Người mắc bệnh tiểu đường nên sửa ngay 5 thói quen này để điều trị bệnh hiệu quả hơn
Chính những thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày lại có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn là một con nghiện đồ ngọt, ăn ít rau và lười vận động thì nguy cơ cao bạn có thể sẽ mắc phải bệnh tiểu đường từ rất sớm. Bệnh tiểu đường chủ yếu bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày. Và nếu bạn được chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, đồng thời sửa ngay 5 thói quen sau để không làm tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Bỏ bữa sáng thường xuyên
Bạn có biết rằng, bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên việc bỏ bữa sáng chẳng khác nào bạn đang tự làm hại sức khoẻ của mình. Với những người mắc bệnh tiểu đường, thói quen này còn có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ như lượng đường trong máu giảm thấp, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng… Do đó, cần sửa ngay thói quen này để tránh gặp phải những tác hại không mong muốn cho sức khoẻ của mình bạn nhé.
Ăn nhiều chất béo
Người mắc bệnh tiểu đường nên tìm đến những “chế độ ăn healthy” nhiều rau xanh và tránh xa một số loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường ngọt. Đặc biệt, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo đều không hề tốt cho người bị tiểu đường mà chỉ làm tăng cao lượng cholesterol bên trong cơ thể.
Thường xuyên ăn tối muộn
Việc ăn tối muộn, nhất là gần với thời gian ngủ sẽ làm tăng lượng đường huyết và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vậy nên, bạn cần cố gắng duy trì thói quen ăn tối trước 7h để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
Ăn trái cây không kiểm soát
Video đang HOT
Những người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn trái cây ở một giới hạn nhất định về số lượng để giữ đường huyết luôn ở mức ổn định. Các loại trái cây hầu hết đều chứa nhiều nước, tuy nhiên, có một số loại lại giàu đường và ít nước như xoài, nho, cherry… nên bạn cần hạn chế ăn quá nhiều.
Ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ngày
Trên trang Medical News Today đã nhấn mạnh rõ, những người ngủ hơn 9 tiếng/ngày thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 50%. Do khi ngủ, não và các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động ít hơn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì lại là một trong các yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Nguồn: Medical News Today, Health
Theo Helino
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường nhờ những thực phẩm giúp giảm lượng đường một cách tự nhiên
Nếu không muốn căn bệnh tiểu đường đầy nguy hiểm đến tìm bạn thì hãy chú ý đến những thực phẩm có tác dụng làm giảm đường huyết một cách tự nhiên này.
Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể là những nguyên nhân khiến chúng ta có nguy cơ gia tăng bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2 khi về già. Bên cạnh đó, còn có một tình trạng đáng cảnh báo gọi là tiền tiểu đường, khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường. Chúng xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều các chất béo, đường, tinh bột... thông qua những bữa ăn hàng ngày.
Theo các báo cáo cho rằng, những người bị tiền đái tháo đường có tới 50% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong vòng 5 - 10 năm tới. Tuy nhiên, nếu kịp thời thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng thì có thể giúp làm giảm nguy cơ phát bệnh. Và những thực phẩm dưới đây sẽ góp phần giúp bạn giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và có thể thoát khỏi căn bệnh đái tháo đường đầy nguy hiểm sau này.
Thực phẩm có chứa chất xơ
"Đối với bất kỳ ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải nhận đủ chất xơ có trong các loại rau và hạn chế lượng tinh bột trong khẩu phần ăn", Hillary Wright - giám đốc dinh dưỡng của Trung tâm Tâm lý - Sức khỏe Domar đã chia sẻ.
Bởi lẽ, một tác dụng rất hữu ích của chất xơ là chúng làm chậm quá trình phân hủy của carbohydrate và hấp thụ đường từ các thực phẩm vào máu. Một bữa ăn chứa nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể kìm hãm lại sự gia tăng mức đường huyết và nhờ đó mà cơ thể có nhiều thời gian để sử dụng chúng vào các hoạt động thể chất.
Trong hai loại chất xơ là hòa tan và không hòa tan thì bạn nên ưu tiên những thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan vì hiệu quả làm giảm đường trong cơ thể vượt trội hơn. Chúng có thể tìm thấy trong các loại rau, gạo lứt nguyên cám, khoai lang...
Các loại ngũ cốc nguyên cám
Ăn ngũ cốc còn nguyên vỏ cám đã được chứng minh là làm cho lượng đường trong máu tăng chậm hơn sau những bữa ăn. Ngũ cốc nguyên cám có chứa chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng chống viêm, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn chứa thành phần là crom và magie - những chất tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo. Vì thế sẽ góp phần làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể một cách tự nhiên.
Các loại đậu
Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition, các nhà nghiên cứu đã theo dõi chế độ ăn của hơn 3.000 người trưởng thành không mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong hơn 4 năm. Họ phát hiện ra rằng, những người thường xuyên bổ sung đậu vào bữa ăn, đặc biệt là đậu lăng, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp nhất.
Vì thế, hãy tập dần thói quen ăn đậu để giúp ngăn ngừa tình trạng gia tăng đường huyết trong máu. Tất cả các loại đậu đều có nhiều chất xơ và nguồn protein tốt nên chắc chắn sẽ phát huy tác dụng một cách hiệu quả.
Trứng
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất mà cơ thể cần như protein, chất béo lành mạnh, các loại vitamin B12, vitamin D... Protein được nghiên cứu là sẽ giúp cơ thể no lâu, dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng và làm giảm độ nhạy cảm với insulin sau bữa ăn.
Một nghiên cứu năm 2008 đã cho kết quả rằng, mỗi ngày ăn 2 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp cho những người thừa cân, béo phì giảm trọng lượng cơ thể đến 65%. Bởi vì trứng giúp kiểm soát những cơn thèm ăn thông qua việc ngăn ngừa biến đổi ở cả glucose và insulin trong máu.
Hạt chia
Hạt chia không chỉ có nhiều công dụng trong việc giảm cân, đẹp da mà chúng còn phát huy tác dụng đối với lượng đường trong máu. Loại hạt này chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết như chất xơ, magie, kali, sắt, canxi... và đặc biệt chúng không chứa gluten nên sẽ làm ổn định lượng đường. Nhờ thế mà quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể được thực hiện trơn tru và đồng thời cân bằng được cholesterol, huyết áp.
Nước lọc
Một cách đơn giản nhất để giữ mức đường huyết ở giới hạn khỏe mạnh là uống đủ nước. Khi nhận được lượng nước hợp lý, thận sẽ hoạt động tốt hơn và thúc đẩy quá trình lọc đường dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy người uống nhiều nước sẽ ít có nguy cơ mắc phải những vấn đề về lượng đường huyết. Nhưng điều này chỉ đúng đối với nước lọc chứ nếu cứ nạp cả chai nước ngọt, nước tăng lực thì sẽ xảy ra phản ứng ngược lại là tình trạng tăng cân và căn bệnh tiểu đường sẽ sớm đến tìm bạn.
Nguồn: Healthline
Theo Helino
Nếu hơi thở thường xuyên có mùi thì đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung hàng ngày Chế độ ăn có thể giúp bạn xử lý vấn đề hơi thở có mùi bằng các thực phẩm hữu ích sau. Hơi thở có mùi là hệ quả do thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh thiếu lành mạnh của chúng ta. Theo các chuyên gia, bỏ bữa sáng, lười đánh răng sau khi ăn, uống ít nước, mắc các...