Nhớ lắm những món ăn tuổi thơ thời 8X (Phần 1)
Chỉ nghe nhắc đến tên những món ăn đơn sơ đã thành quá khứ là cả khoảng trời ký ức hiện về vẹn nguyên và thuần khiết đến nao lòng.
Người ta nói trẻ con mau quên. Giận đấy, cười đấy, khóc đấy rồi lại phụng phịu và làm hòa ngay được. Ấy thế nhưng mỗi người khi nhắc đến “ngày xưa ơi” đều có thể kể vanh vách những kỷ niệm xa lơ lắc tưởng chừng vùi lấp bởi bao thú vui và hay nỗi buồn mới trong cuộc đời.
Không ít trong số đó là khoảng trời ký ức chung của những đứa trẻ cùng thời, đặc biệt là những thức quà rẻ tiền nhưng gắn bó với cả thế hệ.
Khi nhắc về kẹo kéo, 8X sẽ không nhớ đến hình ảnh các anh thanh niên cầm đàn hát nhảy cạnh cái loa ở các quán nhậu như hiện nay mà nhớ về đường làng nhỏ nhỏ văng vẳng tiếng chuông leng keng, leng keng. Bác bán kẹo kẽo kẹt xe đạp, vừa đi vừa lặp lại câu quen thuộc: “Ai kẹo kéo đê…”. Nghe mà muốn tứa nước miếng.
Nhâm nhi kẹo kéo dẻo thơm, ngọt béo từ đầu lưỡi rất thú vị (Ảnh internet).
Hồi ấy còn nghèo khó, việc được cho tiền ăn quà là dịp hiếm nên trẻ nhỏ cứ trông mãi đôi dép đứt, cái chậu thau hỏng để được đổi lấy vị ngọt ngào của loại kẹo đặc biệt. Đang mải chơi mà thấy kẹo kéo là chạy thật nhanh về nhà khuân hết “của để dành” ra.
Có khi chỉ một đứa có điều kiện mua đổi nhưng nguyên bọn chung xóm cùng vây quanh cái xe đạp, mắt chăm chăm nhìn từng cử động của bác bán kẹo.
Tay bác to, thô kệch, sạm đen màu nắng mà khéo léo làm sao khi cầm khăn vuốt vào cục kẹo lớn thành từng miếng kẹo nhỏ vừa miệng bọn trẻ đang hau háu (Ảnh internet).
Kẹo kéo – món ăn tuổi thơ – chẳng thể tham mà nhanh ăn cho hết. Cần từ từ, nhâm nhi từng chút một mới ngấm cái thơm thơm, dẻo dẻo, béo ngọt từ môi, lan trong khoang miệng, thấm nơi đầu lưỡi.
Thế nên, thoảng hoặc qua phố, ngồi hàn huyên bạn bè, những đứa trẻ bây giờ đã lên chức cha mẹ vẫn muốn mua vài chiếc kẹo kéo nay chào mời tận nơi để nhớ về những tháng ngày thèm cả cục đường, đua nhau chạy theo bóng xe kẹo kéo xa dần, nhớ lúc chạy chơi cứ mong ngóng mãi tiếng rao: Ai kẹo kéo đê…
Video đang HOT
Hồi bé, rất nhiều người thắc mắc tại sao từ mầm thóc có thể cho ra loại chất ngọt quánh đặc dẻo quẹo như mạch nha. Rồi tại sao cái chỗ mạch nha vàng ươm đẹp mắt sau một hồi được người bán hàng quấy đảo kéo qua kéo lại có thể chuyển sang màu trắng tinh, ngon lành đến thế.
Đối với trẻ thơ, tất cả như trò chơi ma thuật mà chỉ các dì, các mẹ gánh bán mạch nha mới làm được (Ảnh internet).
Do vậy, thưởng thức kẹo mạch nha ngày ấy không chỉ là sự hài lòng khi sở hữu thứ ngon ngọt tận đáy lòng mà còn là niềm vui thích được chứng kiến kỹ năng điêu luyện của người bán.
Mạch nha quấn tròn ở đầu que tre nhỏ sẽ được thêm đậu phộng rang, dừa nạo và ép giữa hai miếng bánh tráng quế.
Trẻ cứ thế cầm que tre và thưởng thức quà ngon. Nếu kẹo kéo – món ăn tuổi thơ – ngọt đậm thì mạch nha nhẹ nhàng, vừa vừa nhưng được bổ sung vị ngậy ngậy, thơm dai của dừa và đậu phộng.
Cái quánh đến dính răng của mạch nha hòa chung cái giòn đối lập của bánh tráng bên ngoài càng khiến món ăn thăng hoa, quyện mãi vào ký ức (Ảnh internet).
Và kể cả ít tiền, các dì, các mẹ cũng sẵn lòng bán phần kẹo chỉ mạch nha không để con trẻ xoa dịu sự háo hức trước ngọt ngào. Đối với trẻ con, tan học mà được hưởng trọn vẹn chiếc kẹo này vui sướng không kém mẹ đi chợ sắm cho cặp sách hay đôi dép mới.
Kẹo cao su con vẹt
Thứ kẹo ban đầu thì ngọt, sau nhai mãi mà không hết được trẻ con 8X đặc biệt yêu thích và gọi bằng cái tên dung dị: kẹo cao su.
Thời ấy, loại kẹo phổ biến nhất là kẹo có in hình chú vẹt đen ở ngoài (Ảnh internet).
Chỉ một chiếc kẹo cao su – món ăn thời 8X -nhưng có thể bày đủ trò chơi với nó. Nếu là đôi bạn thân, kẹo sẽ được chia làm hai. Còn nếu không, nó sẽ trở thành món đồ “nổi bật hóa bản thân” vì không phải đứa nào cũng có.
Sau khi tận hưởng hết vị ngọt đường ban đầu, trẻ con có thể thổi bong bóng xem của ai to hơn và cười vang khi bóng cao su vỡ. Rồi còn trò dùng tay kéo miếng kẹo trong miệng ra hết cỡ mà không làm “đứt dây”, sau đó, ngửa mặt lên trời và dùng miệng thu lại những gì đã kéo quả là thú vui… khó hiểu của trẻ con.
Đặc biệt, sau lớp vỏ ngoài cùng đủ màu xanh, đỏ, vàng kẹo còn có lớp vỏ thứ hai có in hình người máy, anh hùng. Đây lại là trò khác mà chỉ trẻ con mới “dám” thực hiện. Thay vì lấy nước lọc, nước mưa, chúng dùng lưỡi liếm vào hình đó cho thấm… nước bọt rồi ịn lên tay, chân, trán, má… Sau một hồi đập đập vỗ vỗ, kiên nhẫn ngồi chờ, lớp vỏ này được bóc đi, để lại trên da hình “xăm” và tha hồ tự hào khoe đám bạn. Trẻ con thích kiểu xăm này đến mức từ chối tắm rửa vì sợ trôi mất hình đẹp.
Kẹo cao su đa năng như thế nên trẻ thế hệ 8X bất kể con nhà giàu nghèo đều bị mê hoặc (Ảnh internet).
Thậm chí, nhai kẹo hết một ngày, tối còn dính vào cúc áo hoặc dính lên tường, sáng hôm sau mắt nhắm mắt mở đã vội gỡ ra… nhai lại là chuyện bình thường.
Giờ singum đủ loại mùi vị, đủ nhãn hàng nhưng không thể nào có cảm giác ngon thích sâu tận trong mơ như thời cao su con vẹt ngày xưa.
Theo Eva
Ăn sim tím, nhớ tuổi thơ
Những trái sim tím, chín mọng, ngọt lịm khiến tôi nhớ về tuổi thơ đầy ắp nụ cười giữa núi rừng ngát xanh đầy nắng và gió.
Những trái sim tím chín mọng và ngọt lịm
Ngày nhỏ, cứ độ tháng 6, tháng 7 (Âm lịch), tôi và mấy đứa nhỏ trong xóm lại tìm cách trốn mẹ đi hái sim. Mà nào đâu phải gần. Những bụi sim to, quả ngon phải đi tận vào sâu trong rừng thì mới có. Xa là thế chúng tôi vẫn lụi cụi trèo đèo, lội suối để vào đến bãi sim.
Chúng tôi mang theo một cái túi thật to, thậm chí là hai túi để đựng bởi có hai loại sim đặc trưng là sim trâu (quả to) và sim bò bo (quả nhỏ). Với những đứa "sành" ăn sim, sim trâu luôn là mục tiêu mỗi chuyến đi. Hái được một túi đầy ắp rồi ngồi dưới gốc cây, vừa trốn nắng, vừa lựa những quả chín mọng ăn trước. Những quả mới chín tới thì cất dành, mai mới ăn.
Ngày đó, bà nội tôi còn dặn, khi ăn sim thì nên ăn cả tai sim (mỗi quả sim có khoảng 5 cái tai) để tránh bị đau bụng. Vậy là nguyên quả sim hái xuống là cho vào miệng nhai mà không cần phải bóc tách như những thứ quả khác.
Nhưng cũng có một "cảnh báo" mà đứa trẻ nào cũng biết đó là nếu ăn quá nhiều sim sẽ bị táo bón. Dù biết vậy song mỗi năm được một mùa sim nên chẳng đứa nào chịu bỏ qua thứ quả khoái khẩu này mà cứ ăn lấy ăn để cho đến khi cây sim chỉ còn trơ cành lá. Rồi cứ thế, bao mùa sim trôi qua...
Những quả sim tím nhỏ xinh làm xao xuyến tâm hồn
Không dễ gì để hái được một rổ sim như thế này
Tuổi thơ của những đứa trẻ miền núi luôn gắn bó với sim
Hôm qua, lúc ra chợ, tôi bắt gặp hai cô bé ngồi bán quả sim với giá 3.000 đồng/bát. Ngồi trò chuyện với hai cô bé mới biết các em đang cố gắng kiếm tiền từ những rổ sim đi hái giữa trưa hè nắng nóng để mua sách vở cho năm học mới. Nhìn cô bé ngồi bên rổ sim, bỗng thấy kỷ niệm tuổi thơ của mình ùa về...
Theo ihay
Những món ăn vặt lạ ở Nhật Bản Kẹo ở Nhật Bản không nhất thiết phải ngọt mà có thể mặn, tanh vị mực khô hoặc thậm chí có cả vị kim chi chua cay. Các đồ ăn vặt cũng rất kì lạ. Là quốc gia luôn gây sốc trên mọi phương diện, đồ ăn vặt Nhật Bản cũng khiến không ít người ngỡ ngàng. 1. Kem vị thịt Nghe đến...