Người cao tuổi vẫn nên tiêm vắc-xin ngừa bệnh
Nếu được tiêm vắc-xin đầy đủ sẽ giúp người cao tuổi ngừa các bệnh về đường hô hấp, cơ thể tăng thêm sức đề kháng, tránh tình trạng đồng nhiễm nhiều bệnh .
Ngồi chờ theo dõi sau tiêm tại Viện Pasteur TP HCM, bà Nguyễn Thị Bích Ngọt (72 tuổi, ngụ quận 3) cho biết bà vừa tiêm vắc-xin ngừa cúm theo định kỳ. Đây là cách bà phòng ngừa bệnh.
Chức năng miễn dịch suy giảm khi lớn tuổi
Trước đây, khi chưa tiêm chủng, mỗi lần thời tiết thay đổi, bà Ngọt đều bệnh khoảng 1 tuần, cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên, hơn 5 năm nay, bà duy trì tiêm theo lịch hẹn nên thể trạng tốt hơn, cơn cảm cúm cũng lướt qua rất nhanh.
“Tới nay, hơn 5 năm tôi duy trì tiêm định kỳ mũi cúm. Không chỉ vậy, tôi còn tiêm vắc-xin phế cầu ngừa bệnh viêm phổi. Từ khi phòng ngừa bằng tiêm chủng, tôi cảm thấy ít bệnh hơn, nếu có cũng lướt qua rất nhanh” – bà Ngọt cho biết.
Theo bà Trần Thị Nguyệt (75 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM), vì được nhiều người nói rõ về lợi ích tiêm chủng nên bà đến Viện Pasteur TP HCM đăng ký tiêm vắc-xin phế cầu ngừa viêm phổi.
Bác sĩ Đinh Văn Thới, Trưởng Phòng khám Tiêm chủng – Viện Pasteur TP HCM, khẳng định phòng bệnh bằng cách tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, không chỉ đối với trẻ mà cả người lớn. Bởi lẽ, hầu hết bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở trẻ em cũng xuất hiện ở người lớn như cúm, viêm màng não, viêm phổi…
Theo bác sĩ Thới, càng lớn tuổi thì chức năng miễn dịch của con người càng suy giảm. Khi đó, cơ thể không còn đề kháng trước các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, đa số người lớn tuổi còn kèm theo các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Do đó, nếu mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin sẽ khiến tăng nặng bệnh nền ở người lớn tuổi.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa – Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho rằng người trưởng thành, nhất là người cao tuổi và người mắc các bệnh mạn tính, có hệ miễn dịch suy giảm nên sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Do đó, họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn và khi mắc thì biến chứng của bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn. Nhiều bệnh truyền nhiễm khi xảy ra ở người lớn thường có tác động nặng nề hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, như: cúm, phế cầu, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm màng não…
Video đang HOT
Người lớn tuổi tiêm vắc-xin tại Viện Pasteur TP HCM
Tư vấn kỹ trước khi tiêm
Bác sĩ Thới cho biết về cơ bản, người lớn và trẻ em đều cần phòng ngừa bệnh bằng vắc-xin, nhất là với các bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Hầu hết bệnh truyền nhiễm đều có vắc-xin có thể tiêm phòng cho người lớn cũng như trẻ nhỏ như viêm màng não, viêm phổi, thủy đậu, cảm cúm, bạch hầu, sởi – quai bị – rubella…
“Vắc-xin dành cho người lớn và trẻ nhỏ về cơ bản đều giống nhau. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, nhà sản xuất đã nghiên cứu về số lần tiêm, hàm lượng kháng nguyên… cho từng đối tượng” – bác sĩ Thới giải thích.
Theo bác sĩ Chính, Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Vì vậy, bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm cuối năm. Bệnh cúm có thể làm tăng 6 lần viêm phổi, tăng hàng trăm lần bệnh lý tim mạch. Bộ Y tế cho biết mỗi năm, trung bình tại Việt Nam có hơn 800.000 người mắc cúm. Trong đó, các virus gây bệnh thường gặp là cúm A (H3N2, H1N1) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria).
Bên cạnh đó, các bệnh do phế cầu khuẩn cũng xảy ra quanh năm và rất nguy hiểm. Phế cầu khuẩn là tác nhân chính gây nên viêm phổi, tập trung nhiều ở nhóm dưới 5 tuổi và trên 54-64 tuổi, đặc biệt cao ở nhóm người trên 85 tuổi. Virus này thường trú ở hầu họng và lây truyền nhanh trong môi trường đông đúc.
“Để bảo đảm an toàn, trước khi tiêm chủng nên có sự tư vấn của bác sĩ. Từ đó, người dân có thể nắm được thông tin bệnh sử, lịch sử tiêm chủng để được tiêm vắc-xin theo đúng lứa tuổi, nguy cơ bệnh nền” – bác sĩ Chính khuyến cáo.
Bốn thảo dược giúp tăng đề kháng khi thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm, nhức đầu...
Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi cảm mạo thông thường, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược dưới đây để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh.
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ của cơ thể, bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất độc môi trường. Để sở hữu sức đề kháng khỏe mạnh, cơ thể cần được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Đặc biệt, thảo dược và gia vị là những nguyên liệu giúp tăng sức đề kháng mà dân gian ta đã sử dụng và lưu truyền hàng chục thế kỷ qua. Dưới đây là các loại thảo dược và gia vị tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên lưu trữ trong căn bếp của gia đình.
Gừng
Gừng (Zingiber officinale) là gia vị quen thuộc, cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y. Thành phần chính của gừng là gingerol và shogaol, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Suốt nhiều thế kỷ qua, gừng là liệu pháp làm ấm cơ thể hiệu quả, hỗ trợ chữa trị cảm lạnh, đau đầu, buồn nôn và nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
Tiêu thụ gừng mỗi ngày với liều lượng phù hợp có thể tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh mạn tính, đồng thời hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng sau các cơn cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên tận dụng gừng trong chế biến món ăn hàng ngày như: thêm vài lát gừng vào các món luộc hoặc ướp thịt, cá với gừng. Ngoài ra, một tách trà gừng tươi, hãm trong 10 phút, có hiệu quả giảm bớt các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian bị bệnh.
Nghệ
Nghệ (Curcuma longa) có màu sắc vàng tươi và đã được sử dụng lâu đời để chữa trị tình trạng viêm nhiễm, vấn đề về da, xương khớp và hô hấp... Thành phần chủ yếu của nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, curcumin được sử dụng để giảm đau, viêm xương khớp với hiệu quả tương đương thuốc kháng viêm không steroid - NSAID (như ibuprofen, diclofenac, celecoxib...) mà không có tác dụng phụ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng curcumin từ nghệ có khả năng kích hoạt các tế bào T và tế bào B, tăng cường đáp ứng kháng thể của cơ thể, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, bổ sung curcumin từ nghệ giúp tạo bức tường thành vững chắc ngăn các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh ghé thăm.
Cơ thể hấp thụ tốt các dược chất từ nghệ khi kết hợp cùng chất béo. Vì thế, bạn có thể kết hợp nghệ với cá, trứng, bơ, dầu thực vật (dầu olive, dầu dừa) để chế biến các món ăn hàng ngày như cà ri, súp, cá, thịt nướng. Đặc biệt, nghệ kết hợp cùng sữa và tiêu đen giúp tăng cường khả dụng của curcumin, tạo ra một thức uống vừa thơm ngon vừa tăng khả năng hấp thụ hết các dược chất từ nghệ.
Bạc hà
Bạc hà (Mentha arvensis) là thảo dược có mùi thơm đặc trưng, nổi tiếng với khả năng làm mát, được sử dụng phổ biến ở cả dạng tươi và khô với nhiều dược tính tốt cho sức khỏe hô hấp, tiêu hóa và tinh thần. Bạc hà chứa thành phần chính là flavonoids với các đặc tính chống viêm, chống virus, chống oxy hóa. Ngoài ra, bạc hà giàu các thành phần như phốt pho, canxi, vitamin A, D, E và C, giúp bảo vệ các tế bào, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Nghiên cứu đã chứng minh thành phần menthol trong bạc hà là liệu pháp được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, giúp thông thoáng đường hô hấp trên và giảm đau hiệu quả. Vì thế, bạc hà là thảo dược tăng sức đề kháng hiệu quả, giúp phòng ngừa và làm nhanh lành bệnh. Trong một tách trà bạc hà mạnh (3 - 5g bạc hà khô) có thể khiến bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng. Xông tinh dầu bạc hà cũng giúp thông thoáng đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạc hà còn là gia vị, rau nêm có thể kết hợp đa dạng với nhiều món ăn, thức uống khác nhau.
Quế
Quế (Cinnamomum) là gia vị làm ấm nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng cùng hương vị nổi bật. Thành phần chính của quế gồm cinnamaldehyde, các chất chống oxy hóa polyphenol mạnh với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus. Suốt nhiều thế kỷ qua, quế là nguyên liệu đã được sử dụng phổ biến trong các món ăn, món tráng miệng với hiệu quả bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, xương khớp. Đặc biệt, quế chứa dược tính chống oxy hóa cao hơn cả bạc hà và gừng. Vì thế, quế cũng là thảo dược tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng bệnh cảm mạo.
Bột quế có thể kết hợp hài hòa với các món ăn đa dạng, lẫn thức uống như món nướng, salad, súp, cà phê hoặc sữa. Thanh quế hầm với táo hoặc lê sẽ tạo ra món súp làm ấm cơ thể thơm ngon hoặc bạn có thể pha một tách trà hoa cùng thanh quế để hỗ trợ hệ tiêu hóa sau bữa ăn.
Bên cạnh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ thực phẩm và sử dụng thảo dược, gia vị hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bạn cần có chế độ vệ sinh và nghỉ ngơi hợp lý. Rửa sạch tay với xà phòng, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng... đồng thời, thường xuyên rèn luyện thể thao và đảm bảo ngủ đủ. Giấc ngủ chất lượng sẽ hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả và nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể./.
TP.HCM thiếu 2 loại vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng Theo Sở Y tế TP.HCM, nguồn cung ứng vaccine sởi đơn và DPT hiện không đủ để phục vụ người dân trên địa bàn TP trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngày 13/9, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi Bộ Y tế và UBND TP.HCM báo cáo tình hình cung ứng vaccine sởi và DPT (bạch hầu, ho gà, uốn...