính của giun rồng trong cơ thể là xu hướng chui ra ngoài cơ thể thông qua vùng da, cũng có nhiều trường hợp giun không tự chui ra nó tự động chết ở phần dưới da. Khi người bệnh mắc giun rồng, không tự ý sử dụng thuốc, trích chích hay phẫu thuật, mà cố gắng dùng que quấn lôi dần giun ra khỏi cơ thể mình.
Phó giáo sư Đỗ Trung Dũng nhấn mạnh tuyệt đội không làm đứt giun, bởi khi giun bị đứt sẽ phát tán khiến ấu trùng giun và chất độc trong thân giun giải phóng theo đường đi của giun cái, làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Khi lấy giun ra khỏi cơ thể người bệnh cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh tránh phán tán mầm bệnh ra cộng đồng.
Để chủ động phòng chống bệnh giun rồng, bác sỹ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn đồ sống, thực phẩm chưa nấu chín, chỉ uống nước đã đun sôi. Người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi lao động. Khi có biểu hiện bất thường như nổi nốt sẩn, ngứa dai dẳng… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Phòng bệnh là biện pháp duy nhất hiệu quả hiện nay./.
Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông
Đến khám với nhiều vết loét nhỏ trên chân tay, các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông mắc bệnh giun rồng - một loại ký sinh trùng hiếm gặp.
Giun rồng có thể chui ra ngoài qua da người bệnh. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn.
Người đàn ông 44 tuổi vào khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ), với nhiều vết loét nhỏ trên chân, tay. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ xác định anh mắc bệnh giun rồng Dracunculus.
Ca bệnh này không chỉ cảnh báo nguy cơ tái bùng phát căn bệnh đã bị lãng quên mà còn cho thấy mối nguy vẫn âm thầm tồn tại ở các vùng nông thôn, nơi người dân còn duy trì thói quen ăn cá sống, uống nước chưa đun sôi.
Bệnh giun rồng (Guinea worm disease - GWD) do loài ký sinh trùng Dracunculus medinensis, hay còn gọi là giun Guinea, gây ra. Đây là một trong những loại giun ký sinh lớn nhất ảnh hưởng đến con người.
Loài giun này xâm nhập vào cơ thể người và động vật chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm có chứa xác của giáp xác nhỏ nhiễm ấu trùng giun.
Cận cảnh giun rồng được lấy ra từ cơ thể người bệnh. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn.
Khi một người uống nguồn nước nhiễm giun này, vỏ bọc của ấu trùng giun rồng sẽ bị hòa tan bởi axit dạ dày, giải phóng ấu trùng vào cơ thể. Người nhiễm giun rồng có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như tổn thương da, nhiễm trùng huyết, tổn thương cơ, biến chứng thần kinh.
Thực tế, từ năm 2021, Việt Nam đã ghi nhận 24 ca nhiễm giun rồng. Riêng tại huyện Tân Sơn đã có đến 6 ca, phân bố tại các xã Thạch Kiệt (4 ca), Thu Ngạc (1 ca) và Long Cốc (1 ca). Đặc điểm chung, bệnh nhân đều là nam giới, có thói quen sử dụng thực phẩm tái, sống.
Giun rồng khi trưởng thành có thể dài tới 1,2 m. Sau thời gian ủ bệnh trong cơ thể, loài ký sinh trùng này chui ra ngoài qua da gây viêm, sưng đau dữ dội. Nếu không được xử lý đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng nặng, thậm chí tàn phế. Đáng lo ngại hơn, đến nay, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh giun rồng.
Do đó, chủ động phòng bệnh là giải pháp duy nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tuân theo các nguyên tắc an toàn sau:
Chỉ ăn thực phẩm đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội
Tuyệt đối tránh ăn đồ sống, tái, nhất là cá nước ngọt
Giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như sưng đỏ, đau rát, nổi mụn nước ở tay chân hoặc sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt Năm 1998, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát chứng nhận Việt Nam là quốc gia không có giun rồng nhưng đến năm 2020, loài ký sinh trùng bắt đầu xuất hiện trở lại. Bác sĩ dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, Chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện ký sinh trùng tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhận biết bệnh zona thần kinh ở mắt

Cung cấp đủ nước trong mùa nắng nóng: Việc nhỏ, tác dụng lớn

Măng tươi ngon nhưng đại kỵ với 6 nhóm người này

Gần 400 viên sỏi trong túi mật người phụ nữ

Cảnh báo gia tăng các bệnh về da trong mùa mưa

Uống trà xanh mỗi ngày có tốt?

Giải mã đậu nành: Hạt 'Vàng' trong làng hạt

Những loại rau ít calo nhất, hợp với người muốn giảm cân

Chanh rất tốt nhưng 'kỵ' những thực phẩm này

Lấy sỏi to như quả cam ra khỏi cơ thể người đàn ông

6 bí quyết uống nước đúng cách trong mùa hè

Rắn cạp nia chui ra từ điều hòa, cắn bé gái 7 tuổi nguy kịch
Có thể bạn quan tâm

Đầm sen khoe sắc giữa núi rừng
Du lịch
09:22:44 21/06/2025
Nga không có kế hoạch sơ tán chuyên gia khỏi nhà máy điện hạt nhân Bushehr ở Iran
Thế giới
09:11:47 21/06/2025
Siêu phẩm trinh thám quá hay đang giảm giá sâu trên Steam, các game thủ nên chơi thử ít nhất một lần
Mọt game
09:03:36 21/06/2025
Làm sao giữ tóc phồng cả ngày mà không xẹp?
Làm đẹp
09:00:23 21/06/2025
Cựu sao Chelsea nhận án phạt nặng vì đối đầu Samuel Eto'o
Sao thể thao
08:59:32 21/06/2025
Hoa hậu H'Hen Niê tung loạt ảnh bầu tuyệt đẹp
Phong cách sao
08:58:29 21/06/2025
Áo gile là bí quyết cho nàng tự tin mọi khoảnh khắc
Thời trang
08:47:52 21/06/2025
Đã tìm ra chủ nhân vé số độc đắc 7.300 tỷ đồng
Netizen
08:43:26 21/06/2025
Những đứa trẻ trong ca sinh 8 kỷ lục thế giới của bà mẹ có 14 đứa con bây giờ ra sao?
Lạ vui
08:40:57 21/06/2025
Suga (BTS) xuất ngũ hôm nay: "Không kèn không trống", không 1 bức ảnh hậu bị truy tố!
Sao châu á
08:14:12 21/06/2025