Những món quen thuộc ở cả Hà Nội và TP HCM
Ăn bò kho ở Sài Gòn, bạn có thể liên tưởng đến sốt vang Hà Nội, hoặc cốc trà tắc dễ gợi nhớ tới trà quất. Đây đều là những khúc giao thoa thú vị của ẩm thực hai miền.
Gỏi khô bò rất quen thuộc với người Sài Thành. Món có đu đủ thái sợi, gan, lá lách chiên, đậu phộng, phồng tôm, rau răm, kết hợp với nước tương hoặc nước mắm tùy công thức chế biến Vị chua ngọt thanh mát, dễ chịu nên gỏi khô bò luôn là sự lựa chọn lý tưởng của bạn trẻ mỗi buổi chiều lang thang phố phường.
Tương tự với gỏi khô bò Sài Gòn, nộm bò khô cũng là món khoái khẩu của người Hà Nội. Món ăn phong phú hơn, bởi ngoài thịt bò còn có thêm gân, dạ dày, sách, gan, lá lách kèm tỏi chiên, lạc, rau sống. Người Hà Nội ăn nộm với rau kinh giới thay vì rau răm. Đu đủ của nộm bò khô cũng không vắt kiệt như gỏi khô bò, nên khi ăn cảm giác giòn mát hơn.
Bò kho là món ăn gốc Hoa và rất phổ biến ở TP HCM. Với thịt bò nạm có nạc xen lẫn mỡ được hầm mềm nhừ cùng hỗn hợp gia vị đậm đà, thơm nồng, thêm cà rốt khiến món dễ thưởng thức. Bò kho có thể ăn cùng hủ tiếu, cơm, bánh phở nhưng ngon nhất vẫn là bánh mì.
Bò sốt vang cũng với nguyên liệu chính là thịt bò đi kèm với nước dùng sánh, nóng hổi. Ở thủ đô, khi trời trở lạnh, món bò sốt vang thực sự quyến rũ và là lựa chọn lý tưởng. Hương vị sốt vang không mặn mà bằng bò kho, nhưng có vị ngọt đậm đà đặc trưng. Bò sốt vang thường nấu kèm cà rốt khoai tây, sốt cà chua cùng chút rượu. Món này co cả thịt lẫn gân giòn sần sật, ăn cùng bánh mì nóng.
Bò né có nguồn gốc từ món beefsteak của phương Tây, cũng có thịt bò, pate, trứng ốp la trên chảo gang nóng. Người Sài Gòn cải biên đi, ăn thập cẩm hơn với chả cá, cá hộp, chả quế… Món ăn xuất hiện trên nhiều tuyến đường, thậm chí những quán khuất sâu trong hẻm, khách tìm đến vẫn đông. Bò né Sài Gòn có nhiều cấp độ, từ quán vỉa hè giá 25.000 -30.000 đồng cho đến tiệm chuyên nghiệp giá 70.000 – 80.000 đồng một suất.
Cũng còn nóng hổi trên chảo gang, cũng có thịt bò, trứng, pate, món bánh mì chảo những năm gần đây rất được các bạn trẻ Hà Thành yêu thích. Một xuất bánh mì chảo giá trung bình 35.000-50.000 đồng. Nếu so về độ chất với bò né, bánh mì chảo có lẽ chưa bằng, nhưng về độ phong phú, hấp dẫn thì không hề thua. Bánh mì chảo Hà Nội thường có thêm bò viên, xúc xích, khoai tây và nước sốt sanh sánh.
Video đang HOT
Bánh ướt là món ăn bình dân ở Sài Gòn, giá chỉ từ 15.000-30.000 đồng một suất. Món bánh này tráng từ bột gạo, khi ăn kèm thêm thịt băm, giá đỗ, bánh tôm, giò chả và nước mắm chua ngọt, thưởng thức cho bữa sáng hoặc bữa lót dạ chiều rất hợp lý.
Bánh ướt không cần ăn nóng, nên giống với món bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội. Bánh cuốn Thanh Trì có vỏ bánh tráng mỏng lướt qua chút nhân mộc nhĩ, ăn kèm giò, chả, rau sống, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Đây là món ăn giản dị nhưng không bao giờ nhàm chán.
Nhiều người cho rằng bánh flan Sài Gòn chính là caramen Hà Nội. Tuy nhiên, một số người khẳng định, bánh flan mềm nhưng không lỏng lẻo như caramen.
Có lẽ khẩu vị mỗi miền một khác, người Hà Nội vẫn thích món ăn ngọt thơm, mềm mát, tan nhanh trong miệng.
Nước tắc là thức giải nhiệt đường phố ở Sài Gòn. Nước tắc chuẩn được pha từ trái quất ngâm, nên có vị thơm chua ngọt sâu mà có tác dụng giải khát rất nhanh.
Nhâm nhi ly nước tắc Sài Gòn, nhiều người nghĩ ngay đến món trà quất mới thịnh hành ở Hà Nội một vài năm gần đây. Trà quất pha chế đơn giản hơn nhưng lại ăn điểm nhờ vị ngọt thơm của mật ong.
Theo Zing
14 loại hủ tiếu quen thuộc của người Sài Gòn
Hủ tiếu bò kho là sự kết đôi của bò kho và sợi hủ tiếu. Món ăn này thơm, đậm vị, no lâu, nhưng lại nhiều dầu mỡ.
Hủ tiếu Nam Vang gắn với vùng đất Nam Vang của Campuchia. Đặc trưng của dòng hủ tiếu này chính là vị thơm, thanh ngọt của nước dùng. Ảnh: Diep's Kitchen.
Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi hủ tiếu được làm từ loại gạo chỉ trồng ở địa phương. Ảnh: Tourmientay.
Cùng xuất phát điểm như trên, nhưng đặc trưng của hủ tiếu Sa Đéc là cọng hủ tiếu vuông, mảnh. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Những con tôm đỏ au của hủ tiếu tôm là lý do chính khiến món ăn này được nhiều người yêu thích. Ảnh: Liti Tu.
Vị thanh, ít dầu mỡ của hủ tiếu cá khiến nhiều người lầm tưởng món ăn này có cách chế biến đơn giản. Song nếu thử chế biến tại nhà, bạn sẽ nhận ra việc xử lý mùi tanh của cá hay làm thế nào để nước dùng có độ thanh, ngọt không dễ. Ảnh: Wo.foocri.
Sài Gòn có một tiệm hủ tiếu cua trộn trên đường Tôn Thất Thiệp, quận 1, TP HCM. Hủ tiếu cua trộn thơm đậm loại nước sốt đặc biệt cùng những miếng thịt cua tươi ngon. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Hủ tiếu sa tế - một trong những món hủ tiếu khó tìm, khó nấu của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn có nước dùng sánh vàng, thơm đậm cùng hai loại thịt nai hay bò tươi ngọt. Ảnh: Huấn Phan.
Sự kết hợp giữa cà ri dê và hủ tiếu mang đến cho người Sài Gòn món hủ tiếu gần như không nơi nào có. Do nhiệt độ chín khác nhau, món ăn này thường tách thành hai tô khi dọn cho khách. Ảnh: Huỳnh Hằng .
Những miếng bánh vuông vức trong hủ tiếu hồ hay bánh canh hồ của người Tiều thường khiến những ai lần đầu thưởng thức bất ngờ. Những miếng lòng khìa cải chua trong món ăn cũng mang đến nhiều thích thú. Ảnh: Bepgiadinh .
Hủ tiếu bò kho là sự kết đôi của bò kho và sợi hủ tiếu. Món ăn này có khá nhiều điểm cộng (thơm, đậm vị, no lâu) song cũng không ít điểm trừ (nhiều dầu mỡ). Ảnh: Huỳnh Hằng.
Những cọng hủ tiếu to với chất liệu khác biệt khiến hủ tiếu bột lọc kén cả khách lẫn người bán. Song nếu thử thưởng thức một lần, bạn sẽ nghiện độ dai, mềm đặc trưng của dòng hủ tiếu này. Ảnh : Kitchen.
Hủ tiếu sườn non có cách chế biến khá đơn giản. Sau khi mua về, rửa sạch, bạn hầm sườn với củ cải trắng tên lửa nhỏ. Khi nước dùng có độ ngọt và sườn đạt độ mềm nhất định, nêm nước dùng vừa ăn rồi chan vào tô đã có sẵn hủ tiếu là bạn có thể thưởng thức. Ảnh: Saomai.ng98.
Cách ăn hủ tiếu với bò viên khá phổ biến ở Sài Gòn. Bò viên ăn cùng cọng hủ tiếu mềm mềm ngon hơn so với cọng hủ tiếu dai. Một số tiệm của người Hoa gọi món này là "phở" do cách bài trí khá giống với phở bò viên. Ảnh: Bepgiadinh.
Là đứa con lai giữa hủ tiếu thịt và hủ tiếu bò viên, hủ tiếu gõ có mức giá mềm, cách bán độc đáo và gắn liền với ký ức của người dân Sài Gòn mọi lứa tuổi, thành phần. Ảnh: Vnforum.
Theo Zing
Gỏi đu đủ bò khô đơn giản mà ngon Hãy thêm món gỏi đu đủ này vào bữa cơm mùa hè nhé, đảm bảo rất hấp dẫn. Tham khảo cách làm gỏi đu đủ dưới đây nhé! Nguyên liệu: - 900g đu đủ xanh, gọt vỏ, bào sợi - 140g bò khô - Húng quế thái nhỏ Nước chấm: - 100ml xì dầu (nếu không thích chấm xì dầu), bạn có thể...