Thực phẩm nên ăn và nên tránh với người bệnh HIV/AIDS
Đối với người nhiễm HIV, dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì hệ thống miễn dịch.
Dinh dưỡng tốt cũng giúp người bệnh duy trì cân nặng khỏe mạnh và hấp thụ thuốc điều trị HIV. Vậy thực phẩm nào nên ăn và loại nào cần hạn chế?
Người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với một số thách thức về sức khỏe vì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chống lại nhiễm trùng. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ để bổ sung năng lượng đã mất.
HIV cũng được biết là gây giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn hoặc khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn. Các phương pháp và thuốc điều trị cụ thể liên quan đến HIV thường có tác dụng phụ có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và lở miệng… khiến người bệnh càng khó ăn uống hơn. Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng đồng thời giảm tác dụng phụ của thuốc và giảm các triệu chứng liên quan đến HIV.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ dưỡng giúp người nhiễm HIV tránh được các biến chứng về sức khỏe.
Mặc dù không có chế độ ăn kiêng cụ thể cho người nhiễm HIV nhưng cũng cần tránh một số loại thực phẩm và và lưu ý vấn đề vệ sinh khi chuẩn bị thức ăn. Tìm hiểu những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch người bệnh chống lại nhiễm trùng.
1. Thực phẩm người nhiễm HIV nên ăn
Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ dưỡng là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Nhận đủ lượng chất dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp người nhiễm HIV tránh được các biến chứng về sức khỏe và giảm bớt các vấn đề do các phương pháp điều trị HIV gây ra.
Trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa. Theo nguyên tắc chung, cần ăn nhiều rau quả và trái cây cho mỗi bữa ăn để đảm bảo cơ thể nhận được đủ vitamin và khoáng chất cần để duy trì sức khỏe.
Protein nạc hỗ trợ cơ bắp, nên ăn thịt, cá, trứng, các loại hạt, đậu và thịt gia cầm sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Carbs cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể và chứa nhiều vitamin B và chất xơ.
Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày là rất quan trọng. Nước giúp đào thải các loại thuốc đã sử dụng khỏi cơ thể và giúp cơ thể không bị mất nước, duy trì năng lượng. Đó là lý do tại sao việc uống nhiều nước lại quan trọng, đặc biệt với người HIV.
2. Các thực phẩm người nhiễm HIV nên tránh
Video đang HOT
Nên tránh các thực phẩm chứa nhiều natri như khoai tây chiên, bánh mì và pizza. Quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đặc biệt có hại đối với những người nhiễm HIV.
Tránh chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa thường có trong thực phẩm chế biến sẵn.
Uống quá nhiều rượu sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch cũng như tăng tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, cần lưu ý:
- Tránh ăn thịt sống, trứng sống và chưa nấu chín. Không ăn hải sản sống như sushi, hàu và động vật có vỏ…
- Tránh các loại sữa và sữa chua chưa tiệt trùng.
- Khi dùng các chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin hay thảo dược cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rửa trái cây và rau quả thật kỹ trước khi ăn.
3. Những lưu ý về an toàn thực phẩm
Do HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên người bệnh cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn. Nếu bạn hoặc người thân đang nhiễm HIV, cần phải thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số quy tắc an toàn thực phẩm cơ bản phải tuân theo:
- Rửa trái cây và rau quả thật kỹ trước khi ăn
- Sử dụng dao và thớt riêng cho thịt sống và sản phẩm
- Luôn rửa tay trước khi chế biến thực phẩm
- Không ăn thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc.
- Ăn chín, uống sôi và dùng nước sạch để nấu ăn.
Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chế độ ăn uống, cân nặng, thuốc điều trị HIV nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
Những điều cần biết về số lượng CD4 và tải lượng virus ở người nhiễm HIV
Nếu nhiễm HIV đã được xác nhận, các xét nghiệm sẽ được thực hiện thường xuyên để xác định tình trạng hệ thống miễn dịch của một người và mức độ hoạt động của virus trong cơ thể.
Những điều này được biểu thị bằng số lượng CD4 và tải lượng vius trong cơ thể.
1. Tế bào CD4 là gì?
CD4 là một tế bào rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể nhận biết các kháng nguyên lạ, điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân nguy hại như vi khuẩn, virus. CD4 thực chất là tế bào lympho T được sinh ra từ tế bào gốc của tủy xương.
Xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4 là xác định số lượng của tất cả tế bào này trong cơ thể. Số lượng tế bào này càng cao chứng tỏ hệ thống miễn dịch của bạn càng khỏe. Đây là một trong những xét nghiệm rất quen thuộc đối với người nhiễm HIV.
Các tế bào này không chỉ quan trọng đối với chức năng miễn dịch mà còn là mục tiêu chính của HIV. HIV tấn công tế bào CD4, dần dần làm cạn kiệt các tế bào này, cơ thể sẽ giảm khả năng tự bảo vệ trước một loạt các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu, đo số lượng tế bào CD4 trong một microliter (L) máu. Số lượng tế bào CD4 cho phép xác định trạng thái hệ thống miễn dịch của cơ thể; giai đoạn nhiễm trùng và tốc độ tiến triển của bệnh; khả năng một số bệnh nhiễm trùng sẽ phát triển khi tế bào CD4 cạn kiệt và sự đáp ứng với điều trị...
CD4 là một tế bào rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể trong khi đó HIV lại tấn công vào các tế bào này.
Số lượng CD4 bình thường nằm trong khoảng từ 500-1.500 tế bào/L. Ngược lại, số lượng CD4 từ 200 tế bào/L trở xuống được phân loại về mặt kỹ thuật là AIDS.
Các hướng dẫn điều trị trước đây khuyến nghị nên bắt đầu điều điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) ở những bệnh nhân có số lượng CD4 dưới 500 tế bào/L hoặc đang mắc bệnh xác định bệnh AIDS. Năm 2016, hướng dẫn cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo điều trị ARV ở tất cả bệnh nhân nhiễm HIV, bất kể số lượng CD4 là bao nhiêu.
2. Tải lượng virus ở người nhiễm HIV là gì?
Tải lượng virus là số lượng virus HIV có trong cơ thể. Xét nghiệm tải lượng virus là đo số lượng bản sao HIV trong một mililit máu. AIDS là giai đoạn nhiễm HIV tiến triển nhất, đạt tải lượng virus cao nhất.
Trong khi số lượng CD4 là một chỉ số về tình trạng miễn dịch và hiệu quả điều trị, thì tải lượng virus được cho là thước đo quan trọng hơn khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus.
Tải lượng virus là đo nồng độ virus trong máu.
Các phòng thí nghiệm sẽ sử dụng công nghệ xét nghiệm di truyềnthường là phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hoặc bDNA (DNA phân nhánh), để định lượng số lượng hạt virus trong một mililit (mL) máu. Tải lượng virus HIV có thể dao động từ mức không thể phát hiện được (dưới mức phát hiện của các xét nghiệm hiện tại) đến hàng chục triệu.
Tuy nhiên, kết quả không thể phát hiện được không có nghĩa là không có virus trong máu hoặc đã được "loại bỏ" khỏi bệnh nhiễm trùng. Không thể phát hiện đơn giản có nghĩa là quần thể virus đã giảm xuống dưới mức phát hiện xét nghiệm trong máu, nhưng có thể được phát hiện ở nơi khác, chẳng hạn như trong tinh dịch.
Kết quả xét nghiệm này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng nhiễm HIV của bạn và hướng dẫn lựa chọn điều trị. Tải lượng virus HIV giúp tiên lượng bệnh sẽ tiến triển như thế nào. Càng có nhiều HIV trong máu (đồng nghĩa với việc tải lượng virus cao), thì số lượng tế bào CD4 trong cơ thể bạn sẽ giảm càng nhanh và nguy cơ mắc bệnh do HIV càng cao.
Do đó, giữ tải lượng virus của bạn thấp sẽ làm giảm các biến chứng của HIV và giúp bạn sống lâu hơn. Nếu tuân thủ điều trị bạn có thể có được tuổi thọ bình thường hoặc gần như bình thường. Tuổi thọ của những người nhiễm HIV có điều trị đã tăng đáng kể trong nhiều năm gần đây.
Xét nghiệm cũng có thể giúp chẩn đoán nhiễm HIV mới ở những người có kết quả xét nghiệm kháng thể HIV chưa chắc chắn. Xét nghiệm này có thể phát hiện tải lượng virus một vài ngày sau khi nhiễm HIV. Trong khi xét nghiệm kháng thể HIV có thể cho kết quả âm tính trong vòng 2 đến 6 tháng sau khi mới nhiễm HIV. Tuy nhiên, nên xét nghiệm lại kháng thể HIV sau 6 tháng để xác định chẩn đoán.
Mục tiêu của việc ức chế virus
Mục tiêu của liệu pháp kháng virus là đạt được sự ức chế virus, được định nghĩa là có ít hơn 200 bản sao HIV trên mỗi ml máu, sẽ giúp:
Nguy cơ phát triển virus kháng thuốc thấp hơn Kết quả lâm sàng tốt hơn tương quan với việc tăng tuổi thọ Giảm lây truyền HIV đến mức không có nguy cơ cho bạn tình không bị nhiễm bệnh (một chiến lược thường được gọi là điều trị như phòng ngừa).
Mặt khác, sự gia tăng tải lượng virus thường có thể là dấu hiệu của thất bại điều trị, tuân thủ thuốc kém hoặc cả hai.
Điều quan trọng cần lưu ý là người nhiễm HIV cần phải tuân thủ dùng thuốc để đảm bảo ức chế virus đến mức không thể phát hiện được. Việc tuân thủ không đều, không chỉ làm giảm khả năng đạt được điều này, mà còn làm tăng khả năng thất bại trong điều trị, do tạo điều kiện cho virus kháng thuốc phát triển. Mối quan hệ nhân quả này là lý do tại sao phải luôn kiểm tra việc tuân thủ điều trị trước khi thay đổi liệu pháp.
Nên theo dõi thường xuyên số lượng CD4 và tải lượng virus. Những bệnh nhân có thể duy trì số lượng CD4 trên 500 tế bào/L thỉnh thoảng có thể được xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
8 yếu tố có thể làm thất bại điều trị HIV Thất bại trong điều trị HIV xảy ra khi thuốc kháng virus ARV không còn khả năng ức chế virus hoặc ngăn chặn sự suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Thất bại điều trị có thể được phân loại là do virus (liên quan đến virus), do miễn dịch(liên quan đến hệ thống miễn dịch)...