Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?
Nhiều người sử dụng giấm táo trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng đồng thời giấm táo cùng một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm…
Giấm táo là loại nước lên men từ táo tươi, chứa một số vitamin, khoáng chất, chất xơ, axit axetic và axit citric… hỗ trợ cải thiện sức khỏe làn da, lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên đối với những người đang dùng thuốc điều trị cần lưu ý tương tác bất lợi khi uống cùng giấm táo.
Dưới đây là một số thuốc không nên uống cùng giấm táo:
1. Giấm táo có thể tương tác với thuốc trị đái tháo đường
Giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị đái tháo đường. Do đó, có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, khi dùng cùng các thuốc trị đái tháo đường như: Glucophage, metformin, glucotrol (glipizide), insulin, ozempic/wegovy (semaglutide).
Các dấu hiệu của hạ đường huyết bao gồm: Cảm thấy yếu, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, đói, lú lẫn, ngất xỉu và co giật…
Giấm táo có khả năng tương tác với một số loại thuốc và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
2. Thuốc trợ tim digoxin
Digoxin là thuốc được kê đơn để điều trị các bệnh về tim như rung nhĩ và suy tim. Việc dùng digoxin và giấm táo sẽ làm tăng nguy cơ quá liều thuốc dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc digoxin bao gồm: Lú lẫn, giảm ý thức, khó thở, nhịp tim nhanh, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thay đổi thị lực.
Thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị các bệnh về tim và mạch máu, giúp cơ thể loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa, bao gồm hydrochlorothiazide, chlorothiazide và lasix (furosemide). Giấm táo làm giảm kali máu và một số thuốc lợi tiểu cũng làm giảm mức kali. Vì thế nếu dùng giấm táo với thuốc lợi tiểu làm giảm kali sẽ tăng nguy cơ bị hạ kali máu.
Các triệu chứng hạ kali máu bao gồm: Lú lẫn, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, tim đập nhanh/nhịp tim bất thường, yếu cơ hoặc tê liệt. Điều trị hạ kali máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và biến chứng.
4. Thuốc nhuận tràng kích thích
Thuốc nhuận tràng kích thích giúp thúc đẩy nhu động ruột, thường được dùng để điều trị táo bón và các vấn đề sức khỏe đường tiêu hóa khác. Các thuốc nhuận tràng bao gồm senna và dulcolax (bisacodyl)…
Uống một số loại thuốc nhuận tràng cùng giấm táo có thể làm tăng nguy cơ thiếu kali.
Uống một số loại thuốc nhuận tràng cùng giấm táo có thể làm tăng nguy cơ thiếu kali.
5. Các loại thảo mộc có chứa glycoside tim
Glycoside tim được sử dụng để điều trị các bệnh về tim như rung nhĩ hoặc suy tim. Có nhiều loại thảo mộc chứa glycoside tim bao gồm mao địa hoàng, trúc đào và linh lan. Dùng giấm táo với các loại thảo mộc có chứa glycoside tim có thể dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm.
6. Rễ cam thảo
Video đang HOT
Chất bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo được sử dụng để hỗ trợ các tình trạng như vấn đề tiêu hóa, triệu chứng mãn kinh và nhiễm trùng. Khi sử dụng trong thời gian dài hoặc với liều lượng cao, chất bổ sung này có thể làm tăng huyết áp và làm giảm nồng độ kali. Dùng cam thảo và giấm táo cùng nhau có thể làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
7. Cỏ đuôi ngựa
Cỏ đuôi ngựa (horsetail) là một loại thảo mộc từ cây Equisetum, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Loại thảo mộc này được sử dụng để giúp loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể, điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, cải thiện sức khỏe của da, tóc và xương.
Một tác dụng phụ tiềm ẩn của loại thảo mộc này là làm giảm kali. Dùng cỏ đuôi ngựa và giấm táo có thể làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
Lưu ý, đối với những người đang dùng thuốc điều trị cần trao đổi với bác sĩ khi sử dụng giấm táo. Nếu gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng của lượng đường trong máu thấp hoặc kali thấp khi dùng giấm táo cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí.
Chế độ ăn cho người bệnh hạ kali máu
Hạ kali máu là tình trạng thiếu hụt kali trong máu, ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.
Để cải thiện tình trạng này, việc bổ sung kali qua chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng.
Hạ kali máu là một rối loạn điện giải phổ biến không được quan tâm nhiều như tăng kali máu. Hạ kali máu có liên quan đến bệnh tim, suy thận, suy dinh dưỡng và sốc.
Các yếu tố nguy cơ bổ sung như hạ thân nhiệt và tăng sản xuất tế bào máu, góp phần làm tình trạng này trở nên phức tạp hơn. Hạ kali máu phải được xử lý kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. Do đó, các bác sĩ lâm sàng phải nhanh chóng phân loại, chuyển tuyến và bổ sung chất điện giải để ngăn ngừa di chứng lâu dài và tử vong.
Hạ kali máu nhẹ đến trung bình có thể không có triệu chứng. Do đó, việc bù kali thường không cấp thiết trong những trường hợp như vậy. Hạ kali máu nhẹ đến trung bình có thể cải thiện bằng cách bổ sung bằng đường uống và thay đổi chế độ ăn. Hạ kali máu nặng có thể cần bổ sung bằng đường uống và đường tĩnh mạch đồng thời. Tuy nhiên, phải cẩn thận trong quá trình điều chỉnh kali vì truyền nhanh có thể gây ngừng tim. Bệnh nhân có thể cần theo dõi lâu dài, tùy thuộc vào nguyên nhân.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị hạ kali máu
Hạ kali máu là tình trạng lượng kali trong máu thấp hơn mức bình thường. Kali là một khoáng chất thiết yếu cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động của cơ bắp, thần kinh và tim. Do đó, việc duy trì mức kali máu ổn định là rất quan trọng. Chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc điều trị và phòng ngừa hạ kali máu.
- Giúp bổ sung kali: Chế độ ăn giàu kali giúp bù lại lượng kali đã mất, đưa nồng độ kali trong máu về mức bình thường.
- Hỗ trợ điều trị: Kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chế độ ăn giúp tăng hiệu quả điều trị hạ kali máu.
- Ngăn ngừa biến chứng: Hạ kali máu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim.
- Cải thiện sức khỏe tổng thể: Một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh không chỉ giúp điều trị hạ kali máu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
Các biểu hiện của hạ kali máu chủ yếu ở hệ thống tim mạch và thần kinh cơ.
2. Kali rất cần thiết cho người bệnh hạ kali máu
Khi bị hạ kali máu nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali. Bổ sung kali bằng chế độ ăn và thuốc được dùng ở bệnh nhân điều trị với thuốc lợi tiểu. Kali đóng vai trò thiết yếu trong việc:
Điều hòa nhịp tim: Giúp duy trì nhịp tim ổn định.
Chuyển hóa năng lượng: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng.
Cân bằng dịch thể: Giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể.
Chức năng thần kinh: Ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu thần kinh.
Ăn thực phẩm giàu kali có thể giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu kali. Những thực phẩm này bao gồm:
Quả bơ, chuối, cam
Khoai tây nướng
Ngũ cốc nguyên hạt
Cà rốt
Thịt bò nạc nấu chín
Sữa
Bơ đậu phộng
Đậu Hà Lan và đậu
Cá hồi
Rong biển
Rau chân vịt
Cà chua
Mầm lúa mì
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Bàng (nguyên Phó khoa Nhi - BV Bạch Mai), hạ kali máu ở mức độ nhẹ gặp ở những người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, chỉ cần uống kali dưới dạng viên hoặc dạng lỏng. Khi hạ kali máu mức độ nặng, nếu có loạn nhịp tim hoặc các triệu chứng quan trọng bệnh nhân cần được truyền kali tĩnh mạch. Kali được truyền rất chậm vào tĩnh mạch và theo dõi kỹ trong nhiều giờ để tránh các vấn đề nghiêm trọng về tim...; Đo nồng độ kali máu mỗi 1-3 giờ. Bệnh nhân cần được nhập viện theo dõi tại khoa cấp cứu.
Cần kiểm tra các bất thường chuyển hóa cùng tồn tại (như hạ magie máu). Ở bệnh nhân hạ kali máu và nhiễm ketoacid đái tháo đường, một phần kali huyết thanh nên được bù bằng với kali photphat. Nếu kali được thay thế quá nhanh, nồng độ kali huyết thanh tăng cao có thể gây triệu chứng tăng kali máu; tuy nhiên tổng lượng kali cơ thể vẫn có thể dưới mức bình thường.
3. Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh hạ kali máu
Việc dự phòng và điều trị hạ kali máu không phức tạp. Chế độ ăn uống đầy đủ hàng ngày cũng đã gần như đảm bảo đủ nguồn kali cung cấp cho cơ thể. Đối với những bệnh lý gây mất kali như tiêu chảy, tiểu nhiều, việc bù đủ lượng kali mất đi hằng ngày là vô cùng cần thiết.
Người bệnh có thể bổ sung kali bằng các thức ăn giàu kali như chuối, nước cam, quả bơ, hạt điều, các loại rau xanh, sữa và khoai tây nhưng một số trường hợp có thể phải dùng đường truyền nếu hạ kali máu nặng.
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Bàng, luôn có chế độ dự phòng và theo dõi kali máu khi điều trị các thuốc có thể làm mất kali ra ngoài (như thuốc lợi tiểu) hoặc làm kali đi vào trong tế bào (như các thuốc kích thích beta - 2 giao cảm...). Trong một số loại bệnh lý di truyền gây mất kali, có thể bù đủ kali bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch nếu mất kali quá nhiều.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 350 mg kali qua thức ăn hoặc dùng thuốc và chế độ ăn nhạt ít muối ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Điều này có thể giúp giảm 40% biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp. Với người bình thường lượng kali bổ sung khuyến cáo là từ 90 mmol/ngày.
Trước khi thay đổi chế độ ăn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Uống đủ nước giúp cơ thể hấp thụ kali tốt hơn.
Những thực phẩm giàu kali người bệnh hạ kali máu nên ăn thường xuyên.
3.1. Những thực phẩm nên ăn khi bị hạ kali máu
Để tăng cường kali, cần duy trì một chế độ ăn đầy đủ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau, trái cây tươi và protein từ cá hồi.
Cá: Kali có chứa nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá bơn, cá ngừ, trong các loài cá này thì cá hồi được đánh giá rất cao về thành phần dinh dưỡng.
Trái cây: Trái cây và rau củ tươi là nguồn cung cấp kali phong phú. Một số loại trái cây bao gồm chuối, dưa (dưa lê, dưa lưới, dưa hấu), bưởi, mơ, quả bơ, cam,...
Rau củ quả: Rau bina, khoai tây, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, măng tây...; các loại củ quả như khoai lang, củ cải, bí ngô, củ dền, dưa leo tươi, cà tím, khoai tây,... cũng cung cấp kali cho cơ thể.
Đậu và hạt: Đậu, hạt là một nguồn cung cấp kali phong phú và cũng cung cấp chất xơ và protein có lợi cho tim mạch. Một số loại đậu, hạt nên bổ sung bao gồm đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, đậu gà, đậu thận, đậu Hà Lan và nhiều loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương...
Thịt: Thịt bò, thịt gà, cá...
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai... các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Mỗi hộp sữa chua có thể cung cấp khoảng 573 mg lượng kali mỗi ngày.
3.2. Hạn chế các thực phẩm làm giảm kali
Một số loại thuốc lợi tiểu, rượu bia có thể làm giảm lượng kali trong cơ thể.
3.3. Một số thực đơn gợi ý cho người bị hạ kali máu
Bữa sáng: Cháo yến mạch với chuối, một ly sữa.
Bữa trưa: Cơm gạo lứt, cá hồi nướng, rau xanh luộc, một quả bơ.
Bữa tối: Canh rau củ, thịt gà luộc, một bát salad trái cây.
Người bệnh hạ kali máu cần lưu ý, luôn dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ cũng như có chế độ dự phòng và theo dõi kali máu định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn mà cảm thấy những dấu hiệu khác thường.
Top đồ uống giúp giải độc, tăng cường sức khỏe đường ruột Sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể, nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khả năng miễn dịch mà cả tâm trạng và mức năng lượng. Đường ruột thường được gọi là "bộ não thứ hai" do tác động đáng kể của nó đến các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen...