Những món đặc trưng của Tết cổ truyền miền Nam
Bánh tét, thịt kho nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt… là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.
Bánh tét: Nếu ngày Tết miền Bắc có bánh chưng trên mâm cỗ thì ở miền Nam không thể thiếu món bánh tét. Thông thường, người ta hay gói bánh tét trước tết khoảng 2 tuần để chuẩn bị cho mâm cơm cúng cuối năm. Bánh tét được bằng lá chuối kèm dây lạc quấn xung quanh. Bên trong lớp vỏ bánh tét làm từ gạo nếp là phần nhân từ đậu xanh, thịt heo, đậu đen… tùy thuộc vào mỗi loại bánh. Ảnh: Mp.trangpham, Maiphamily.
Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét nhân chay hoặc nhân mặn, bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc… Sau khi luộc chín, người ta đem bánh ra cắt thành từng lát để thưởng thức cùng củ kiệu chua hoặc dưa món để tăng thêm hương vị. Ảnh: Anh_kiet83, supportcongdulich, nicookingneating.
Thịt kho nước dừa: Một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền nam đó là thịt kho nước dừa. Để có món thịt kho ngon, bạn nên kho thịt ba chỉ cùng trứng vịt luộc cho đến khi nước dùng sánh lại và các nguyên liệu trên đều chuyển sang màu vàng nâu. Người ta thường thưởng thức thịt kho cùng cơm trắng với một dưa món để tăng thêm hương vị đậm đà. Ảnh: Rasianbran, thesmokinelk, miso.en.place, _michellevi.
Video đang HOT
Canh khổ qua: Đối với người miền nam, canh khổ dồn thịt qua mang ý nghĩa cầu mong khó khăn đi qua để đón điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Món ăn này tuy có vị hơi đắng một chút nhưng lại có công dụng tốt cho sức khoẻ, nhất là trong dịp Tết. Ảnh: Viethomecooking.
Món canh này được chế biến từ những trái khổ qua được làm sạch ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn cùng nấm mộc nhĩ, bún tàu và nêm nếm gia vị rồi đem nấu chín. Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam. Ảnh: Rasianbran.
Củ kiệu tôm khô là món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa ăn của người miền Nam vào dịp Tết. Bởi vị chua của củ kiệu giúp cho các món ăn chính đỡ ngán hơn. Ảnh: Ghedaumauxanh, ntvvirus, mcvietthao,tantainguyen.love.
Mứt dừa: Mứt dừa được xem là món mứt Tết quen thuộc của người dân miền Tây và miền Nam. Để có món mứt dừa ngon, người làm nên chọn quả dừa không quá non hoặc già để việc nạo dừa được dễ dàng và đảm bảo sợi mứt mềm, không bị dai hoặc khô. Những loại mức dừ với màu sắc khác nhau như trắng, hồng, vàng… góp phần tô điểm mâm cỗ ngày Tết thêm sinh động. Ảnh: Arumarum.handmade, tasteshare.vn.
Theo Zing
Những món ăn để "lấy may" trong năm mới, dù bận đến mấy cũng phải thử
Theo quan niệm của người Việt, ăn những món dưới đây trong dị Tết sẽ được may mắn trong năm mới.
1. Xôi gấc
Đây có lẽ là món ăn mà mọi người nghĩ đến đầu tiên trong năm mới để mong đem lại sự may mắn. Người xưa luôn quan niệm màu đỏ tượng trưng cho màu sắc của sự hạnh phúc, tươi vui, là biểu tượng của sự may mắn, tốt lành. Riêng màu đỏ của gấc là màu sắc được tạo ra từ tự nhiên, nên sẽ đem lại sự dung hòa, thuận lợi trong năm mới.
Vì thế, vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 đầu năm, người ta hay làm xôi gấc để thắp hương rồi thụ lộc với niềm tin sẽ được nhiều lộc, nhiều may mắn trong cả năm. Ngoài xôi gấc, người ta còn làm cả bánh chưng gấc, bánh phu thế gấc, bánh nếp gấc... với mong muốn tương tự.
2. Thịt gà
Thịt gà là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc, đám cưới, ngày lễ, ngày Tết. Ở các mâm cỗ cúng, thịt gà còn thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên. Trong ngày Tết, thịt gà cũng thể hiện ý nghĩa tương tự. Bên cạnh đó, người ta tin rằng màu vàng của thịt gà thể hiện khởi đầu suôn sẻ, tài lộc đong đầy trong năm mới.
3. Canh khổ qua (mướp đắng)
Khổ qua có hình dáng tuy xù xì, vị lại đắng nhưng loại quả này lại có ý nghĩa mang lại may mắn trong năm mới của người miền Nam. Khổ qua có nghĩa là mọi nỗi khổ sẽ qua đi để đón một năm mới hạnh phúc an lành. Do đó, trong mâm cỗ cúng ngày Tết của người miền Nam, không thể thiếu món canh khổ qua này.
4. Bánh chưng, bánh tét
Đây là loại bánh không thể thiếu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam trong ngày Tết. Hai loại bánh này thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên. Bánh trưng vuông vức vốn được tượng trưng cho mặt đất được chọn từ những hạt nếp ngon và đậu xanh - dấu hiệu cho thấy đất đai tươi tốt, rồi bên trong nhân là thịt mỡ biểu tượng cho sự ấm no suốt năm.
Ngoài ra, việc ăn bánh chưng, bánh tét cũng là một cách để "lấy may" trong năm mới.
5. Cá
Ở nước ta, cá là món thường xuất hiện trong ngày đầu năm. Không chỉ ngon, cá còn chứa nhiều chất đạm, chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe và cũng là nguyên liệu tuyệt vời làm nên nhiều món ngon trong mâm cỗ.
Một số quan niệm cho rằng, cá ăn trong ngày Tết phải còn nguyên đầu đến đuôi để bảo đảm một năm mới "đầu xuôi đuôi lọt".
6. Dưa hấu
Cùng với sắc đỏ, những "hạt cát" trong quả dưa hấu đồng âm vời từ "cát" trong tiếng Hán cũng biểu trưng cho sự cát tường dịp đầu năm. Chính vì thế nên người Việt ta luôn tin rằng một quả dưa hấu tròn trịa viên mãn với sắc đỏ tài lộc, nhiều cát sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia đình.
7. Hoa quả có hình tròn
Cam, bưởi và các loại hoa quả hình tròn khác là loại quả ngon và cung cấp một lượng vitamin C phong phú được các bà nội trợ tin dùng, tuy nhiên, cam còn là một vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.
Ăn bất cứ trái cây nào có hình tròn vào ngày đầu năm mới là tục lệ thường gặp ở nhiều nước, dù số lượng múi trái cây thường khác nhau. Vì thế, trong mâm ngũ quả ngày Tết, nhất là ở Miền Bắc, bao giờ cũng phải có quả bưởi, cam, quất, táo...
Theo Khampha
Những món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung, nhắc thôi đã thấy nhớ quê nhà Mâm cỗ ngày Tết của 3 miền đều mang những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền, không hề giống nhau. Vậy hãy cùng khám phá xem những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết của người dân xứ Trung có gì đặc biệt? Khác hẳn với miền Nam và miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết miền Trung mang đậm...