Người Việt đầu tiên được phát hiện mắc bệnh mồ hôi máu giờ ra sao?
Sau buổi đi ăn trưa cùng đồng nghiệp, anh N.T.A, quê Đông Anh, Hà Nội, phát hiện chiếc khăn ướt của quán anh dùng để lau mặt bỗng chuyển sang màu hồng.
Hoảng hốt, anh lên mạng tìm hiểu về triệu chứng lạ. Thời điểm năm 2017, thông tin về hiện tượng này rất ít ỏi. Anh đến 2-3 nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân chính xác.
“Lo lắng, hoang mang, liệu có điều trị được hay không, căng thẳng lại thêm căng thẳng?”, anh T.A chia sẻ câu chuyện xảy ra năm 2017, khi đó anh 24 tuổi.
Người đàn ông này đến Bệnh viện Da liễu Trung ương, gặp GS.TS Trần Hậu Khang, nguyên Giám đốc Bệnh viện. “Bệnh nhân đến viện với chiếc áo trắng thấm màu đỏ, đôi dép và tấm khăn lau mặt đều có màu hồng nhạt”, Giáo sư Khang nhớ lại.
Khai thác bệnh sử, biết bệnh nhân mắc bệnh lạ sau khi gặp cú sốc rất lớn về kinh tế khiến anh suy sụp tinh thần, Giáo sư Khang hướng suy nghĩ đến hiện tượng “ mồ hôi máu” rất hiếm gặp. Y văn thế giới đến nay chỉ ghi nhận khoảng 200 ca, riêng Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào.
“Đầu tiên, tôi được lấy mẫu dưới da, bác sĩ cũng yêu cầu tôi chạy vã mồ hôi, lấy mồ hôi đã thấm từ bông rồi đem đi xét nghiệm”, anh kể. Hai xét nghiệm đặc hiệu (gồm phản ứng Benzidin và Hemochromogen) giúp thầy thuốc phát hiện hồng cầu trong tuyến mồ hôi và sinh thiết da để xác định sự lưu thông giữa tuyến mồ hôi và các mao mạch.
Giáo sư Khang chia sẻ ông mất một tuần để chẩn đoán chính xác và tìm ra cơ chế gây bệnh. Đó là một đợt căng thẳng rất nặng có thể gây rối loạn thần kinh vận mạch tại chỗ làm tổn hại mao mạch, da và tuyến mồ hôi…
Đơn thuốc được kê kèm theo lời khuyên, thậm chí là yêu cầu phải giảm stress, giúp nam thanh niên dần khỏi bệnh. Đầu năm 2018, bệnh tái phát một lần nữa nhưng mức độ nhẹ hơn. Từ đó đến nay, triệu chứng từng khiến anh hốt hoảng không còn quay lại.
“Hiểu được căn bệnh của mình khiến tôi không phải lo lắng nữa. Cuộc sống tốt hơn, yên tâm hơn”, anh kể.
Video đang HOT
Anh T.A chia sẻ về căn bệnh hiếm gặp xảy ra với anh cách đây 7 năm. Ảnh: BTC
Ca bệnh này là trường hợp mắc mồ hôi máu (ở thể nhẹ) đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, người tìm ra nó là GS.TS Trần Hậu Khang, trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới.
Chiếc dép anh T.A đi bị nhuộm màu đỏ nhạt sau khi tiếp xúc với mồ hôi tiết ra từ bàn chân. Ảnh: BSCC
Sau khi Giáo sư Khang công bố ca bệnh này năm 2018, thêm một trường hợp mồ hôi máu được ghi nhận tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, đó là bé gái 7 tuổi ở Hưng Yên. Bé gái này tên D., mắc bệnh ở thể nặng. Ở mức độ này, bệnh nhân có các triệu chứng như máu pha trộn mồ hôi chảy trên một số vùng da cơ thể, đặc biệt là bàn tay.
Một số trường hợp mắc mồ hôi máu thể nặng còn “chảy máu” từ mặt, lỗ mũi, miệng, mắt… Năm 2018, Bệnh viện Phong và da liễu Trung ương Quy Hòa điều trị cho bé gái tên Q.N, thời điểm đó 11 tuổi, quê ở tỉnh Gia Lai. Triệu chứng lạ được gia đình phát hiện ở thời kỳ bé tập trung ôn thi kiểm tra cuối năm học. Mồ hôi tiết qua da ở vùng mắt, mặt, bàn tay có màu đỏ tươi của máu, có ngày bé bị tới 3-4 lần. Những lúc ấy, bé hay bé kêu mệt, đau đầu, cảm giác da vùng mặt căng ra.
Mồ hôi máu là một trong các loại bệnh da hiếm gặp do rối loạn thần kinh/tâm thần, rất hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng của hiện tượng này là mồ hôi tiết ra có lẫn máu. Tùy lượng máu nhiều hay ít mà mồ hôi tiết ra có màu sắc thay đổi như đỏ tươi, hồng, hay hồng nhạt.
Y văn thế giới từng mô tả một số trường hợp mồ hôi máu đặc biệt như tử tù, thủy thủ gặp bão tố trên biển, sợ chết vì mắc trọng bệnh hay căng thẳng trong gia đình. Đa số trường hợp này đều liên quan đến rối loạn tinh thần tột độ như lo âu, sợ hãi, sợ chết, bị stress triền miên.
Theo Giáo sư Khang, tới nay không một phương pháp đặc hiệu nào điều trị khỏi hiện tượng này. Quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo, đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.
Trà nhiều tác dụng nhưng có nên uống thay nước lọc?
Trà tốt cho sức khỏe hơn nước lọc do chứa catechin chống lại bệnh tim mạch, tiểu đường nhưng uống quá nhiều có thể gây phản ứng phụ.
Cơ thể con người có khoảng 60% là nước. Nước thực hiện một số chức năng thiết yếu, bao gồm điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và vận chuyển oxy.
Mỗi ngày bạn mất nước qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu và nhu động ruột. Đó là lý do việc uống nước suốt cả ngày lại quan trọng. Ngoài nước lọc, bạn có thể hấp thụ nước từ nhiều loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như các loại rau quả, cà phê, trà.
Trà là thức uống phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Ảnh minh họa: AIB
Có ba loại trà chính gồm trà đen, xanh và ô long được phân loại dựa trên thời gian oxy hóa và sấy khô. Trà bị oxy hóa bằng cách nghiền hoặc vò lá trà. Khi đó, các tế bào trong lá trà sẽ tiếp xúc với oxy xung quanh. Phản ứng hóa học này tạo ra mùi vị và màu sắc quen thuộc của loại trà bạn uống.
Tác dụng của trà
Một nghiên cứu gần đây của Đại học King's ở London (Anh) khẳng định trà tốt cho sức khỏe hơn so với nước. Không giống như nước, trà chứa một số hợp chất tự nhiên, chẳng hạn như polyphenol, có nhiều đặc tính hữu ích.
Các quá trình phản ứng hóa học trong cơ thể tạo ra sản phẩm phụ được gọi là gốc tự do. Quá nhiều gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa dẫn tới bệnh Alzheimer, viêm khớp, ung thư, thoái hóa điểm vàng và loét. Polyphenol có trong trà hoạt động như chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do.
Trong trà có một loại polyphenol là catechin chống lại bệnh tim và tiểu đường bằng cách giảm tích tụ mảng bám trong động mạch và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, truyền tín hiệu insulin.
Nồng độ polyphenol trong trà được xác định bởi quá trình lên men. Một số nghiên cứu ghi nhận quá trình lên men lâu hơn sẽ làm giảm nồng độ chất chống oxy hóa. Theo đó, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất, trong khi trà đen chứa ít chất chống oxy hóa nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt đó không đáng kể.
Trà có nhiều ưu điểm nhưng bạn không nên dùng thay nước. Ảnh minh họa: AIB
Nhược điểm của trà
Dù có nhiều lợi ích nhưng uống quá nhiều trà vẫn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Quá liều caffeine
Theo Mayo Clinic, người lớn khỏe mạnh không nên hấp thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương 4 tách cà phê hoặc 9 tách trà. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm với caffeine hơn so với những người khác. Các phản ứng tiêu cực bao gồm đau dạ dày, run rẩy, chóng mặt và bồn chồn.
Ngăn cản hấp thụ sắt
Những người bị thiếu máu nên đặc biệt thận trọng khi uống trà. Mặc dù polyphenol mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng một số bằng chứng chứng minh hợp chất này có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên, những tác dụng này chỉ ghi nhận trong trường hợp dùng một lượng lớn trà.
So sánh
Nước và trà đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn có đủ nước cho cơ thể nhưng thích đa dạng đồ uống, hãy thêm các loại trà không đường, không kem. Trà thường có lợi cho sức khỏe trừ khi bạn thiếu máu hoặc khả năng dung nạp caffeine thấp.
4 dấu hiệu khi tắm cảnh báo vấn đề sức khỏe chớ đừng chủ quan Tắm giúp thư giãn và làm sạch cơ thể. Thế nhưng nếu khi tắm mà bạn gặp phải những triệu chứng này thì cần cảnh giác với các vấn đề sức khỏe. Da bị ngứa Tắm đúng cách giúp làn da sạch sẽ, bớt ngứa ngáy do bụi bẩn, mồ hôi. Thế nhưng, một số người lại cảm thấy da ngứa ngáy khó...