Những dấu hiệu cảnh báo tế bào gan đang bị phá hủy nhanh chóng
Để thực hiện các chức năng của mình, gan cần có hệ thống men gan hoạt động tốt. Vì thế, chỉ số men gan là chỉ số đánh giá, phản ánh tình trạng sức khỏe của gan.
Men gan là gì?
Gan là một cơ quan phức tạp với rất nhiều chức năng: chuyển hóa các chất, dự trữ năng lượng, giải độc và thải trừ chất độc, tạo mật… Để hoàn thành tất cả những nhiệm vụ trên, gan đã tiết một hệ thống các enzyme gan (men gan) là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong các phản ứng chuyển hóa. Thông qua hệ thống men này, các chức năng của gan được phản ánh.
Men gan là tên gọi chung của 4 loại men:
- Aspartate Aminotransferase (AST) và Alanine
- Aminotransferase (ALT)
- Phosphatase kiềm (ALP hoặc LDH)
- Gama – GT (- Glutamyl transpeptidase)
Mỗi men thể hiện một chức năng khác nhau của gan. Dựa vào các chỉ số xét nghiệm của 4 loại men trên, chúng ta biết được chức năng nào của gan đang bị giảm sút.
Video đang HOT
Thế nào là men gan cao?
Bình thường các men nằm trong các tế bào gan. Hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể là: các tế bào sinh ra, hoàn thành chức năng rồi chết đi nhường chỗ cho các tế bào mới tái sinh. Khi tế bào chết đi, một lượng men được giải phóng vào trong máu với một lượng nhất định.
Các chỉ số bình thường của men gan là:
Khi men gan tăng cao đồng nghĩa với việc tế bào gan đang bị phá hủy bởi một tác nhân nào đó. Mức độ tăng của các loại men gan này tương quan với mức độ nghiêm trọng của tổn thương tại gan. Chúng được phân loại thành 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ khi các men gan tăng dưới 5 lần so với giới hạn bình thường.
- Mức độ vừa phải khi tỉ số này từ 5-10.
- Mức độ nặng khi tỉ số này lớn hơn 10.
Nguyên nhân khiến men gan cao
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hóa chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật..
Triệu chứng cảnh báo men gan cao
Các triệu chứng của men gan cao rất nghèo nàn. Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, vàng da, đầy hơi chướng bụng, tâm trạng thay đổi.
Những triệu chứng trên thường mờ nhạt, dễ bị nhầm với các bệnh khác và thường bị bỏ qua. Có những trường hợp người bệnh không có triệu chứng lâm sàng gì mặc dù men gan tăng rất cao. Trong trường hợp men gan cao do các bệnh gan cấp tính sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt hơn như ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa, nôn, đau bụng..
Sở dĩ các triệu chứng xuất hiện không rõ ràng là do tế bào gan có khả năng bù đắp rất mạnh và tái sinh rất cao, nghĩa là khi một số tế bào gan bị tổn thương thì các tế bào lành khác tăng cường hoạt động để đảm bảo chức năng cho cả gan, và các tế bào mới được sinh ra để thay thế các tế bào đã chết. Nhờ đó, biểu hiện bên ngoài của hoạt động gan vẫn tương đối tốt.
Trên thực nghiệm, cắt bỏ một thùy gan của con vật thấy sau một thời gian ngắn gan lại to như cũ do tái sinh rất mạnh để bù cho chỗ mất đi. Do đó, khi men gan tăng cao, có những biểu hiện ngoài lâm sàng thì thường các tế bào gan đã bị tổn thương sâu và rộng.
Không cần bồi dưỡng nhiều đạm, thịt bò trước khi đi hiến máu
Đây là thông tin được ông Lê Lâm, PGĐ Viện Huyết học và Truyền máu TW tại lễ phát động Chung dòng máu Việt 2020 do Viện Huyết học Truyền máu TW phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức vào sáng 3/12.
Không cần bồi dưỡng nhiều đạm, thịt bò trước khi đi hiến máu
Lễ phát động chương trình Hiến máu tình nguyện "Chung dòng máu Việt năm 2020", đánh dấu năm thứ 11 liên tiếp Samsung chung tay khắc phục tình trạng thiếu hụt máu tại Việt Nam. Bắt đầu được thực hiện từ năm 2010, tính đến thời điểm hiện tại, Samsung Việt Nam đã hiến tặng tổng cộng hơn 87.000 đơn vị máu. Dự kiến, chương trình năm nay sẽ đóng góp thêm hơn 10.000 đơn vị máu.
Trao đổi với phóng viên bên lề sự kiện, giải thích vì sao việc xây dựng và duy trì người hiến máu tình nguyện lại là giải pháp quyết định để giảm thiểu những rủi ro cho người bệnh lây nhiễm HIV, viêm gan C, viêm gan B thậm chí giang mai..., ông Lê Lâm cho biết đó là câu chuyện của "cả quá trình lịch sử không chỉ riêng Việt Nam mà cả các nước trên thế giới".
Theo đó, cách đây vài chục năm nguồn máu chủ yếu từ những người bán máu, không kiểm tra được sức khoẻ, không theo dõi được quá trình lịch sử sức khoẻ của họ chính vì thế nguồn máu họ bán chất lượng không bằng như hiện nay.
"Chính vì vậy, cho đến thời điểm bây giờ có thể nói 100% nguồn máu được tiếp nhận từ những người hiến máu tình nguyện - nguồn máu có chất lượng thì đảm bảo hoàn toàn chất lượng.
Mặc dù đã yên tâm nhưng trong quy trình hiến máu, chúng tôi vẫn có quá trình sàng lọc để loại trừ, ví dụ như HIV, viêm gan B, viêm gan, giang mai, sốt rét để đảm bảo được chất lượng một đơn vị máu truyền cho người bệnh đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối giống như tiêu chuẩn quốc tế', ông Lâm bày tỏ.
Phó Viện trưởng Viện huyết học và Truyền máu Trung ương cũng nhấn mạnh, nhều người thường có quan niệm sai lầm phải bồi bổ, ăn nhiều thịt bò để "lấy sức" trước khi đi hiến máu.
"Điều này là không cần thiết", ông Lâm nói và cho biết " người trước khi đi hiến máu, quan trọng hàng đầu là hiến máu thường xuyên và đều đặn theo định kỳ một năm một người tối đa có thể hiến máu 4 lần".
"Trước những hôm hiến chúng ta sinh hoạt đều đặn, bình thường. Trước khi hiến máu đội ngũ nhân viên y tế một lần nữa kiểm tra sức khoẻ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn thì mới được hiến máu.
Không nên bồi dưỡng, ăn nhiều thịt bò trước khi đi hiến máu. Bởi nếu chúng ta ăn chế độ giàu dinh dưỡng, bồi bổ nhiều quá vào hôm trước đi hiến máu thì huyết tương sẽ bị đục. Cho nên không cần thiết phải ăn một khẩu phần thức ăn nhiều protit", ông Lâm cho biết.
Sau khi hiến máu, theo ông Lâm chúng ta vẫn ăn uống bình thường và bổ sung những loại rau quả có nhiều chất sắt (màu đỏ, cà rốt) ngoài ra có lúc này có thể ăn thêm thịt bò và các loại thức ăn bình thường.
"Người hiến máu không cần phải suy nghĩ rằng do hiến máu mất nhiều máu nên cần phải bổ sung cái gì mà coi như bình thường, cơ thể tự tái tạo. Đặc biệt việc hiến máu này còn giúp cơ quan tái tạo máu của cơ thể được rèn luyện giống như chúng ta tập thể dục", ông Lâm nhấn mạnh.
Phát hiện trường hợp lá lách "lang thang" hiếm gặp Một người phụ nữ bị đau bụng đến khoa cấp cứu và rất sốc khi biết được nguồn gốc dẫn đến cơn đau của mình. Đó là lá lách của cô di chuyển lệch khoảng 30 cm so với vị trí ban đầu. Tình trạng hiếm gặp được gọi là lá lách "lang thang" này xảy ra khi các dây chằng có chức...