Những món ăn bất lợi cho thận
Người bị bệnh thận cần hạn chế ăn mặn và các loại rau quả như chuối, cà chua, súp lơ…
Nếu bạn bị bệnh thận mạn tính, điều quan trọng là phải kiểm soát những gì bạn ăn uống. Lúc đó, thận của bạn không thể loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả. Một chế độ ăn uống thân thiện với thận giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn.
Cắt giảm muối giúp cho sức khỏe của bạn tốt hơn
Chế độ ăn kiêng tốt cho thận là gì?
Chức năng chính của thận:
- Loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa qua đường tiểu
- Cân bằng các khoáng chất trong cơ thể như muối và kali
- Tạo ra các hormone ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác
Chế độ ăn uống thân thiện với thận giúp bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm. Bạn sẽ phải hạn chế một số loại thực phẩm để các chất lỏng và khoáng chất khác không tích tụ. Đồng thời, bạn phải đảm bảo có được sự cân bằng của protein, calorie, vitamin và khoáng chất.
Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của suy thận, không có nhiều món cần phải kiêng kỵ. Nhưng khi bệnh trở nặng, bạn sẽ phải cẩn thận hơn về những thực phẩm ăn hàng ngày:
Cắt giảm muối
Người thận yếu cần giảm natri – khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất trong muối ăn.
Natri ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Thận khỏe mạnh giữ mức natri trong tầm kiểm soát. Nhưng nếu bạn bị suy thận, natri và chất lỏng sẽ tích tụ lại. Điều này gây ra một số vấn đề như sưng mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở và tích tụ chất lỏng xung quanh tim và phổi. Bạn nên đặt mục tiêu ăn ít hơn 2g natri trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Các bước đơn giản để cắt giảm natri:
- Tránh muối ăn và các gia vị có hàm lượng natri cao.
- Nấu ăn ở nhà – hầu hết thức ăn nhanh đều có nhiều natri.
- Thử các loại gia vị và thảo mộc mới thay cho muối.
- Tránh xa thực phẩm đóng gói có xu hướng chứa nhiều natri.
- Đọc nhãn khi mua sắm và chọn thực phẩm ít natri.
Video đang HOT
Người bị bệnh thận không nên ăn nhiều sản phẩm từ sữa. Ảnh: Newfood
Hạn chế phốt pho
Bạn cần khoáng chất này để giữ cho xương khỏe chắc khỏe. Khi thận của bạn khỏe mạnh, chúng sẽ loại bỏ phốt pho mà bạn không cần. Nhưng nếu bạn bị suy thận, mức phốt pho của bạn có thể tăng quá cao. Điều này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim.
Nếu bạn bị suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên bổ sung quá 1g khoáng chất phốt pho mỗi ngày. Bạn có thể làm điều này bằng cách:
- Chọn thực phẩm có hàm lượng phốt pho thấp
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau
- Chọn ngũ cốc (ngô và gạo)
- Uống nước ngọt có ga màu nhạt
- Cắt giảm thịt, gia cầm và cá
- Hạn chế thực phẩm từ sữa
Giảm lượng kali
Khoáng chất này giúp các dây thần kinh và cơ bắp của bạn hoạt động tốt. Nhưng khi bạn bị suy thận, cơ thể không thể lọc thêm kali. Có quá nhiều kali trong máu có khả năng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim.
Kali được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau như chuối, khoai tây, bơ, cam, súp lơ, cà rốt, cà chua và dưa chuột. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến nồng độ kali trong máu.
Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử các loại thực phẩm ít kali, như táo, dâu tây, mận, dứa, đào, cải bắp, súp lơ, măng tây, đậu, rau cần tây, dưa chuột.
Khi suy thận nghiêm trọng, bạn cần thực hiện những thay đổi khác đối với chế độ ăn uống của mình. Điều này liên quan đến việc cắt giảm thực phẩm giàu protein, đặc biệt là protein động vật. Đó là thịt, hải sản và các sản phẩm từ sữa.
Những thực phẩm tốt cho sức khỏe tim của bạn
Khi bạn ăn những thứ này và giảm muối, giảm chất béo, là bạn đã cứu được quả tim của mình.
Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch - ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Đậu đen
Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch. Folate, chất chống oxy hóa và magiê có thể giúp giảm huyết áp. Chất xơ giúp kiểm soát cả lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
2. Rượu vang đỏ
Một chút rượu vang đỏ có thể là lựa chọn tốt cho tim mạch. Resveratrol và catechin, hai chất chống ô xy hóa trong rượu vang đỏ, có thể bảo vệ thành động mạch. Rượu cũng có thể làm tăng mức cholesterol tốt HDL.
Nhưng quá nhiều rượu sẽ làm tổn thương trái tim. Vì vậy, không uống nhiều hơn 1 ly nhỏ mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly nhỏ đối với nam giới.
3. Cá hồi: Siêu thực phẩm
Cá hồi - SHUTTERTOCK
Là thực phẩm hàng đầu cho sức khỏe tim mạch, cá hồi rất giàu omega-3 - chất béo lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và giảm huyết áp. Omega-3 cũng có thể làm giảm chất béo trung tính và hạn chế viêm.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị 2 phần cá hồi hoặc các loại cá có dầu khác mỗi tuần, theo WebMD.
Cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi hồ, cá mòi và cá cơm cũng chứa omega-3.
4. Dầu ô liu
Dầu này là một chất béo lành mạnh giàu chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch. Chúng có thể bảo vệ mạch máu. Dùng dầu ô liu thay thế chất béo bão hòa - như bơ, có thể giúp giảm mức cholesterol.
5. Quả óc chó
Một nắm nhỏ quả óc chó mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol. Nó cũng có thể bảo vệ chống lại chứng viêm trong động mạch tim.
Quả óc chó chứa nhiều omega-3, sterol thực vật và chất xơ.
6. Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân có sterol thực vật, chất xơ và chất béo có lợi cho tim. Hạnh nhân có thể giúp giảm cholesterol LDL "xấu". Chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi ngày.
7. Trái đậu nành Nhật
Protein đậu nành có thể giúp giảm mức cholesterol. Một cốc đậu nành Nhật cũng có 8 gam chất xơ tốt cho tim mạch.
8. Đậu hũ
Đậu nành chứa protein đậu nành tuyệt vời với các khoáng chất, chất xơ và chất béo không bão hòa đa có lợi cho tim mạch.
9. Khoai lang
Với chỉ số đường huyết thấp, những viên thuốc này sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Chúng cũng có chất xơ, vitamin A và lycopene, theo WebMD.
10. Cam
Cam - SHUTTERTOCK
Cam có chất xơ pectin chống cholesterol. Chúng cũng có kali, giúp kiểm soát huyết áp.
Trong một nghiên cứu, 2 ly nước cam mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe mạch máu. Nó cũng làm giảm huyết áp ở nam giới.
11. Cải cầu vồng
Loại rau có lá màu xanh đậm này rất giàu kali và magiê. Những khoáng chất này giúp kiểm soát huyết áp. Cải cầu vồng cũng có chất xơ tốt cho tim, vitamin A, và các chất chống ô xy hóa lutein và zeaxanthin.
12. Yến mạch
Một bát bột yến mạch ấm giúp bạn no trong nhiều giờ, chống lại các cơn ăn vặt và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định theo thời gian - nó cũng hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong yến mạch có thể giúp ích cho tim bằng cách giảm cholesterol xấu.
Tốt nhất là ăn yến mạch vảy hoặc nấu chín chậm.
13. Hạt lanh
Hạt lanh có 3 thứ tốt cho tim: chất xơ, dưỡng chất thực vật lignans và a xít béo omega-3.
14. Sữa chua ít chất béo
Những thực phẩm này cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp cao. Sữa chua có nhiều canxi và kali. Hãy chọn các loại ít chất béo, ít đường và không thêm hương vị.
15. Trái cherry
Trái cherry chứa chất chống ô xy hóa anthocyanins có thể giúp bảo vệ các mạch máu. - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trái cherry chứa chất chống oxy hóa anthocyanins có thể giúp bảo vệ các mạch máu.
16. Quả việt quất
Quả việt quất có anthocyanins, những chất chống ô xy hóa giúp tạo mạch máu, ngoài ra, còn có chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời khác, theo WebMD.
Người bị đau dạ dày không nên ăn gì? Các loại thực phẩm như cà phê, sữa, đồ ăn cay có thể gây đầy hơi, trào ngược axit, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của người bị đau dạ dày. Thực phẩm giàu axit: Tiêu thụ các thực phẩm có tính axit như cam, dứa, cà chua..., sẽ càng làm trầm trọng tình trạng đau dạ dày vì chúng có khả...