Người đầu tiên ở Mỹ được ghép khí quản
Người phụ nữ 56 tuổi bị hen suyễn nặng có thể thở dễ dàng sau khi được thay khí quản mới.
Theo AP, các bác sĩ tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York đã thực hiện thành công ca ghép khí quản cho bà Sonia Sein vào tháng 1. Hiện sau gần 3 tháng phẫu thuật, bệnh nhân chưa xuất hiện biến chứng hay dấu hiệu đào thải.
Cuộc phẫu thuật đã giúp bà làm những điều trước đây không thể thực hiện. “Bây giờ tôi cảm thấy sức khỏe tốt. Tôi có thể khiêu vũ với cháu gái, nô đùa quanh nhà”, bà Sein chia sẻ.
Tiến sĩ David Klassen, Giám đốc y tế của United Network for Organ Sharing (Unos), Cơ quan Giám sát Hệ thống Cấy ghép của Mỹ, cho biết đây là ca ghép khí quản đầu tiên ở đất nước này. “Đây là ca cấy ghép với kỹ thuật rất khó thực hiện”, ông Klassen chia sẻ.
Các chuyên gia cũng nói còn quá sớm để xem trường hợp này là thành công hoàn toàn. Bà Sein phải dùng loại thuốc rất mạnh để ngăn chặn đào thải nội tạng. Bác sĩ hy vọng có thể cai thuốc cho bà trong vài năm tới.
“Ca phẫu thuật khả quan. Đó là một bước tiến lớn”, tiến sĩ Alec Patterson, bác sĩ phẫu thuật ghép tạng tại Đại học Washington ở St Louis, cho biết.
Bác sĩ tư vấn và kiểm tra sức khỏe cho bà Sein sau ca phẫu thuật. Ảnh: AP.
Trước đó, vào năm 2014, bà Sein được đặt ống thở vào cổ họng do bị hen suyễn nặng. Sau đó, bệnh nhân đã được phẫu thuật nhiều lần để tái tạo lại khí quản nhưng vô ích. Bà bị ngạt thở thường xuyên.
Cho đến nay, các bác sĩ có rất ít lựa chọn tốt để điều trị tổn thương khí quản nghiêm trọng.
Video đang HOT
Các bác sĩ có thể loại bỏ phần bị hư hỏng của khí quản, sửa chữa hoặc thay thế chúng bằng bộ phận giả, mô nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hay mô tự cung cấp từ da và sụn sườn của bệnh nhân.
Tuy nhiên, những kỹ thuật này có thể không phục hồi chức năng đầy đủ của khí quản. Bởi cơ quan này sử dụng những sợi lông nhỏ để di chuyển chất nhầy xung quanh, có độ mềm dẻo hoàn hảo để mở rộng và thu gọn khi chúng ta thở, nuốt và ho. Ngoài ra, phương pháp này không thể thực hiện trong trường hợp toàn bộ khí quản của bệnh nhân bị tổn thương.
Tiến sĩ Eric Genden, bác sĩ phẫu thuật Mount Sinai, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết khi toàn bộ khí quản của bệnh nhân bị tổn thương, cấy ghép có thể là hy vọng duy nhất của họ. Thủ thuật này có thể giúp những người bị dị tật khí quản bẩm sinh, các bệnh đường thở không thể điều trị hoặc tổn thương rộng do máy thở, trong đó có bệnh nhân Covid-19.
Nặn mụn ở vùng 'tam giác tử thần' trên mặt nguy hiểm như thế nào?
Vùng "tam giác tử thần" có rất nhiều tĩnh mạch nối các dây thần kinh khu vực xương sọ. Nó có thể bị viêm nhiễm khi nặn mụn, ảnh hưởng não bộ, gây suy giảm thị lực.
Những nốt mụn khó chịu trên mặt luôn khiến nữ giới ngứa tay và muốn xử lý ngay. Tuy nhiên, bạn cần biết nặn mụn đúng cách, đúng chỗ để tránh biến chứng, thậm chí khiến mụn lây lan. Trong đó, bạn cần lưu ý tuyệt đối tránh xa vùng "tam giác tử thần" trên mặt.
Vậy vùng "tam giác tử thần" là gì và tại sao bạn không nên nặn mụn tại khu vực này?
Vùng "tam giác tử thần" nằm ở đâu?
Theo Health Magazine, tiến sĩ Joshua Zeichner, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ), cho biết khu vực này thực sự rất nguy hiểm. Nó được kết nối thông qua mạch máu với các khu vực của hộp sọ, nơi nhiễm trùng có thể lây lan rất nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể phải tưởng tượng một chút để xác định được vùng "tam giác tử thần" trên mặt. Cách tốt nhất xác định hình tam giác này là đặt đầu ngón trỏ lên vị trí ở đầu sống mũi, ở giữa 2 mắt, đầu ngón tay cái và ngón giữa đặt 2 bên khóe miệng. Trên khuôn mặt, đầu của hình tam giác nằm trên sống mũi và phần gốc của hình tam giác bắt đầu ở hai bên khóe miệng và kéo dài qua phần dưới của môi trên.
Đối với nhiều người, đây lại là nơi tập trung nhiều mụn nhất trên cơ thể. Và chúng thường gây khó chịu, khiến bạn vô thức muốn loại bỏ. Mặc dù hiếm, tình trạng nhiễm trùng ở khu vực này vẫn có thể xảy ra. Nó hoàn toàn có thể dẫn đến việc mất thị giác, nặng hơn là tử vong.
Vùng "tam giác tử thần" trên khuôn mặt. Ảnh: Dailymail.
Vì sao không nên nặn mụn ở khu vực này?
Theo Healthline, cụm từ "tam giác tử thần" nghe có vẻ hơi cực đoan khi nói về mụn nhưng bạn chắc chắn không được xem nhẹ mối đe dọa này.
Hang xoang, khu vực nhỏ bên trong hộp sọ, là nơi chứa nhiều dây thần kinh liên quan mật thiết đến việc cử động, cảm nhận giác quan xung quanh khu vực mắt và miệng. Toàn bộ khu vực này được bao bọc bởi xương thái dương, xương bướm.
Tiến sĩ Zeichner cho biết: "Xoang thể hang là tên của tĩnh mạch lớn dẫn máu đến não, tạo ra kết nối từ bên ngoài vào bên trong của chúng ta. Nói cách khác, nếu nốt mụn trên mũi của bạn bị nhiễm trùng, nó sẽ liên quan trực tiếp đến não bộ".
Thông thường, các phần tĩnh mạch đều có van để ngăn chặn tình trạng chảy ngược chiều, nhưng tĩnh mạch ở vùng "tam giác tử thần" lại không có van.
Vì khu vực này chứa rất nhiều dây thần kinh trung ương, nếu bị nhiễm trùng, các tác nhân độc hại hoàn toàn có thể di chuyển theo dòng máu chảy ngược lên não và khu vực thần kinh trung ương.
Theo tiến sĩ Zeichner, khi bạn nặn mụn và gây nhiễm trùng, trường hợp xấu nhất là nhiễm trùng lây lan từ da qua xoang thể hang. Nó có khả năng gây nhiễm trùng não, thậm chí, lây lan qua đường máu đến toàn bộ cơ thể. Nếu không điều trị, nhiễm trùng xoang hang cũng có thể dẫn đến mù, áp-xe và viêm màng não.
Ngoài ra, các tĩnh mạch sau mắt có thể tạo thành cục máu đông chứa nhiễm trùng, làm tăng áp lực trong não, dẫn đến liệt một phần hoặc cả người. Trường hợp hiếm gặp có thể tử vong.
Ngoài ra, bất kỳ hành động nào tác động đến vùng "tam giác tử thần", như nhổ lông mũi, cũng không an toàn. Chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khu vực này trên khuôn mặt. Bên cạnh đó, lý do khác để tránh chạm tay vào vùng mụn này là nó có nhiều khả năng để lại sẹo hơn.
Nặn mụn ở vùng "tam giác tử thần" có thể gây nhiễm trùng, áp-xe và viêm màng não. Ảnh: Womenshealth.
Nặn mụn sao cho an toàn?
Các bác sĩ da liễu phát hiện lời cảnh báo không được chạm tay vào mặt được ít người thực hiện.
Theo Webmd, dù "tam giác tử thần" nguy hiểm, việc phòng ngừa các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng là hoàn toàn có thể làm được. Bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc duy nhất: Đừng nặn mụn hay động bất cứ thứ gì có thể gây nhiễm trùng hoặc tạo ra vết thương hở lên da. Bất cứ khi nào bạn phát hiện một nốt mụn lớn trên mũi, ngay khi định chạm vào nó, hãy nhớ cụm từ "nhiễm trùng não tiềm ẩn".
Khi nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như vết mụn sưng, u nang ở khu vực "tam giác tử thần", bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám hoặc dùng những liệu pháp bằng thuốc như serum chấm mụn đặc trị, để diệt khuẩn và làm dịu các vết sưng đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nhổ lông mũi hoặc ngoáy mũi mạnh tay. Thói quen này có thể gây rách niêm mạc, ra máu cam, gây nhiễm trùng...
Đối với mụn ở các khu vực khác, như cằm, hãy cân nhắc thời điểm nặn mụn. Tiến sĩ Zeichner khuyến cáo trước khi nặn mụn, bạn cần rửa tay thật sạch, đặc biệt bên dưới móng tay, vì vi khuẩn rất thích ẩn náu ở đó, tốt nhất là nên cắt móng tay.
Tiếp theo, bạn nên làm sạch da mặt chườm ấm lên vùng da đó trước khi bắt đầu nặn mụn. Theo tiến sĩ Zeichner, bạn không nên dùng móng tay để nặn mụn, thay vào đó là sử dụng tăm bông hoặc phần mềm của đầu ngón tay. Cách thực hiện là xoa đều, ấn xung quanh mụn.
Điều quan trọng nhất là bạn có thể nhận ra khi nào nên dừng lại. Tiến sĩ Zeichner nói nếu nhân của mụn không thoát ra dễ dàng, hãy ngừng nặn mụn. Đặc biệt, sau khi nặn mụn, bạn cần bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ như bacitracin lên bất kỳ vùng da hở nào.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cán mốc 1.000 ca ghép thận Trong năm 2020, BV Hữu nghị Việt Đức xác lập nhiều kỷ lục trong kỹ thuật lấy, ghép đa tạng và cán mốc 1.000 ca ghép thận... Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm bệnh nhi đang điều trị tại BV Hữu nghị Việt Đức Sáng 24/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu...