Người đàn ông 43 tuổi suy thận và tử vong do một thói quen buổi sáng
Bệnh nhân có nồng độ axit uric trong cơ thể cao do món ăn sáng quá nhiều chất purin.
Ông Zheng, sống ở Từ Châu (Trung Quốc), bị đau thắt lưng kéo dài và bí tiểu nên phải vào bệnh viện khám.
Kiểm tra sức khỏe cho thấy, nồng độ axit uric trong cơ thể của ông Zheng lên tới 800 mol/l, lượng protein trong nước tiểu bất thường, huyết áp cao và có dấu hiệu của suy thận.
Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, nửa tháng sau, tình trạng của ông Zheng xấu đi trầm trọng và tử vong ở tuổi 43.
Thói quen ăn uống ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng. Ảnh minh họa: Affiliatedurologists
Ông Zheng là chủ quán bán đồ ăn sáng với các món chế biến từ thịt cừu. Cách đây 3 năm, ông đã phát hiện nồng độ axit uric trong máu cao. Tuy nhiên, do chưa có biến chứng gì nên ông không để tâm nhiều.
Công việc bận rộn nên ông thường xuyên ăn súp thịt ở cửa hàng của mình hàng ngày. Bác sĩ nhận định bữa sáng này chính là thủ phạm khiến ông Zheng bị suy thận.
Trong thịt cừu, hàm lượng purin cao. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều purin sẽ sản sinh ra axit uric cao hơn, tăng gánh nặng chuyển hóa của thận. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị suy thận, nhiễm độc niệu.
Ngoài ra, hai loại thực phẩm sau được mệnh danh là “máy gia tốc” axit uric nên bạn không được ăn nhiều:
Nội tạng
Gan, tim lợn và các loại nội tạng động vật khác là những thực phẩm chứa lượng purin cao. Ăn nội tạng thường xuyên sẽ khiến hàm lượng purin trong cơ thể tăng, kéo theo đó, lượng axit uric tăng. Khi đó, chức năng của thận dễ bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Daily Meal
Hải sản là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, hải sản chứa nhiều purin, nhất là các loại có vỏ. Bạn ăn nhiều thực phẩm dưới nước trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất axit uric và ảnh hưởng đến thận.
Ba bất thường cảnh báo nồng độ axit uric cao:
- Khó khăn khi đi tiểu
Hàm lượng axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn (ở nam trên 420 mol/L, ở nữ trên 360 mol/L) sẽ làm tắc nghẽn cầu thận và gây ra các triệu chứng như thiểu niệu, tiểu buốt, vô niệu. Khi gặp phải tình trạng trên, bạn nên kiểm tra chức năng thận kịp thời để tránh bệnh nặng hơn.
- Đau khớp
Đây là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện khi axit uric quá cao. Quá nhiều axit uric trong cơ thể sẽ gây ra sự kết tủa urat, một phần urat sẽ tích tụ ở các khớp. Theo thời gian, tình trạng đau nhức xương khớp dễ xảy ra.
- Thường xuyên khát
Nếu bạn hay cảm thấy khát khi ngủ, ngay cả khi đã bổ sung nước, nồng độ axit uric trong cơ thể có thể đang rất cao.
Thận có chức năng chuyển hóa axit uric. Trong quá trình trao đổi chất này, nước là cần thiết. Thừa axit uric sẽ khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng và bạn sẽ có cảm giác hay khát nước.
Ngoài hạn chế ăn các loại thực phẩm trên, bạn có thể giảm nồng độ axit uric bằng cách:
1. Tập thể dục nhiều hơn
Hoạt động tập luyện thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng tốc độ lưu thông máu và tăng tỷ lệ chuyển hóa của axit uric.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn một bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng.
2. Uống nhiều nước
Uống nước đun sôi để nguội có thể bổ sung nước cho cơ thể và thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric. Bạn cũng có thể cho một số loại lá thuốc bổ thận vào nước.
Người phụ nữ 28 tuổi bị suy thận, bác sĩ cho biết: Ngày nào cũng uống loại nước này là thủ phạm gây bệnh
Với việc nâng cao mức sống và thay đổi trong chế độ ăn uống của con người hiện nay, ngày càng có nhiều bệnh nhân tăng acid uric máu.
Tuần trước, Bệnh viện nhân dân quận Hoa Đô thành phố Hàng Châu, tiếp nhận bệnh nhân nữ bị suy thận cấp do tăng acid uric máu. Sau khi khám bác sĩ phát hiện acid uric máu đạt 810 và creatinin 600, cần điều trị lọc máu.
Điều khiến bác sĩ ngạc nhiên hơn là bệnh nhân chỉ mới 28 tuổi, dựa trên bệnh lý suy thận cấp, cho thấy tình trạng tăng acid uric máu của bệnh nhân đã xuất hiện từ rất lâu. Acid uric khi không được đào thải ra ngoài cơ thể sẽ bị tích tụ hình thành tinh thể muối urat tồn tại trong thận, điều này làm suy giảm các chức năng của thận gây ức chế quá trình bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy thận mạn và phải chạy thận để duy trì sự sống.
Người phụ nữ bị suy thận do tăng acid uric trong thời gian dài
Ở độ tuổi còn trẻ mà thời gian dài bị tăng axit uric như vậy rất hiếm gặp, bác sĩ hỏi về lịch sử của bệnh nhân, được biệt bình thường bệnh nhân rất thích uống trà sữa, hầu như ngày nào cũng uống, hơn nữa cô đã uống loại nước này từ khi còn là học sinh phổ thông cho đến tận bây giờ.
Bác sĩ Phương Kiên, thuộc Bệnh viện nhân dân quận Hoa Đô thành phố Hàng Châu cảnh báo tác hại khi uống trà sữa hàng ngày.
Trà sữa đã dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Hương vị thơm ngon của trà sữa được đa số giới trẻ yêu thích, các loại trà sữa liên tục được đổi mới, thậm chí có nhiều người trẻ thích uống trà sữa thay nước mỗi ngày. Hầu như ai cũng biết rằng, trà sữa ngoài hỗn hợp chính là trà và sữa, còn thêm vào rất nhiều đường và các loại hương liệu sữa, mới tạo nên cốc trà sữa ngọt ngào, thơm ngon.
Tuy nhiên, nếu cơ thể nạp quá nhiều đường cũng sẽ khiến tăng sản xuất axit uric, cộng với việc ăn nhiều các sản phẩm chứa purin cũng sẽ rất dễ làm tăng axit uric trong cơ thể dẫn đến tăng axit uric máu.
Thói quen uống trà sữa mỗi ngày là một trong những thủ phạm gây bệnh cho người phụ nữ trẻ
Hậu quả của việc tăng acid uric máu trong thời gian dài dẫn đến bệnh gút và tổn thương thận. Cần nhắc lại là chỉ có khoảng 20% bệnh nhân tăng acid uric máu đến khám mới có triệu chứng rõ ràng, đại đa số các bệnh nhân không có triệu chứng gì, vì vậy, các trường hợp trên đều không đến bệnh viện điều trị cho đến khi suy thận cấp diễn biến phức tạp. Ngoài trà sữa còn có đồ uống có ga, nước hoa quả, các bác sĩ cũng cảnh báo giới trẻ mặc dù chúng ngon nhưng không được uống hàng ngày.
Ăn ít những thực phẩm sau để phòng ngừa tăng axit uric
1. Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật, ngoài hàm lượng cholesterol rất cao, cũng chứa lượng lớn hàm lượng purin, nếu tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này sẽ mang đến hậu quả là tăng lipid máu và acid uric, nhất là đối với các bệnh tim mạch và bệnh nhân tăng acid uric máu, tốt nhất nên tránh ăn.
2. Một số loại hải sản
Một số loại hải sản ăn nhiều cũng khiến acid uric trong cơ thể tăng cao
Cá cơm, cá mòi, cá trích, trai, cá tuyết, sò điệp, cá hồi rất giàu purin. Bình thường chúng rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với những người có hàm lượng axit uric cao sẽ khiến cho tình trạng thêm tồi tệ.
3. Đồ uống có chứa cồn
Không chỉ kiêng những thức ăn chứa nhân purin mà người bị tăng axit uric cũng phải kiêng các loại thực phẩm gây tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin như thức uống có cồn. Nếu bạn có thói quen uống nhiều hơn 2 ly bia mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh gút của bạn sẽ tăng lên 25% so với những người không sử dụng. Nguy cơ này cũng xảy ra tương tự ở người uống rượu và các thức uống có cồn khác.
4. Nước canh hầm thịt
Nhiều người thích ăn nước canh hầm thịt vì cho rằng thịt và các thành phần khác tan trong nước dùng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, cách làm này cũng làm sinh ra một lượng lớn purin, tiêu thụ thường xuyên cũng sẽ làm tăng axit uric.
Ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối Các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng đã ghép thận thành công cho hai bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo 3 tuần/lần. Sáng 24/6, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết các y bác sĩ vừa ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân. Theo đó, hai bệnh nhân được ghép thận thành công là...