Nguy hại ‘chết người’ từ màng bọc thực phẩm
Chất tạo dẻo DEHP có trong các loại màng bọc thực phẩm có thể gây vô sinh, tăng nguy cơ ngộ độc cho người dùng.
Màng bọc thực phẩm rất tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày, vì thế con người ngày càng ỷ lại vào nó. Chỉ cần dùng bọc lên rau, quả, đồ ăn thừa là chúng ta cảm thấy yên tâm. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, có nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trong hầu hết các loại màng bọc thực phẩm, nhà sản xuất đều có sử dụng thêm chất hoá dẻo để tăng độ dẻo dai cho màng bọc như DEHP, DEHA…
Video đang HOT
Chất tạo dẻo như DEHP thì có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng. DEHA là chất dẻo đã bị bị cấm sử dụng gần chục năm vì có thể gây ảnh hưởng đến hormone, làm rối loạn nội tiết, khiến estrogen tăng, nội tiết tố nam giảm khiến nữ sớm dậy thì, nam vô sinh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Chọn và sử dụng màng bọc đúng cách
Việc chọn và sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách rất quan trọng. Đa số, người tiêu dùng chỉ biết sử dụng mà ít ai có hiểu biết mức độ độc hại của những loại màng bọc này. Nên mua màng bọc của thương hiệu có uy tín, đã có đăng ký và kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý.
Nên chọn màng bọc PE vì loại này nhà sản xuất thường ít cho thêm phụ gia tạo dẻo. Người tiêu dùng có thể phân biệt màng bọc PE và PVC qua màu sắc độ dính. Màng bọc PE thường có màu trắng, dễ bóc, khi sờ vào ít dính tay còn màng bọc PVC có màu vàng, khó bóc, dính chặt, ở nhiệt độ cao có mùi hắc.
Một điều cần lưu ý, màng bọc dù hàng xịn thì cũng không nên sử dụng khi thức ăn còn nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Vì khi ở nhiệt độ cao, các chất trong nilon sẽ thị phôi ra, ngấm vài thực phẩm, ăn phải chất này lâu ngày có thể gây dị ứng, viêm da, ung thư,…
Vì vậy, không nên bọc khi thức ăn còn quá nóng, thực phẩm có nhiều dầu mỡ… để tránh những tác hại do màng bọc gây ra với sức khỏe. Màng bọc PVC nên dùng với thực phẩm chưa qua chế biến, màng nhôm không bọc cho thực phẩm giàu axít, màng PE phù hợp bảo quản thức ăn đã qua sơ chế.
Theo Khoevadep
Ngồi máy tính nhiều dễ bị chết sớm
Thế giới hiện đại buộc chúng ta phải ngồi nhiều hơn: lái xe - ngồi, làm việc - ngồi, xem tivi - ngồi, dùng máy tính - ngồi. Tuy nhiên, nếu không muốn chết sớm, đừng ngồi nhiều.
Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới được các nhà nghiên cứu tại Toronto (Canada) thực hiện. Theo đó, ngồi một chỗ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc chết sớm dù có tập thể dục đi chăng nữa. Các tác giả đi đến kết luận này sau khi phân tích 47 trường hợp ngồi thụ động quá lâu (sedentary behavior).
Ảnh minh họa
Họ điều chỉnh dữ liệu để đưa vào hoạt động tập luyện của một số người và phát hiện việc chúng ta ngồi ì cả ngày ảnh hưởng nhiều hơn hẳn so với lợi ích thu được từ tập thể dục. Tất nhiên, bạn càng vận động nhiều, ảnh hưởng của việc ngồi một chỗ càng giảm đi.
Nghiên cứu chỉ ra ngồi thụ động quá lâu có thể dẫn đến tử vong do suy nhược và ung thư cũng như gây nên các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lười vận động thể chất được xác định là yếu tố nguy hiểm thứ 4 có thể khiến loài người tử vong. Ngồi một chỗ quá lâu, từ 8 đến 12 tiếng hoặc hơn mỗi ngày, làm tăng khả năng bị tiểu đường loại 2 thêm 90%.
Vậy, làm thế nào để giảm thời gian ngồi ì cả ngày của bạn? Các nhà nghiên cứu đưa ra một số gợi ý đơn giản để ngồi ít hơn, chẳng hạn tự nhận thức xem mình đang ngồi bao lâu và từ đó đặt ra mục tiêu giảm đi mỗi tuần một ít.
Tại văn phòng, bạn có thể sử dụng các bàn làm việc đứng hoặc đứng dậy, đi bộ khoảng 1 đến 3 phút mỗi nửa tiếng. Khi xem tivi buổi tối, đừng "dán mắt" vào tivi khi có quảng cáo mà thay vào đó đứng lên, đi quanh phòng chờ tới khi chương trình chính tiếp tục phát sóng.
Theo Ictnews
Top thực phẩm sẽ vô cùng 'độc hại' nếu ăn vào ban đêm Nhiều thực phẩm rất quen thuộc và được ưa chuộng nhưng nếu ăn vào ban đêm thì sẽ vô cùng độc hại. Nhiều thực phẩm vô cùng độc hại nếu ăn vào ban đêm. Các loại hạt Khi nhắc đến sự trào ngược, chất béo là chất béo dù bão hòa hay không bão hòa. Do vậy, mặc dù trên thực tế, các...