Những cách giữ phong độ cho sức khỏe tuổi 40
Nhìn chung, 40 là độ tuổi sung mãn về sức khỏe, chạm đỉnh thành đạt của sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng chính trong độ tuổi này, nhiều vấn đề về sức khỏe bắt đầu xuất hiện gây tâm lý lo lắng cho nhiều người.
Nhiều người ở tuổi 40 đã có bệnh xương khớp.
Vậy đâu là nguyên nhân và cách hạn chế tích cực nhất để có thể giữ được phong độ khi chạm ngưỡng cửa tuổi 40 và bước qua…
Tìm hiểu về tuổi thọ trung bình
Tuổi thọ trung bình của loài người nói chung, từ thuở khai thiên lập địa đến nay là một con số dịch chuyển và điều may mắn là nó… lớn dần theo thời gian. Qua việc khai quật các nghĩa trang cổ, ngành Khảo cổ học đưa ra kết luận có những dân tộc mà tuổi thọ trung bình chỉ là 18!
Ngày nay, tuổi thọ không ngừng tăng cao nhờ điều kiện kinh tế và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Những tiến bộ vượt bậc của nền y học hiện đại và việc chế tạo ra các thuốc men, phương tiện y học và phương pháp điều trị đã giúp cho loài người có cơ hội sống khỏe hơn và lâu hơn. Do đó, tuổi trung bình chung cũng không ngừng tăng cao.
Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO/ OMS) tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới hiện nay là 71. Riêng người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất là 81, người Việt Nam là 72. Các nghiên cứu tại nhiều quốc gia cùng cho thấy, tuổi thọ trung bình của nữ giới thường cao hơn nam giới.
Chạm vào ngưỡng cửa
Nếu lấy một con số lý tưởng, tuổi thọ trung bình chung của con người trên khắp hành tinh xanh này là 80, thì khi chạm vào ngưỡng cửa tuổi 40, coi như là đã sống qua nửa đời người. Những người bước qua cột mốc tuổi bốn mươi thường thấy cơ thể có nhiều chuyển biến.
Sức khỏe “từ trong nhà, ra ngoài phố” không còn được “sung” như xưa. Nhiều người bắt đầu cảm nhận được những dấu hiệu bất thường mà trước đây chưa từng thấy bao giờ.
Ngày xưa, khi tuổi thọ còn thấp, điều kiện chăm sóc sức khỏe giới hạn, người sống đến 40 tuổi đã là “thọ” và những ai có của ăn của để đều tổ chức cái gọi là “mừng thọ tứ tuần”, nhất là các vị quan và những gia đình phú hộ.
Chuyện xưa, dần chìm sâu vào dĩ vãng. Tuy nhiên, người bước qua tuổi 40 vẫn phải hứng chịu những “gánh nặng” về mặt sức khỏe. Đó là sự đe dọa của các loại bệnh tật thường gặp trong độ tuổi này.
Một số bệnh mang tính sinh lý, nghĩa là do cơ thể sống lâu phải hao mòn bớt. Một số khác thực sự là bệnh mắc phải. Trong đó có những bệnh là hậu quả của thói quen và hành vi sinh hoạt tạo bất lợi cho cơ thể như hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, ăn uống không điều độ, lười vận động…
Những bệnh thường gặp
- Bệnh do thuốc lá
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã xác định thuốc lá có đến vài ngàn loại hóa chất khác nhau. Trong đó, hơn 200 loại gây tác hại cho sức khỏe và 40 loại có khả năng gây ung thư cho người và các động vật thí nghiệm.
Người nghiện thuốc rất dễ mắc các bệnh như viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim và ung thư phổi. Muốn tránh các bệnh này cần chấm dứt việc hút thuốc lá càng sớm càng tốt. Với nhiều người, việc chấm dứt hút thuốc không phải là điều dễ dàng, do công việc, do quan hệ giao dịch và do thói quen…
Tuy nhiên, ngày nay việc “nói không với thuốc lá” đang dần trở thành phong trào. Bên cạnh đó là quy định của pháp luật về việc cấm hút thuốc lá tại các công sở hoặc những nơi công cộng. Người hút thuốc lá dần trở nên… cá biệt, lạc lõng.
Luật pháp nhiều nước phạt nặng những ai hút thuốc lá tại nơi bị cấm hút. Ý thức và việc chấp hành pháp luật của người Việt Nam nghiện thuốc lá e rằng cần phải có thêm thời gian và các biện pháp mạnh để tạo sự chuyển biến.
- Bệnh lý hệ tuần hoàn
Tình trạng xơ vữa mạch máu bắt đầu xuất hiện do sự lắng đọng của một thành phần gọi là cholesterol máu. Sự lắng đọng này làm cho mạch máu không còn tính đàn hồi như trước mà trở nên cứng, giòn và dễ vỡ.
Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành… là những vấn đề về tim mạch thường gặp nhất. Bệnh đái tháo đường tuy là một bệnh lý thuộc về chuyên khoa nội tiết nhưng lại là “bà con gần gũi” với các vấn đề tim mạch và tạo ra một vòng luẩn quẩn đe dọa đến đời sống của người bệnh.
Một chế độ ăn uống hợp lý: Không ăn quá mặn hoặc không ăn quá ngọt, không ăn nhiều mỡ động vật, khuyên nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh sự thừa cân, béo phì và việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày sẽ hạn chế được các nguy cơ nêu ra ở trên.
- Bệnh lý ở mắt
Bước qua tuổi 40 đa số nam và nữ mắt không còn nhìn được “tinh” như xưa. Mỗi khi đọc sách báo họ phải đưa ra thật xa mới nhìn thấy rõ hoặc cần sự trợ giúp của kính lão, trừ những người đã mắc tật cận thị trước đó.
Một số người “con ngươi” bị đục gây nhìn mờ. Đó là do mắc bệnh đục thủy tinh thể, còn gọi là bệnh cườm mắt. Khắc phục bằng cách mổ đặt thủy tinh thể nhân tạo khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa mắt. Sau mổ, mắt người bệnh sẽ nhìn thấy được một cách rõ ràng hơn.
- Bệnh lý hệ tiết niệu – sinh dục
Những “trục trặc” về chuyện phòng the bắt đầu xuất hiện. Nhiều người rơi vào cơn khủng hoảng tình dục, vì phong độ giảm sút một cách rõ rệt cả về ham muốn và hoạt động. Sự trợ giúp của các loại thuốc tăng cường sinh lực và các loại rượu “ông uống bà khen” như là một phương tiện cứu cánh mà các đấng mày râu công khai hoặc bí mật chọn lựa. Tuy nhiên, không ít người lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười do mặt trái của chúng mang lại.
Tốt nhất, không nên sử dụng chúng theo những lời rỉ tai hoặc đồn thổi, mà cần có căn cứ khoa học, trên cơ sở tư vấn của các nhà chuyên môn. Thần dược Viagra và các thuốc có tác dụng tương tự vừa là phương tiện cứu cánh, vừa tiềm ẩn những là tai họa khó lường của những người đang có vấn đề tim mạch.
Do đó, những loại thuốc “tăng cường” này cần được sử dụng một cách cẩn thận sau khi có sự tham vấn của các nhà chuyên môn. Một liều thấp có hiệu quả luôn tốt hơn là liều tối đa và tránh mọi sự lạm dụng.
Ở nam giới tuyến tiền liệt có khả năng phì đại gây ra bệnh u xơ tiền liệt tuyến với các biểu hiện tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu rơi ướt bàn chân. Các biểu hiện này xảy ra do sự trương phình của tuyến tiền liệt gây chèn ép đường dẫn nước tiểu thoát ra ngoài.
Khi việc đi tiểu trở thành mối bận tâm lo lắng thường trực, một cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ của tuyến tiền liệt là cần thiết nhằm giải phóng đường tiểu.
- Bệnh lý hệ xương khớp
Tuổi 40 là độ tuổi lao động chính nên thường gánh vác các việc nặng nhọc gây ra tác động không tốt đến khung xương. Bên cạnh đó, xương cũng bắt đầu có hiện tượng thoái hóa gây ra cảm giác đau nhức mơ hồ.
Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm gây đau vùng lưng và chân, gây ảnh hưởng đến sự vận động và hoạt động sống hàng ngày. Vì vậy, cần thận trọng trong những công việc quá nặng, tránh các chấn thương gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cơ xương khớp.
Phụ nữ thường mắc bệnh thoái hóa cột sống sớm và nhiều hơn nam giới do quá trình “mang nặng đẻ đau”, chuyển canxi cho thai nhi phát triển, mất máu và mất canxi do sinh đẻ và do kinh nguyệt hàng tháng.
Sự lắng đọng các phân tử hữu hình là acid uric gây ra bệnh gút (Gout/ Goutte) là “nỗi khổ mang tính đàn ông”, vì thường thấy xảy ra ở nam giới. Đặc biệt ở những người thích… lai rai.
Sau một chầu hoan hỉ nâng cốc với bạn bè trở về, cơn đau bắt đầu xuất hiện, thường là ở chân với các u cục nổi lên và đau đến… thấu trời xanh. Hạn chế chất đạm (protein) sẽ giúp cho khổ chủ bớt được các cơn đau cấp tính do bệnh gút gây ra. Sử dụng thuốc điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh lý hệ tiêu hóa
Xơ gan và ung thư dạ dày là các bệnh ở đường tiêu hóa thường gặp trong độ tuổi 40. Quá trình uống bia rượu lâu ngày làm thương tổn các tế bào gan gây ra bệnh xơ gan.
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm không đạt chất lượng như đậu phụng bị mốc và các loại hóa chất cũng góp phần gây ra bệnh xơ gan.
Các biểu hiện gợi ý nghĩ đến khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày bao gồm ăn uống kém ngon, buồn nôn và nôn, da và niêm mạc nhạt màu, thiếu máu… và thậm chí là xuất huyết dạ dày.
Không riêng gì ở độ tuổi 40, người khôn ngoan luôn là người biết cách phòng bệnh hơn là để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị trong muộn màng và ân hận. Làm điều gì đó tốt cho sức khỏe hoặc ngược lại đều do mỗi người tự quyết định. Sự lựa chọn khôn ngoan cũng chính là giữ gìn hạnh phúc cho gia đình vậy!
Giải pháp để hệ xương khớp khỏe mạnh
Cao hổ cốt lâu nay vẫn được quảng cáo là "thần dược" chữa trị các bệnh về xương khớp. Thế nhưng sự thật có đúng như vậy không vẫn còn nhiều người mơ hồ. Chúng ta cần đi tìm những giải pháp bền vững để có hệ xương khớp khỏe mạnh.
Ảnh minh họa.
Hiểu đúng về cao hổ cốt
Để biết được cao hổ cốt có thực sự tốt cho xương khớp hay không cần tìm bản chất của nó. Thực tế trong thành phần cao hổ chủ yếu là canxi photphat, magie photphat và canxin cacbonnat cùng một lượng lớn protein... những chất trong xương của nhiều loại động vật đều có.
Chúng không có quá nhiều khác biệt. Dược sĩ Trần Lâm Huyến (trong bài nghiên cứu cao động vật - dược học) khi phân tích tỷ lệ cấu thành ở các loại cao như cao hổ cốt, cao ban long, cao khỉ, cao gấu... không thấy có khác biệt nhiều.
Theo tìm hiểu của tôi, trong đông y có khoảng 17.000 bài thuốc nhưng chỉ có 50 bài thuốc có vị thuốc động vật. Tuy nhiên nhiều người lại xem thành phần động vật là bài thuốc thần kỳ chữa bách bệnh đặc biệt là xương khớp. Từ đó tự ý sử dụng không theo hàm lượng nhất định.
Phải biết rằng ngay cả các bài thuốc có thành phần động vật cũng phải sử dụng đúng vị, đúng hàm lượng mới mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Vị động vật chỉ là một vị trong các bài thuốc ấy.
Th.S.BS Trần Quốc Khánh, Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức
Vậy vì sao người ta lại đẩy giá bán cao hổ cốt cao đến như vậy. Tất cả đều mang mục đích thương mại, đánh vào tâm lý người mua. Nếu không thận trọng người mua còn có thể mua phải hàng giả. Trên thực tế việc mua cao hổ cốt giả không ít vì lượng hổ trong tự nhiên khá hiếm và không còn nhiều cao hổ để bán trên thị trường.
Việc dùng cao hổ cốt giả có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Là một bác sĩ tôi chưa bao giờ nghĩ khi có vấn đề xương khớp nên sử dụng cao hổ cốt. Khi có bất cứ vấn đề gì về xương khớp bệnh nhân cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, có phác đồ điều trị và hướng dẫn tập luyện, ăn uống phù hợp.
Những giải pháp để có hệ xương khớp khỏe mạnh
Điều đầu tiên cần quan tâm về dinh dưỡng chính là uống nhiều nước, không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia nhất là những loại rượu mạnh trên 30 độ. Nhiều người nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi nhưng thuốc lá cũng là một trong những tác nhân gây bệnh xương khớp. Ngoài ra nên chú ý ăn nhiều trái cây, sữa chua và các loại hạt (đậu, lạc, hành nhân, mắc ca), những loại hạt này đặc biệt tốt cho người bị xương khớp.
Với những người bị xương khớp nên nằm nệm cứng, tránh gối cổ quá cao, tránh ngồi lâu một tư thế, tránh bê vật nặng đột ngột, tránh đi guốc quá cao vì như vậy có thể gây tổn thương cổ chân, khớp gối, khớp cột sống thắt lưng. Cần lưu ý tránh chơi thể thao khi chưa khởi động.
Đây là một nguyên tắc nhiều người quên khiến cho hệ xương khớp dễ bị tổn thương. Nên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên mỗi ngày. Với những người thường xuyên sử dụng máy tính, nên để ngang tầm mắt tránh phải cúi thấp ảnh hưởng xương khớp, đồng thời cuộc sống hiện đại ngày nay mọi người sử dụng điện thoại quá nhiều, phải cúi cổ lâu cũng không tốt. Ngoài ra cần tẩy giun định kỳ cho các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, một trong những giải pháp dự phòng bệnh xương khớp chính là kiểm soát cân nặng. Hầu hết những người thừa cân béo phì đều gặp các vấn đề về xương khớp đặc biệt khớp cột sống lưng, khớp háng, gối và cổ chân. Những người có vấn đề xương khớp bình thường có thể chơi mọi môn thể thao, còn những người bị cột sống lưng nên tránh những môn như tránh chạy bộ nhanh mạnh, cầu lông, tennis, bóng chuyền. Những người này có thể bơi, đạp xe, bóng bàn, tập gym, yoga hoặc nhảy nhẹ nhàng. Với bệnh lý khớp gối nên đạp xe, bơi, yoga dưỡng sinh...
Cần bổ sung dưỡng chất khoa học đúng hàm lượng, thành phần được các nhà khoa học chứng minh và khuyến cáo. Khi bị xương khớp chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung các dưỡng chất khoa học như: canxin nhất là phụ nữ sau tuổi 55, bổ sung glucosamin, các vitamin nhóm vitamin A...
Tuy nhiên khi sử dụng những dưỡng chất này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa không nên tự ý sử dụng. Hiện nay các sản phẩm bổ sung cho xương khớp được bán rất nhiều trên thị trường, nhiều người thường có quan niệm cứ uống là tốt nên chủ động uống khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Mỗi người có thể chất, có sức khỏe xương khớp khác nhau nên việc bổ sung cũng không hoàn toàn giống nhau.
Khi có bệnh lý xương khớp phải đi khám bác sĩ chuyên khoa, không tự ý chữa trị khi không biết chính xác mình mắc bệnh lý nào. Hiện nay vẫn có tình trạng bệnh nhân bị đau là đi tiêm. Việc khám chuyên khoa giúp người bệnh xác định chính xác bệnh, có phác đồ điều trị phù hợp, có chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
Một số lưu ý, không tự ý sử dụng các loại "thuốc tiên" được quảng cáo tràn lan, không tự ý đến các thầy lang bốc thuốc vì hậu quả của việc dùng thuốc không đúng, không rõ nguồn gốc là hết sức khủng khiếp.
Thứ hai, với phụ nữ nhất là phụ nữ trên 55 tuổi cần chủ động đo loãng xương vì loãng xương là một trong những bệnh lý hay gặp, thời gian chữa cũng mất khoảng 3-5 năm. Với những phụ nữ đã thực hiện phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc có điều trị ung thư vú nên kiểm tra loãng xương sớm hơn.
Hiện nay y học đang rất phát triển nên nhiều bệnh lý xương khớp có thể điều trị tốt, mang lại một cuộc sống bình thường khỏe mạnh cho người bệnh. Nhưng lưu ý dù khám hay chữa trị bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa, có uy tín để tránh tiền mất tật mang.
Người phụ nữ 37 tuổi bị thoái hóa, lệch đốt sống cổ, bác sĩ cảnh báo tác hại của việc nghiện dùng điện thoại di động Sự phổ biến của điện thoại thông minh giúp ích rất nhiều cho cuộc sống, nhưng cũng mang đến nhiều hệ lụy về sức khỏe nếu sử dụng sai cách. Một người phụ nữ 37 tuổi họ Trần đã phải đến Phòng khám Y học Trung Quốc Zhongxiao Changshengkang ở Đài Loan để điều trị sau 1 thời gian dài giữ thói quen...