Những thực phẩm tự nhiên nên ăn thường xuyên giúp người trung niên và cao tuổi duy trì sức khỏe
Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá tươi, trứng, sữa, thịt nạc… để duy trì sức khỏe.
Uống sữa bổ sung canxi cho xương, người cao tuổi có thể chọn sữa ít béo hoặc sữa gầy. (Ảnh minh họa – Nguồn: Shutterstock)
Ngũ cốc nguyên hạt
Khi tuổi tăng, chức năng đường ruột dần suy yếu, dễ gây táo bón. Chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng táo bón. Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Ngũ cốc nguyên hạt còn giàu vitamin B và khoáng chất như vitamin B1, vitamin B2, magiê, kẽm… Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Dinh dưỡng trong ngũ cốc thô dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Tuy nhiên, vì ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ nên ăn quá nhiều có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Bạn nên tăng dần lượng ngũ cốc nguyên hạt để ruột thích nghi.
Các loại cá tươi
Cá là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Ngoài ra, cá còn rất giàu vitamin A và vitamin D, canxi, phốt pho, selen… rất quan trọng để duy trì thị lực, sức khỏe xương và răng. Axit béo không bão hòa như Omega-3 trong cá giúp cải thiện chức năng não, cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Người trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá biển sâu giàu axit béo không bão hòa như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ… Tuy nhiên, do chức năng cơ thể của người trung niên và người cao tuổi bị suy giảm nên khả năng tiêu hóa, hấp thu tương đối yếu.
Do đó cần chế biến cá dựa trên những phương pháp dễ tiêu hóa như hấp, hầm; tránh chiên, rán.
Trứng
Trứng rất giàu protein chất lượng cao, quan trọng đối với người trung niên và cao tuổi để duy trì sức mạnh cơ bắp, thúc đẩy quá trình sửa chữa mô, tăng cường khả năng miễn dịch. Trứng còn giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin D, vitamin B12, sắt, kẽm…
Ngoài ra, lòng đỏ trứng chứa lượng lecithin và choline dồi dào, có lợi cho chức năng não khỏe mạnh. Lecithin có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức. Choline là nguyên liệu thô để sản xuất acetylcholine, chất này có vai trò truyền dẫn quan trọng trong hệ thần kinh.
Tuy nhiên, người trung niên và người già nên tiêu thụ trứng ở mức độ vừa phải vì lòng đỏ trứng chứa hàm lượng cholesterol lớn nên người có lượng lipid trong máu cao nên kiểm soát lượng ăn vào.
Video đang HOT
Nói chung, những người này chỉ nên tiêu thụ một quả trứng mỗi ngày.
Sản phẩm từ đậu
Các món ăn từ đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tằm và các loại đậu khác giàu protein chất lượng cao, chất xơ thực vật, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe.
Đối với người trung niên và người cao tuổi, lượng protein đặc biệt quan trọng để duy trì khối lượng cơ bắp, tăng cường khả năng miễn dịch. So với protein động vật, sản phẩm đậu nành rất giàu protein thực vật, không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch hơn.
Khi tuổi tác tăng, nhu động ruột chậm lại, dễ xảy ra các vấn đề về tiêu hóa. Chất xơ thực vật có thể thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các bệnh về đường ruột.
Ngoài ra, sản phẩm từ đậu nành còn giàu khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, có tác dụng duy trì mật độ xương, tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch ở người trung niên và người cao tuổi.
Đồng thời, các sản phẩm từ đậu nành còn rất giàu vitamin, đặc biệt là phức hợp vitamin B, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và sức khỏe hệ thần kinh.
Thịt nạc
Thịt nạc là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Mặc dù nhu cầu về protein của cơ thể tương đối thấp ở người cao tuổi, protein vẫn rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ, xương, hệ miễn dịch…
Protein trong thịt nạc chứa các axit amin cần thiết cho cơ thể con người, dễ dàng được cơ thể hấp thụ và sử dụng, giúp duy trì sức mạnh cơ bắp và chức năng miễn dịch ở người cao tuổi.
Hơn nữa, thịt nạc rất giàu khoáng chất như sắt và kẽm. Những khoáng chất này dễ bị thiếu hụt trong cơ thể người cao tuổi và rất quan trọng để duy trì các chức năng sinh lý bình thường.
Ví dụ, sắt là thành phần của huyết sắc tố, có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu, trong khi kẽm giúp duy trì hệ thống miễn dịch và thần kinh khỏe mạnh.
Thịt nạc cũng chứa vitamin B, chẳng hạn như vitamin B12 giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh ở người cao tuổi. Đồng thời, vitamin B còn góp phần cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe tốt cho người cao tuổi.
Nên chọn các loại thịt nạc như thịt cừu, thịt bò, cố gắng sử dụng các phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp, luộc, hầm… và giảm chiên, xào.
Sữa
Khi tuổi tăng, mật độ xương giảm dần khiến người cao tuổi dễ bị gãy xương và gặp các vấn đề khác. Uống nhiều sữa có thể bổ sung canxi, tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Sữa có vitamin D, giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Sữa cũng chứa protein chất lượng cao, rất quan trọng để duy trì cơ bắp ở người cao tuổi, chống teo cơ.
Người cao tuổi có thể chọn sữa ít béo hoặc sữa gầy để giảm lượng chất béo nạp vào.
Cách dưỡng sinh đẩy lùi bệnh tật trong mùa đông
Có thể nhiều người cho rằng lối sống dưỡng sinh cầu kỳ, không phù hợp với cuộc sống bận rộn, nhiều lo toan.
Nhưng thực tế dưỡng sinh trong mọi lĩnh vực đều không đòi hỏi sự cầu toàn mà lại rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.
Mùa Đông, dương khí của trời đất suy yếu, vạn vật tàng ẩn. Nhiều loài động - thực vật gần như trong trạng thái ngủ đông, chuẩn bị cho mùa xuân sinh sôi phát triển. Cho nên dưỡng sinh trong mùa đông thì cần phải chống lạnh, tàng tinh, dưỡng âm. Nghỉ ngơi phải điều độ, vận động không được ra nhiều mồ hôi, việc phòng thất phải hợp lý, không được quá độ...
Dưới đây là "Lối sống dưỡng sinh trong mùa đông" sẽ giúp các bạn nâng cao và giữ sức khoẻ tốt trong những ngày cuối năm này.
1. Dưỡng sinh trong ăn uống
Duy trì uống đủ nước
Mùa đông lượng nước cơ thể bài tiết qua đường mồ hôi và nước tiểu giảm, nhưng các tế bào nuôi dưỡng đại não và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường, cơ thể vẫn cần được cung cấp một lượng nước cần thiết để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất. Vì vậy, hàng ngày nên cung cấp khoảng 1,5 đến 2 lít nước cho cơ thể.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Dưỡng sinh trong mùa đông coi trọng bồi bổ cơ thể một cách khoa học. Người dương khí hư thì phải chọn ăn nhiều đạm, thịt động vật như thịt bò, thịt gà, thịt dê...
Người khí và huyết đều hư có thể ăn thịt ngan, thịt vịt, thịt gà đen... Không nên ăn uống các loại đồ sống, đồ lạnh mà gây tổn hại dương khí của cơ thể.
Buổi sáng ăn cháo nóng, buổi tối ăn ít lại là phương pháp tốt nhất để bảo vệ dạ dày. Các loại cháo như cháo nếp táo đỏ, cháo bát bảo, cháo hạt kê là thích hợp nhất.
Cũng có thể ăn cháo long nhãn để dưỡng tâm an thần, cháo hoa cúc giúp sáng mắt, giải nhiệt, cháo cá diếc dưỡng dạ dày, cháo phục linh dưỡng tỳ tạng, cháo vừng ích tinh dưỡng âm, cháo hạt óc chó dưỡng âm cố tinh, cháo táo đỏ ích khí dưỡng âm, cháo ngân nhĩ dưỡng phổi, cháo củ cải giúp tiêu đờm...
Tuy nhiên, ăn uống trong mùa đông cũng tùy vào từng người có cơ địa, thói quen và liều lượng mà sử dụng điều độ, tránh lạm dụng quá nhiều thức ăn uống không hợp lý sẽ có hại cho sức khỏe.
Về vấn đề dùng thuốc bổ cũng cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, mỗi trường hợp cụ thể, mỗi cơ địa từng người sẽ có một phương pháp dùng thuốc riêng.
Dưỡng sinh trong ăn uống bằng cháo nếp táo đỏ, bồi bổ cơ thể trong mùa đông.
2. Dưỡng sinh trong vận đ ộ ng, tập luyện
Mùa đông nên tập luyện vừa phải để cơ thể ra ít mồ hôi, như thế mới có thể tăng cường sức khỏe. Rèn luyện sức khỏe nên kết hợp cả động và tĩnh, chạy hoặc tập các bài thể dục đến khi ra ít mồi hôi là được, nếu ra nhiều mồ hôi sẽ làm tổn thương khí trong cơ thể, như vậy sẽ trái với nguyên tắc dưỡng sinh "Thu Đông dưỡng âm".
Mùa đông trời lạnh, các bệnh mạn tính dễ tái phát hoặc nặng hơn, nên lưu ý chống lạnh giữ ấm, nhất là đề phòng sự kích thích của thời tiết gió to và không khí lạnh lên cơ thể.
Ngoài ra, nên coi trọng việc rèn luyện sức khỏe, nhằm nâng cao khả năng chống rét và nâng sức đề kháng của cơ thể, đề phòng mắ́c các bệnh đường hô hấp, bệnh cơ xương khớp...
Rèn luyện sức khỏe trong mùa đông cần chống lạnh, giữ ấm.
3. Dưỡng sinh về ngủ nghỉ, giữ ấm
Ngủ sớm có tác dụng dưỡng dương khí, dậy muộn giúp củng cố âm tinh cho cơ thể. Do đó, dưỡng sinh trong mùa đông cần đảm bảo có một giấc ngủ đầy đủ, điều này có lợi cho dự trữ năng lượng cần thiết cho cơ thể trong mùa đông.
Trong mùa đông, mức độ ô nhiễm không khí trong phòng cao hơn bên ngoài, nên lưu ý thường xuyên mở cửa sổ để không khí được lưu thông, làm sạch không khí trong phòng, giúp tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên, cần tránh gió lạnh lùa vào phòng và nên mặc quần áo đủ dày, đủ ấm để tránh cảm lạnh bảo vệ sức khỏe.
Trong mùa đông, giữ cho đôi chân khoẻ mạnh chính là cách để giữ gìn sức khoẻ. Kiên trì ngâm chân nước ấm mỗi ngày, tốt nhất là kết hợp massage các huyệt vị trên hai bàn chân. Mỗi ngày nên kiên trì đi bộ ít nhất 30 phút. Buổi sáng và buổi tối kiên trì massage lòng bàn chân để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Kiên trì massage và ngâm chân trong mùa đông giúp tăng cường sức khỏe.
4. Dưỡng sinh điều chỉnh tinh thần
Mùa đông thời tiết giá lạnh, dễ khiến tâm trạng chùng xuống. Cách tốt nhất là chọn một số hoạt động thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như chạy bộ chậm, khiêu vũ, đánh bóng chuyền, đánh cầu lông...
Những hoạt động này chính là liều thuốc tốt nhất giải tỏa buồn phiền, giúp ta lấy lại tinh thần sảng khoái cho những ngày kế tiếp.
Thực phẩm nên ăn và nên tránh với người bệnh HIV/AIDS Đối với người nhiễm HIV, dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì hệ thống miễn dịch. Dinh dưỡng tốt cũng giúp người bệnh duy trì cân nặng khỏe mạnh và hấp thụ thuốc điều trị HIV. Vậy thực phẩm nào nên ăn và loại nào cần hạn chế? Người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với một số...