Những biến chứng nguy hiểm nào khi người mắc đái tháo đường ngưng dùng thuốc điều trị?
Hàng loạt các biến chứng sớm, nguy hiểm đến tính mạng nếu người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) không tuân thủ các chế độ điều trị.
Theo Th.S – BS Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết T.Ư), người bệnh ĐTĐ có cuộc sống khỏe mạnh nếu duy trì được lối sống khoa học, uống thuốc điều đặn, đặc biệt là biết lắng nghe cơ thể mình một cách cẩn trọng.
Ngược lại, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc các biến chứng sớm, nguy hiểm đến tính mạng nếu như không tuân thủ các chế độ điều trị.
Sự gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ cũng làm gia tăng tỷ lệ biến chứng của bệnh, nhất là biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ cần đươc theo dõi, điều trị đúng, đủ, điều trị lâu dài, kéo dài đến hết cuộc đời.
Vận động thể lực phù hợp, kiểm soát cân nặng ngăn chặn nguy cơ mắc đái tháo đường. Ảnh NGỌC THẮNG
Mục tiêu điều trị là kiểm soát chỉ số glucose (đường) máu ở mức độ cho phép để giảm thấp nhất các nguy cơ biến chứng.
Bác sĩ Quỳnh Mai lưu ý, nếu người bệnh ĐTĐ không kiểm soát được glucose máu tốt trong giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề về mắt, thận, tim, tổn thương mạch máu, bệnh lý bàn chân… và các ảnh hưởng kèm theo là: gia tăng chi phí y tế, stress về tài chính, giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và có thể tử vong.
Qua thực tế tiếp nhận các bệnh nhân đến khám gần đây, một bác sĩ công tác tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết T.Ư chia sẻ, không phải ai cũng tuân thủ điều trị theo hướng dẫn trên. Việc không tuân thủ kéo theo những biến chứng cấp tính như: hạ đường huyết, nhiễm toan ceton (một trong các biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nhanh) và hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng đường máu, các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Ngoài ra, những biến chứng mạn tính được ghi nhận như: biến chứng thần kinh, loét chân và đoạn chi cắt chi, biến chứng tim mạch, biến chứng suy thận, biến chứng mắt, suy giảm nhận thức.
Theo bác sĩ Mai, để giúp người bệnh hiểu đúng hơn về việc kém tuân thủ điều trị sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, Bệnh viện Nội tiết T.Ư thường xuyên tổ chức các buổi giáo dục sức khỏe, để cùng trò chuyện và thấu hiểu hơn tâm lý của người bệnh, qua đó giúp người bệnh ĐTĐ hiểu rõ và cần tuân thủ nghiêm túc các chế độ điều trị.
Bác sĩ Mai đặc biệt lưu ý, việc tuân thủ phác đồ điều trị là chìa khóa vàng để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sống chung với bệnh. Trong điều trị ĐTĐ lâu dài, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác, tự quản lý của người bệnh về tuân thủ thuốc điều trị, chế độ ăn uống, vận động thể lực…
Người bệnh ĐTĐ để đạt được mục tiêu cần tuân thủ các chế độ điều trị, bao gồm:
Video đang HOT
Chế độ sử dụng thuốc.
Chế độ ăn uống.
Thay đổi thói quen sống (ngừng hút thuốc lá, thay đổi thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe; tăng cường hoạt động thể lực…).
Kiểm soát đường huyết.
Khám sức khỏe định kỳ.
Số điện thoại trực hướng dẫn về thủ tục khám tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư: 0967920880
(Bệnh viện Nội tiết T.Ư)
Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường ở nam và nữ có gì khác?
Có đến 6/10 người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không hề có triệu chứng.
Vì vậy điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu sớm từ trong ra ngoài.
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nam cao hơn nữ. Thống kê cho thấy 2,4% nam giới trong độ tuổi từ 35 đến 44 mắc bệnh tiểu đường so với chỉ 1,2% ở phụ nữ cùng lứa tuổi.
Hầu hết các triệu chứng bệnh tiểu đường là giống nhau ở nam và nữ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, nữ giới thường phát hiện bệnh sớm hơn nam giới và nữ giới cũng có nguy cơ bị các biến chứng nặng hơn nam giới.
Có đến 2/3 các trường hợp tiểu đường loại 2 ở các bé gái được phát hiện. Có thể do những thay đổi của tuổi dậy thì xảy ra sớm hơn ở các bé gái so với bé trai.
Biết các dấu hiệu cảnh báo và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng vì bệnh có thể không được phát hiện suốt 10 năm hoặc hơn nữa.
Vì lý do này, cho đến khi được phát hiện, hơn một nửa bệnh nhân tiểu đường đã bị biến chứng.
Vậy, những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường là gì và chúng có khác nhau ở nam và nữ không?
Sau đây là những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường ở nam và nữ, theo nhật báo Express (Anh).
Các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường
Hầu hết các triệu chứng bệnh tiểu đường là giống nhau ở nam và nữ. Các triệu chứng chung là:
Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
Luôn cảm thấy khát nước
Cảm thấy rất mệt mỏi
Sụt cân
Ngứa vùng kín
Liên tục bị loét miệng
Vết thương lâu lành
Mờ mắt
Cả nam và nữ đều có thể gặp phải các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như cắt cụt chi, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh tim mạch và bệnh thận nếu không kiểm soát bệnh, theo Express.
Gần một nửa nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng bị rối loạn chức năng cương
Các triệu chứng bệnh tiểu đường nói chung giống nhau ở nam và nữ, nhưng có một số khác biệt khi khởi phát bệnh và khi bệnh tiến triển.
Phụ nữ cũng có một số triệu chứng sớm như nhiễm trùng nấm men sinh dục, nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo trang web y tế News-Medical Net, nam giới có thêm triệu chứng mất khối lượng cơ và bị nhiễm nấm ở vùng kín.
Cần lưu ý rằng có đến gần một nửa (45%) nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng bị rối loạn chức năng cương do tổn thương thần kinh, tổn thương cơ và mạch máu, theo Express.
Và cả nam giới không thừa cân vẫn bị tiểu đường, gây rối loạn chức năng cương và giảm khối lượng cơ, có thể do suy giảm mức hóc môn nam testosterone.
News-Medical Net cho biết phụ nữ dễ bị biến chứng bệnh tim, bệnh thận và trầm cảm hơn nhiều so với nam giới, khiến phụ nữ dễ nguy hiểm đến tính mạng hơn.
Phụ nữ cũng có một số triệu chứng sớm như nhiễm trùng nấm men sinh dục, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm ở miệng. Một số phụ nữ bị rối loạn chức năng "yêu".
Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với nam giới và có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng đe dọa tính mạng hơn, theo Express.
Nữ sinh 13 tuổi nguy kịch vì uống 3 chai nước ngọt mỗi ngày Khi cấp cứu tại TP.HCM, bệnh nhi đã rơi vào tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô và tái nhợt. Trước đó, em có thói quen uống nhiều nước ngọt đến mức thiếu kiểm soát. Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), đây là một bệnh...