Nhiều trường tư Hà Nội chờ học sinh tiêm mũi 2 xong mới dạy học trực tiếp
Dù đã được phép mở cửa đón học sinh khối 12 trở lại học trực tiếp nhưng tại một số trường THPT công lập có tỷ lệ các em đến lớp khiêm tốn, còn các trường ngoài công lập vẫn xin lùi thời gian mở cửa trường học.
Từ ngày 6/12 đến nay, UBND TP Hà Nội đã cho phép học sinh khối 12 của các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn 30 quận/huyện/thị xã được đến trường học trực tiếp sau hơn 7 tháng phải học trực tuyến vì dịch. Công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn phòng dịch luôn là ưu tiên hàng đầu của các trường, tuy nhiên tỷ lệ các em đến lớp khiêm tốn.
Trong ngày 9/12, tại Trường THPT Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chỉ ghi nhận 1 học sinh đến trường học trực tiếp trong khi những ngày trước đó, tỷ lệ học sinh đi học tại trường cũng không nhiều.
Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do học sinh của trường thuộc khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao cộng với tâm lý còn e ngại trước tình hình dịch tại Hà Nội của một số phụ huynh. Lãnh đạo nhà trường khẳng định, dù học sinh đến trường nhiều hay ít thì trường vẫn chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất để dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Thầy Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, nhà trường luôn tuân thủ và tiến hành nghiêm ngặt các khâu về an toàn phòng dịch trong trường học. Khi thành phố cho phép mở cửa đón học sinh khối 12 đi học lại, nhà trường thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm được thông tin cùng các biện pháp phòng dịch tại trường.
Trong ngày 9/12, có 200/279 học sinh của nhóm học ngày lẻ đến trường, chiếm hơn 70%. Những ngày trước đó, tỷ lệ các em đi học trực tiếp đạt trên dưới 80%. Một số em không đến lớp vì những lý do khác nhau.
Dù nhà trường chuẩn bị kỹ càng để đón học sinh nhưng phụ huynh vẫn còn tâm lý e ngại.
Video đang HOT
“Thực tế, một bộ phận phụ huynh vẫn có tâm lý lo ngại trước tình hình dịch tại Hà Nội còn phức tạp nên chưa cho con đến lớp. Chúng tôi luôn quán triệt tới giáo viên chủ nhiệm các lớp cần tiếp tục tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh về các giải pháp của trường trong công tác phòng chống dịch.
Các em đang học cuối cấp nên thời gian này cần tận dụng tối đa các giờ lên lớp để học trực tiếp với thầy cô. Hiệu quả của học trực tuyến không thể bằng được học trực tiếp. Nhà trường luôn sẵn sàng các phương án để đảm bảo an toàn cho học sinh”, thầy Nhâm chia sẻ.
Trường ngoài công lập chưa đón học sinh
Đại diện Trường THCS- THPT Lương Thế Vinh cũng cho biết, riêng học sinh khối 12 của trường có tới 1.900 em, trong đó nhiều phụ huynh bày tỏ mong muốn lùi kế hoạch đi học trở lại. Do đó, nhà trường đợi học sinh tiêm xong mũi 2 (dự kiến ngày 16/12) và có đủ kháng thể mới cho các em đi học lại từ đầu tháng 1/2022.
Tại quận Cầu Giấy, hệ thống các trường THPT ngoài công lập cũng có đề xuất gửi về Phòng GDĐT, Sở GDĐT về việc lùi thời gian mở cổng trường. Tại quận Nam Từ Liêm, chỉ có Trường Lômônôxốp là đơn vị ngoài công lập đón học sinh đi học theo đúng kế hoạch của Sở GDĐT Hà Nội.
Ngoài ra, các trường THPT hiện vẫn đang dạy học trực tuyến như: THPT Hoàng Long, THPT Thực nghiệm, Trường Quốc tế Hà Nội…
Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho biết, trong những tháng học sinh dừng đến trường học trực tuyến ông rất mong mỏi ngày được mở cổng trường. Thế nhưng khi được TP cho phép học sinh đi học trở lại, phụ huynh lại mong muốn tạm dừng thêm một thời gian.
Trường tiến hành khảo sát ý kiến phụ huynh ở 2 cơ sở, trong đó có nơi chỉ có 26% phụ huynh đồng ý cho con tới trường, có nơi tỉ lệ này chỉ đạt 17%. Do đó, ông đành đóng cửa trường, cho thầy trò tiếp tục dạy học trực tuyến. “Sau khi học sinh tiêm xong mũi thứ 2, trường sẽ tiếp tục lấy ý kiến học sinh về việc mở cửa trường học để dạy trực tiếp”, ông Khang nói.
Với những trường hiện nay đang dựa trên ý kiến của phụ huynh chưa tổ chức dạy học trực tiếp, ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết tại cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT sáng 8/12, Sở GD-ĐT đã quán triệt chỉ đạo hiệu trưởng các trường phải có trách nhiệm, một mặt cần tăng cường công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh về công tác phòng, chống dịch của nhà trường để giúp phụ huynh yên tâm; mặt khác phải giúp gia đình và học sinh hiểu sự cần thiết của việc các em đi học trực tiếp.
Cũng theo ông Tiến, hiệu quả của việc đi học trực tiếp cũng như công tác phòng dịch nghiêm túc ở trường sẽ lan tỏa và giúp thay đổi quan điểm đối với những phụ huynh và học sinh vẫn còn e ngại đến trường trực tiếp.
Chỉ có 1 học sinh đến trường, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng
Dù Hà Nội cho học sinh lớp 12 trở lại trường học trực tiếp (từ ngày 6/12) nhưng số lượng đi học khiêm tốn, có trường chưa được10 em đến lớp.
Chỉ có 1 học sinh đến trường, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì? (Nguồn: Vietnamnet)
Tại Trường THPT Trần Nhân Tông có tất cả 681 học sinh khối 12 chia làm 15 lớp. Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, mỗi buổi học chỉ có 50% số lớp 12 đến trường, cụ thể, trường chia 7 lớp học trực tiếp vào các ngày Thứ Hai - Thứ Tư- Thứ Sáu; 8 lớp còn lại đến trường vào Thứ Ba - Thứ Năm - Thứ Bảy. Như vậy, theo kế hoạch, mỗi ngày trường sẽ đón khoảng hơn 300 học sinh khối 12.
Bà Phạm Thị Kiều Oanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, do thực tế tình hình dịch bệnh tại địa bàn nên trong ngày đầu tiên 6/12, chỉ có 33 học sinh đến trường, đạt khoảng 10% tổng số học sinh của nhóm học ngày chẵn.
Thế nhưng, đó chưa phải là con số thấp nhất. Bởi ngày 7/12, số học sinh đến trường chỉ là 9. Như vậy, tổng cộng cả 2 buổi đầu tiên trở lại trường chỉ có 42/681 học sinh đi học trực tiếp, chỉ hơn 6,1% trên tổng số học sinh khối 12 của trường.
Ngày 8/12, có 27 học sinh (tức đã giảm 6 em, từ 33 xuống 27 ở nhóm học sinh học ngày chẵn) đến trường.
Còn ngày hôm nay 9/12, được biết, chỉ có duy nhất 1 em (tức đã giảm 8 em, từ 9 xuống 1 ở nhóm học sinh học ngày lẻ) đến trường.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, chuyện này là bình thường vì một bộ phận cha mẹ học sinh còn tâm lý e ngại nên không dám cho con trở lại trường.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn đánh giá rất cao các trường dù có rất ít học sinh đi học nhưng vẫn tổ chức dạy học trực tiếp và linh hoạt các hình thức để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo ông Tiến, cách làm của Trường THPT Trần Nhân Tông là điển hình cho nỗ lực để trường học có thể dần mở cửa trở lại.
Với những trường hiện dựa trên ý kiến của phụ huynh chưa tổ chức dạy học trực tiếp, ông Tiến cho hay, tại cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT sáng 8/12, Sở GD&ĐT đã quán triệt chỉ đạo hiệu trưởng các trường cần thể hiện rõ trách nhiệm.
Theo đó, một mặt cần tăng cường công tác tuyên truyền tới phụ huynh về phòng, chống dịch của nhà trường để giúp họ yên tâm; mặt khác, phải giúp gia đình và học sinh hiểu giá trị của việc đi học trực tiếp.
Ông Tiến cho hay, khi UBND thành phố đã quyết định cho học sinh trở lại trường thì các cơ sở giáo dục cần thực hiện nghiêm túc và đáp ứng nhu cầu được đến trường của học sinh, dù ở đâu đó số lượng này là rất nhỏ: "Tôi cho rằng hiệu quả của việc đi học trực tiếp cũng như công tác phòng dịch nghiêm túc ở trường sẽ lan tỏa và giúp thay đổi quan điểm đối với những phụ huynh và học sinh còn e ngại".
Học sinh và giáo viên đề xuất giảm bớt môn thi Kỳ thi vào lớp 10 trường THPT công lập đang đến gần trong khi học sinh khối 9 ở các quận nội thành Hà Nội vẫn đang học trực tuyến, chưa xác định ngày nào được đi học trực tiếp. Áp lực chồng áp lực khiến cả nhà trường, phụ huynh và học sinh đều mong muốn sớm có quyết định phương án...