Nhà hàng chuyên món Trung ở TP.HCM
TP.HCM không thiếu những nhà hàng phục vụ món Trung. Trong đó, bạn nên một lần ghé 4 địa chỉ dưới đây để thưởng thức các món ăn lạ vị, độc đáo.
Ẩm thực Trung Quốc sở hữu hàng loạt món ăn hấp dẫn cho bạn nếm thử. Nếu yêu thích các món Hoa, bạn có thể tới TP.HCM để bắt đầu hành trình khám phá loạt địa chỉ ăn uống đặc sắc.
Chuyên Gia Lẩu
Nằm ở trung tâm quận 1, Chuyên Gia Lẩu là địa chỉ phục vụ nhiều món Hoa lạ miệng. Trong đó, bạn không nên bỏ qua món lẩu chuẩn vị ẩm thực Trung Quốc. Nếu ưa cay, thực khách có thể chọn lẩu hải sản, Tứ Xuyên. Trong khi, lẩu xí quách có vị ngọt thanh đặc trưng.
Giờ mở cửa: 11-23h
Giá: Khoảng 50.000-300.000 đồng/người
Chất lượng: 7,8/10
Thực khách đánh giá:
Hoa Lê: “Quán hơi hẹp nhưng sáng sủa, sạch sẽ. Tôi gọi lẩu Tứ Xuyên, vị dễ ăn, không quá cay nồng. Các món ăn kèm đa dạng (gồm bắp bò, nghêu, nấm, tôm viên, bò viên phô mai, đậu hủ trứng Nhật, rau…). Giá phải chăng”.
Linh Trang: “Nhân viên nhiệt tình, thân thiện. Chỗ để xe rộng rãi. Tôi chọn lẩu Tứ Xuyên với mức cay thường. Vị khá cay nồng với tôi. Nước lẩu ngon. Điểm trừ là nước chấm không đặc sắc”.
Các loại lẩu Hong Kong (Trung Quốc) là món đặc trưng của quán. Ảnh: Foodholicvn.
Hao Yu
Nếu muốn thưởng thức lẩu cá nướng ấm bụng ngày mưa gió, bạn có thể ghé Hao Yu. Đây là nhà hàng phục vụ món ăn độc đáo này, có tiếng nhất nhì TP.HCM. Không gian bên trong rộng rãi, thoáng mắt. Cách thiết kế lạ mắt, mang đậm phong cách Trung Hoa.
Giờ mở cửa: 11-14h và 17-22h
Giá: Khoảng 50.000-500.000 đồng/người
Chất lượng: 8/10
Thực khách đánh giá:
Hoàng Trung: “Quán phục vụ chủ yếu các món về cá. Mỗi loại cá ở đây có giá 420.000-580.000 đồng/con, đủ cho 3-4 người ăn. Thịt cá chắc, tươi. Bạn có thể chọn một trong 6 loại sốt. Trong đó, sốt vị ớt Tứ Xuyên không dành cho người ăn cay kém như mình. Các món ăn kèm khác có giá từ 40.000 đồng”.
Yến Nhi: “Tôi thích nhất món cá sốt huyết Trùng Khánh. Ngoài cá, các món phụ không quá đặc sắc, khá nhạt. Giá cả khá hợp lý với quán ăn có mặt tiền ngay trung tâm. Nếu muốn thử nhiều món, bạn nên rủ đông người bởi một phần cá khá to”.
Hao Yu là nhà hàng cá nướng Tứ Xuyên đầu tiên ở TP.HCM. Ảnh: Maryderoux, yum.onthetable.
C.TAO
C.TAO là nhà hàng Trung Hoa hấp dẫn với các món dimsum, vịt quay, gà quay, xá xíu… Ngoài ra, nhà hàng cũng là địa chỉ ăn uống phù hợp với những tín đồ mê ẩm thực, yêu thích check-in, sống ảo. Không gian C.TAO rộng rãi, sang chảnh với nhiều góc chụp hình đẹp.
Giờ mở cửa: 10-14h và 17-22h
Giá: Khoảng 150.000-300.000 đồng/người
Chất lượng: 7,5/10
Thực khách đánh giá:
Như Phạm: “Tôi đi nhóm 8 người. Mỗi người một sở thích nhưng nhân viên rất chịu khó tư vấn giới thiệu các món. Đồ ăn phục vụ nhanh. Vị các món khá vừa miệng. Ấn tượng nhất là há cảo với vị ngon, lạ miệng”.
Thao Huỳnh: “Vị trí trung tâm. Không gian sang trọng. Đồ ăn ngon. Quán không quá đông khách nên yên tĩnh. Tuy nhiên, giá khá cao so với mặt bằng chung. Dimsum hơi ít lựa chọn”.
C.TAO được thực khách đánh giá cao về không gian và chất lượng món ăn. Ảnh: Gqbooking, thaihoa.305, damthutrang.
Chang Kang Kung
Hấp thủy nhiệt kiểu Hong Kong là món ăn dinh dưỡng, phù hợp cho những buổi gặp mặt gia đình. Làm chín bằng cách hấp thủy nhiệt giúp lưu giữ các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe trong thực phẩm. Để thưởng thức món Hoa lạ miệng này, Chang Kang Kung là địa chỉ yêu thích của nhiều tín đồ ẩm thực TP.HCM.
Giờ mở cửa: 10-22h
Giá: Khoảng 100.000-500.000 đồng/người
Chất lượng: 7,6/10
Thực khách đánh giá:
Linh Linh: “Thực đơn đa dạng, gồm rau củ, hải sản, thịt cá, dimsum… Đồ ăn phục vụ tươi và ngon. Các món ăn được hấp phía trên. Phía dưới là phần gạo trắng để khách thưởng thức món cháo cuối cùng. Các món ăn được hấp theo thời gian quy định. Nước chấm hơi mặn”.
Hà Ly: “Giá cả không rẻ lắm nhưng đáng để thử một lần. Tôi thích nhất dimsum, tôm. Phần cháo có thể gọi thêm cá, trứng muối và sườn heo ăn kèm. Cháo trắng trộn trứng vịt muối có mùi hơi nồng. Quán đông khách nhưng nhân viên phục vụ nhanh chóng, tận tình”.
Không gian quán không quá rộng rãi, sang trọng nhưng sạch sẽ. Ảnh: Tranha2406, tebefood.
Công thức tự pha nước lẩu ở nhà hàng gây tranh cãi
Thay vì bỏ số tiền cao hơn để gọi nước lẩu có vị đặc trưng, một số người tận dụng nguyên liệu có sẵn ở quầy pha chế.
Chiêu tiêu dùng thông minh khi đi ăn lẩu
Trào lưu ăn uống tiết kiệm đang được lan truyền trên mạng xã hội. Video hướng dẫn cách ăn lẩu "kẹt sỉ" của cô gái Trung Quốc chỉ hết 8 tệ (27.000 đồng) đã nhận phải sự chỉ trích của cộng đồng mạng nước này nhưng một số khác lại cho rằng cô gái biết cách chi tiêu. Mới đây, kênh ẩm thực trên Tiktok Việt Nam vừa chia sẻ mẹo tự pha nước lẩu bằng cách tận dụng nguyên liệu pha nước chấm tại một nhà hàng nổi tiếng cũng thu hút sự chú ý của nhiều người.
Theo đó, khi đến nhà hàng này, bạn gọi nồi lẩu 4 ngăn nhưng chỉ lấy một vị lẩu duy nhất, ba ô còn lại là nước trong (nước lẩu có tính phí). Vị lẩu nên gọi là cà chua - hương vị "huyền thoại" của chuỗi nhà hàng này. Với 3 ngăn còn lại, bạn có thể lần lượt tự pha được 3 vị là lẩu Tứ Xuyên, lẩu Thái và lẩu hải sản.
Vị lẩu Thái được pha bằng ớt bằm, thịt bò viên bằm, muối, tói, dầu hào. Vị lẩu hải sản có công thức là sốt hải sản, thịt bò viên bằm, muối và tỏi. Còn vị lẩu cay Tứ Xuyên gồm ớt bằm, ớt bột, dầu hào, muối. Sau khi pha một thứ một muỗng, bạn trộn đều và đổ vào khay nước lẩu trong là hoàn thành. Hương vị so với bản gốc đều "một chín một mười", không khác biệt quá nhiều.
Mẹo nhỏ này cũng vấp phải nhiều ý kiến phản hồi tiêu cực vì cho rằng, cách làm này là hành động không đẹp và kém sang, nhất là khi tới thưởng thức ở một nhà hàng sang trọng như vậy. Tuy nhiên, không ít người cũng bênh vực hành động trong video. Bởi lẽ, nhà hàng đã thu phí nước chấm là 40.000 đồng. Tại quầy này, nhà hàng còn hướng dẫn cách pha nước lẩu để thực khách tự làm theo. Do đó, hành động này không bị nhà hàng hạn chế, hơn nữa cũng là cách tiêu dùng thông minh. Bạn cũng có thể gia giảm hương vị theo khẩu vị của mình mà không phải phụ thuộc vào công thức cố định của nhà hàng.
Ngày mưa gió xì xụp ăn lẩu quả là nhất nhưng chị em có biết món này đã 2000 năm tuổi? Bảo lẩu "xưa như trái đất" là có thật, nhưng nguồn gốc đích thực của lẩu thì chịu không ai biết. Không phải lẩu ếch măng cay trên phố Phó Đức Chính hay lẩu bò kobe ở tỉnh Hyogo, hôm nay chị em mình tám chuyện về cái nôi có thể nói là lâu đời nhất của lẩu: Trung Quốc. Khoảng 2 năm...