Nguyên nhân và cách phòng bệnh tim
Trung bình cứ 4 phụ nữ thì có 1 người chết vì bệnh tim, nhưng ngạc nhiên là nó không được quan tâm đúng mức, theo Healthgrades.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tim – Ảnh: Shutterstock
Là kẻ thù giết người rất đáng sợ, nhưng bệnh tim không ám ảnh phụ nữ bằng các bệnh khác như ung thư vú cho đến khi họ nhận ra nó nguy hiểm như thế nào. Do đó, trang bị một ít kiến thức để bảo vệ sức khỏe của tim nhằm hướng tới việc ngăn ngừa bệnh tim là điều mà mọi phụ nữ cần làm.
Kiểm tra huyết áp định kỳ
Việc đầu tiên để ngăn ngừa bệnh tim là kiểm tra huyết áp mỗi khi đến bác sĩ, đồng thời, khi bước vào tuổi 20, sau mỗi năm đều phải kiểm tra mức cholesterol. Muốn sức khỏe tim mạch tối ưu, huyết áp luôn được duy trì mức dưới 120/80, và tổng số cholesterol dưới 200 mg/dL (trong đó LDL cholesterol dưới 100 mg/dL, HDL cholesterol trên 50 mg/dl, và triglycerid dưới 150 mg/dL).
Tầm soát các yếu tố nguy cơ
Bạn có bị béo phì hoặc thừa cân? Bạn có hút thuốc lá hoặc lười hoạt động thể chất? Bạn có bệnh tiểu đường? cholesterol cao? hoặc huyết áp cao?… Tất cả các yếu tố này đều dễ dẫn tới nguy cơ bị bệnh tim mạch. Theo Healthgrades, hơn 3/4 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có ít nhất một yếu tố nguy cơ kể trên, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm cách kiểm soát.
Video đang HOT
Béo phì hoặc thừa cân dễ dẫn tới nguy cơ bị bệnh tim mạch – Ảnh: Shutterstock
Kích thích tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Sau thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố estrogen có xu hướng giảm đi nên gây nhiều rủi ro cho sức khỏe tim mạch. Thêm vào đó, các hormone trong thuốc tránh thai cũng đóng vai trò làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo các chuyên gia y tế, uống thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim (nếu bạn hút thuốc, trên 35 tuổi, hoặc có các yếu tố nguy cơ khác). Ở những phụ nữ khỏe mạnh không hút thuốc lá, thuốc tránh thai nói chung là an toàn.
Tiền sử gia đình
Nguy cơ bệnh tim sẽ tăng lên nếu một người thân trong gia đình là nam có bệnh tim trước tuổi 55 hoặc nếu một phụ nữ họ hàng gần bị bệnh tim trước tuổi 65. Tuy nhiên, yếu tố di truyền này có thể được phá vỡ nếu như bạn thực hiện thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh. Bạn không thể kiểm soát gien của mình, nhưng bằng cách chọn lựa chế độ ăn uống và các hoạt động tốt cho tim, bạn sẽ may mắn thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Thói quen tốt giúp ngăn ngừa bệnh tim
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra những người lười vận động, nguy cơ bị bệnh tim mạch vành tăng gấp đôi so với những người siêng năng hoạt động thể chất. Bạn có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách thường xuyên vận động, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, kiểm soát mức cholesterol và huyết áp trong phạm vi cho phép.
Thường xuyên tập thể dục giúp tim khỏe mạnh – Ảnh: Shutterstock
Vòng eo ảnh hưởng đến trái tim
Chỉ số khối cơ thể (BMI) quá lớn kết hợp cùng với một vòng bụng phì nhiêu sẽ đẩy bạn đứng trước nguy cơ bệnh tim. Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hai chỉ số này.
Kiểm soát bệnh tiểu đường giúp tim khỏe
Tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tim, do lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn hại các mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả các mạch máu ở tim. Kiểm soát bệnh tiểu đường có nghĩa là ổn định đường huyết ở mức cho phép, từ đó sẽ giúp tim khỏe.
Tim cần được nghỉ ngơi
Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là hội chứng ngủ ngưng thở làm tăng nguy cơ bệnh tim. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn đang bị tình trạng này. Cũng giống như mọi cơ quan khác trong cơ thể, tim cũng cần được nghỉ ngơi. Vì thế, một giấc ngủ chất lượng là cách giúp tim khỏe.
Triệu chứng đau tim khá tinh tế
Thông thường, biểu hiện đặc thù của bệnh tim là đau ngực và ngã quỵ, nhưng bên cạnh đó, khi tim có vấn đề cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, khó thở, đau hoặc tức ngực, ngất, đau lưng, và kiệt sức.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Lý do nên ăn dâu tây mỗi ngày
Ăn vài quả dâu tây mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng trừ bệnh tim, ung thư, dưỡng da mịn màng.
Theo Style Craze, dâu tây có nhiều lợi ích cho da, làm sạch da tự nhiên, ngăn ngừa mụn, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Dâu tây là nguồn tuyệt vời vitamin C tẩy tế bào chết, se khít lỗ chân lông, dưỡng da mịn màng. Quả dâu tây cũng chứa axit salicylic và ellagic có thể làm giảm đốm đen. Làm mặt nạ bằng cách xay nhuyễn dâu tây trộn với mật ong để dưỡng da 2 lần trong tuần.
Ảnh: Style Craze
Ăn dâu tây tốt cho tim mạch. Thành phần chất chống oxy hóa và polyphenol trong dâu tây bảo vệ trái tim bạn. Chỉ cần thêm dâu tây vào chế độ ăn bằng cách xay sinh tố hoặc ăn cùng sữa chua vào buổi tối giúp trái tim khỏe mạnh.
Dâu tây là nguồn của vitamin C và chất xơ bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư thực quản và ruột kết. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư, dâu tây giàu ellagic, một chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình hình thành tế bào ung thư, tiêu diệt một số tế bào ung thư khác.
Thêm dâu tây vào chế độ ăn kiêng rất có lợi. Quả dâu chứa anthocyanins, chất chống oxy hóa hỗ trợ sản xuất hormone adiponectin, kích thích trao đổi chất và ức chế sự thèm ăn.
Như Mây
Theo VNE
Sữa chua phòng ngừa huyết áp cao ở phụ nữ Một nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi tuần ăn từ 5 phần sữa chua trở lên giúp phụ nữ giảm nguy cơ huyết áp cao. Ảnh minh họa Theo kết quả nghiên cứu, những phụ nữ ăn hơn 5 khẩu phần sữa chua mỗi tuần đã giảm 20% nguy cơ bị huyết áp cao so với những người chỉ ăn 1 phần mỗi...