Những lưu ý khi cho con tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản
Hiện nhiều tỉnh, thành đang tiến hành tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em, vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đưa ra để có cách xử trí, chăm sóc trẻ cho đúng.
Vắc-xin viêm não Nhật Bản nên được tiêm phòng vào thời gian:
- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: nên tiêm cho trẻ khi được 12-15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có thể tiêm nhắc sau 5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3.
- Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc sau 5 năm.
- Đối với người lớn: nếu chưa từng tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.
Nên tổ chức tiêm trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vác xin mũi thứ 3.
Những đối tượng nên dùng vắc-xin viêm não Nhật Bản:
- Khuyến khích dùng cho những người sống trong vùng có lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi. Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Khách du lịch/người đi lao động, công tác/ người nhập cư đến từ vùng không có miễn dịch, có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở vùng nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố nơi có bệnh VNNB lưu hành.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. (Nguồn: VTVonline)
Những trường hợp không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản:
- Những người có cơ địa quá mẫn với thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vắc-xin viêm não Nhật Bản lần tiêm trước.
- Những người đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển.
- Những người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đưòng giai đoạn nặng, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính.
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai.
- Người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS.
Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản:
Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, một tỷ lệ nhất định người tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể bị tác dụng phụ, cụ thể:
-Tại chỗ tiêm: có thể bị đau, xưng, đỏ. Thường gặp ở 5 – 10% người được tiêm.
- Một số rất ít có thể có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Phản ứng phụ thường gặp ở mũi tiêm thứ 2 hoặc thứ 3 hơn là ở mũi tiêm thứ 1.
- Một tỷ lệ cực nhỏ (1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.
Phản ứng phụ có thể được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám, hỏi kỹ tình trạng của trẻ trước khi tiêm cũng như theo dõi tiếp, cho trẻ nghỉ ngơi sau khi tiêm trong vòng 30 phút.
Theo Vnmedia
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, toàn TP sẽ triển khai tiêm phòng viêm não Nhật Bản B miễn phí cho trẻ từ 1-3 tuổi.
Các trẻ từ 1 đến 3 tuổi sống tại Hà Nội được tiêm miễn phí vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo đó, đợt một (22 - 23.6) sẽ tiêm mũi 1 cho trẻ chưa tiêm lần nào và những trẻ đến lịch tiêm từ mũi 2 trở lên. Đợt hai (29 - 30.6) sẽ tiêm mũi 2 cho trẻ đã tiêm mũi 1 và tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm trong đợt một.
Trẻ em sinh từ ngày 1.1.2011 - 31.5.2013 sẽ thuộc diện được tham gia tiêm vắc xin lần này tại trạm y tế các xã, phường nơi trẻ sinh sống. Ông Cảm cho hay Hà Nội phấn đấu 95% trẻ trong độ tuổi trên địa bàn được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Ước có khoảng 220.000 trẻ thuộc diện được tiêm trong hai đợt nêu trên.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Giám đốc dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, vi rút viêm não Nhật Bản truyền cho người qua muỗi đốt. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong cao. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm vắc xin.
Thực tế cho thấy, viêm não ở trẻ em thường gia tăng từ tháng 5 đến tháng 9, 10. Đỉnh cao dịch bệnh thường vào tháng 7 - 8. Vì vậy, các gia đình nên cho trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản khi được 12 - 15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản.
"Nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vắc xin mũi thứ 3", TS Nguyễn Trần Hiển lưu ý.
Vị TS này cũng khuyến cáo: cần thông báo với nhân viên y tế nếu trẻ có dị ứng với vắc xin viêm não Nhật Bản lần tiêm trước; đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển.
Liên Châu
Theo TNO
Trẻ em ở 100% xã, phường được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Lần đầu tiên việc tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản được Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tại 100% xã, phường thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đảm bảo tất cả các trẻ có chỉ định được tiêm miễn phí vắc xin phòng bệnh nguy hiểm này. Ngày 12.6, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn...