Nhiều bà mẹ chỉ quan tâm cân nặng mà quên mất chiều cao của con và hệ quả nhãn tiền
Hiện nay, nhiều bà mẹ chỉ quan tâm đến sự phát triển cân nặng, mà chưa quan tâm, chú ý đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ cứ tăng cân đều đều dẫn đến thừa cân từ lúc nào cũng không hay biết.
Nhiều bà mẹ chỉ quan tâm cân nặng mà quên mất chiều cao của con và hệ quả nhãn tiền
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bố mẹ cần kiểm soát cân nặng ở mức “nên có” của trẻ để dự phòng tình trạng thừa cân – béo phì. Bởi khi trẻ thừa cân, béo phì sẽ đối diện với rất nhiều nguy cơ bệnh tật. Lúc đó, việc giảm cân lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc đánh giá cân nặng chiều cao của trẻ rất đơn giản. Chỉ cần cân và thước, hàng tháng, bà mẹ cân trẻ và đo chiều cao vào một ngày nhất định, trước lúc ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác (chú ý chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo).
Với trẻ dưới 24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và từ 24 tháng tuổi trở lên đo chiều cao đứng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000gam (3kg). Nếu cân nặng dưới 2.500 gam (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500 gam). Do vậy, điều quan trọng nhất bà mẹ phải tự nhận thấy con mình đang phát triển bình thường, hay phát triển lệch một trong 2 chỉ số về cân nặng hay chiều cao, từ đó đưa ra chế độ ăn phù hợp với nhu cầu phát triển để dự phòng sớm thừa cân – béo phì.
Theo đó, một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng.
Ví dụ: Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000 gam (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500-600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg).
Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:
Xn = 9,5 kg cộng 2,4 kg x ( N-1)
(Trong đó: Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg); 9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi; 2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻ tính theo năm).
Như vậy, với trẻ 1 tuổi thì cân nặng là:
9,5 kg cộng 2,4 kg x ( N-1) = 9,5 cộng 2,4 kg x (1-1) = 9,5kg
Với trẻ 2 tuổi thì cân nặng là:
9,5kg cộng 2,4kg x (2-1) = 9,5kg cộng 2,4kg = 11,9kg
Tương tự, với chiều cao, BS Nguyễn Văn Tiến cho biết, khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87cm (bằng 1/2 chiều cao người trưởng thành), trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96cm, trẻ từ 4 – 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2cm/năm.
Chiều cao trung bình của trẻ từ 2 tuổi có thể áp dụng công thức sau:
Video đang HOT
Xc = 95,5 cm cộng 6,2 cm x (N-3)
(Trong đó: Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm); 95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi; 6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻ tính theo năm)
Ví dụ với trẻ 4 tuổi thì chiều cao là:
95,5cm cộng 6,2cm x (4-3) = 95,5 cm cộng 6,2cm x 1 = 101,7cm.
Trả lời câu hỏi, làm thế nào để xác định được trẻ béo phì, BS Tiến cho biết, bà mẹ cần phải biết chính xác cân nặng, chiều cao của trẻ, sau đó dựa vào bảng Z-score cân nặng/chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 để đánh giá theo ngưỡng phân loại trên.
Cụ thể: Đối với trẻ dưới 5 tuổi được coi là đã bị thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao hiện đã vượt quá 2 độ lệch chuẩn (SD) nhưng chưa vượt quá 3 SD; Trẻ bị béo phì khi có chỉ số cân nặng so với chiều cao vượt quá 3 SD.
Đối với trẻ trên 5 tuổi (6-19 tuổi) bị thừa cân khi có BMI theo tuổi vượt quá 2 SD nhưng chưa vượt vượt quá 3 SD (2SD
Để giúp trẻ thừa cân béo phì, các bác sĩ đã đưa ra hướng điều trị trong đó, chế độ ăn là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát chế độ ăn trẻ không tăng cân hoặc tăng
Tiếp đến là thể dục trị liệu. Đây là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Theo đó, các bậc phụ huynh nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được. Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh cũng cần phải giải thích cho trẻ biết những hậu quả của béo phì cũng như khó hoà nhập với các bạn ở trường hoặc bị bạn trêu đùa. Trong 1 số trường hợp béo phì mức độ nặng cần chuyển trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.
Nếu cơ thể có 7 dấu hiệu này nghĩa là bạn cần phải giảm cân ngay lập tức
Nếu chỉ số BMI của bạn đã trên 24,9 và bạn có một số triệu chứng dưới đây, tiến sĩ Myo Nwe khuyên nên tìm cách giảm cân càng sớm càng tốt...
Nhiều người nghĩ rằng cân nặng là chìa khóa quyết định hình dáng cơ thể, điều này tuy đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì ngoài ra cân nặng còn có tác động không nhỏ đến sức khỏe của mỗi chúng ta. Khi cơ thể bạn chứa quá nhiều chất béo, nó có thể tích tụ và gây viêm ở khắp mọi nơi.
Trên tờ Cosmopolitan, tiến sĩ Myo Nwe (bác sĩ giảm cân ở Bang Nam Carolina, Mỹ) chia sẻ rằng: Theo thời gian, tình trạng viêm do thừa mỡ có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, bệnh tim và các loại ung thư khác nhau. Theo tiến sĩ, giảm cân có thể làm giảm các triệu chứng và thậm chí khắc phục tổn thương.
Một trong những chỉ số quyết định xem bạn có đang thừa cân hoặc thừa mỡ hay không đó là BMI (chỉ số BMI bình thường là từ 18,5 đến 24,9). Nếu chỉ số BMI của bạn đã trên 24,9 và bạn có một số triệu chứng dưới đây, tiến sĩ Myo Nwe khuyên nên tìm cách giảm cân càng sớm càng tốt
7 dấu hiệu của một người cần phải giảm cân lập tức
1. Việc tập thể dục của bạn trở nên khó khăn
Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải công nhận rằng hoạt động thể chất là một phần cần thiết của lối sống lành mạnh. Nhưng nếu lượng mỡ trong cơ thể quá lớn, chúng ta sẽ dễ bị đuối sức, mệt mỏi và rất khó thể thực hiện các bài tập phức tạp.
Dù vậy, bạn vẫn nên xây dựng cho mình một lịch trình ăn và tập luyện phù hợp, nếu từ bỏ tập thể dục thì lượng mỡ sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Nhưng nếu lượng mỡ trong cơ thể quá lớn, chúng ta sẽ dễ bị đuối sức, mệt mỏi và rất khó thể thực hiện các bài tập phức tạp.
2. Tiếng ngáy của bạn rất to
Không phải lúc nào ngủ ngáy cũng là do thừa cân nhưng hầu như tất cả những người thừa cân, béo phì đều mắc chứng ngủ ngáy. Nguyên nhân khiến những người béo phì thường xuyên ngáy to là do cơ thể tích trữ chất béo quanh cổ, làm thu hẹp đường thở gây ra tình trạng thở nông, hay hụt hơi hoặc ngừng thở.
Theo tiến sĩ Nwe, ngáy to khiến chất lượng giấc ngủ của bạn kém đi, làm bạn có thể ngưng thở khi ngủ vì vậy đang ở trong tình trạng này bạn nên giảm cân càng sớm càng tốt.
3. Bạn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày
Tình trạng viêm do mỡ thừa có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi. Theo tiến sĩ Nwe, nếu bạn có chỉ số BMI cao và khi thực hiện các hoạt động dễ dàng như đi lại, mua sắm cũng đủ khiến bạn kiệt sức thì rất có thể việc tăng cân chính là thủ phạm. Lúc này, một phương án giảm cân hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Tình trạng viêm do mỡ thừa có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi.
4. Bạn luôn thấy đói mặc dù đã ăn nhiều
Dù đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn sai thực phẩm, như kẹo, thiếu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh giúp bạn no lâu. Nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng của tình trạng kháng insulin hoặc bệnh tiểu đường loại 2 (đi kèm triệu chứng thị lực mờ, tê ở chân tay, thường xuyên khát nước) - đặc biệt nếu bạn đã có chỉ số BMI cao trong nhiều năm. Các căn bệnh này thường xảy ra do tình trạng béo phì hoặc thừa mỡ, giảm cân có thể cải thiện tình trạng bệnh.
5. Bạn bị huyết áp cao hoặc cholesterol cao
Tiến sĩ Nwe nói rằng giảm cân có thể làm giảm tình trạng huyết áp cao hoặc cholesterol cao mà không cần dùng thuốc, đặc biệt cách này được đánh giá là an toàn hơn, rẻ hơn và bền vững hơn nhiều.
6. Chu vi vòng eo của bạn lớn hơn 35 inch (khoảng 88,9cm)
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỡ bụng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, cholesterol cao và huyết áp cao. Tiến sĩ Nwe cho biết, nếu chỉ số BMI của bạn tăng cao và vòng eo của bạn vượt quá 35 inch, bạn nên nghĩ đến việc giảm cân càng sớm càng tốt.
7. Gia đình từng có người qua đời vì bệnh ung thư
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, chất béo dư thừa có thể tạo ra estrogen dư thừa, có liên quan đến ung thư vú và các loại hormone khác có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u.
Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù không có nhiều bằng chứng lâm sàng để chứng minh rằng giảm cân có thể bảo vệ bạn hoàn toàn, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy càng giữ cân nặng cân đối thì nguy cơ ung thư càng thấp.
Làm thế nào để có thể giảm cân mà không phải ăn kiêng?
Để giảm cân hiệu quả lâu dài, tốt nhất bạn nên thực hiện từ từ. Thậm chí nhiều chuyên gia trên trang Webmd còn đánh giá bạn có thể làm được điều đó mà không phải ăn kiêng nếu điều chỉnh các lối sống đơn giản sau đây:
- Ăn sáng mỗi ngày:
Bà Elizabeth Ward, (tác giả cuốn sách The Pocket Idiot's Guide to the New Food Pyramids), cho biết: "Nhiều người nghĩ rằng bỏ bữa sáng là một cách tuyệt vời để cắt giảm lượng calo, nhưng bỏ bữa sáng thường khiến họ có xu hướng ăn nhiều hơn suốt cả ngày". Những người thường xuyên ăn sáng sẽ có chỉ số BMI thấp hơn những người bỏ bữa sáng. Bạn có thể dùng một bát ngũ cốc nguyên hạt với trái cây và sữa ít béo để bắt đầu ngày mới nhanh chóng và bổ dưỡng.
- Hạn chế ăn đêm:
Tốt nhất là bạn nên hạn chế ăn đêm nếu muốn giảm cân, tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn cách uống một tách trà, ngậm một viên kẹo cứng hoặc thưởng thức một cốc sữa chua nếu bạn thèm món gì đó ngọt sau bữa tối, nhưng sau đó hãy đánh răng vì như vậy bạn sẽ ít ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác - bác sĩ Elaine Magee, tác giả của cuốn Comfort Food Makeovers gợi ý.
- Lựa chọn loại nước ít calo:
Đồ uống có đường làm tăng lượng calo, nhưng không làm giảm cảm giác đói như các loại thức ăn đặc. Hãy thỏa mãn cơn khát của bạn bằng nước lọc, sữa tách béo hoặc ít béo.... Hãy thử một ly nước ép rau củ bổ dưỡng và ít calo để kìm hãm những cơn thèm ăn của bạn.
Hãy thử một ly nước ép rau củ bổ dưỡng và ít calo để kìm hãm những cơn thèm ăn của bạn.
- Ăn nhiều thịt ức gà:
Ức gà đã được công nhận là một trong những loại thịt không chứa chất béo, bởi chúng chỉ có phần thịt nạc mà thôi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thường xuyên ăn ức gà sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ ở dạng cô đặc, đốt cháy mỡ thừa ở dạng mô mỡ vô cùng hiệu quả. Cho nên, chị em đang ăn kiêng nhưng thèm ăn thịt có thể thêm ngay ức gà vào bữa ăn của mình.
Trẻ béo phì có nguy cơ gì và các biện pháp khắc phục thừa cân Hiện nay, số lượng trẻ béo phì ngày càng gia tăng nhiều hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thực trạng này vô cùng đáng báo động vì khi bị béo phì, bé sẽ gặp phải rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi phát hiện ra trẻ béo phì, cha mẹ cần có những biện pháp khắc phục...