Những lưu ý khi dùng thuốc để giảm đau họng
Đau họng là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt khi giao mùa và thời tiết lạnh. Vậy có thể dùng thuốc nào và cần lưu ý gì khi sử dụng?
1. Thuốc gì giảm đau họng?
Đau họng không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đau họng thường gặp do nhiễm virus, như cúm, viêm phế quản hoặc viêm amidan…
Tiếp xúc với các chất kích thích như khói, ô nhiễm, hóa chất cũng có thể gây kích ứng, viêm và gây đau họng.
Nếu bị đau họng, có thể dùng thuốc paracetamol để giảm đau, kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm, nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Nếu bị dị ứng với paracetamol, có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc aspirin. Tuy nhiên, những loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn nên khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Ngoài ra có thể dùng dung dịch súc miệng hoặc viên ngậm có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ để giảm đau họng.
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp đau họng do nhiễm khuẩn khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau họng
- Khi bị đau họng có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol. Tuy paracetamol là một loại thuốc an toàn khi sử dụng đúng liều lượng, nhưng quá liều có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, không thể phục hồi.
Thuốc cũng có chống chỉ định trong trường hợp dị ứng với paracetamol. Người có vấn đề về gan cần dùng thận trọng.
Paracetamol nên được sử dụng ở liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể và cần lưu ý:
Liều dùng từ 10-15mg/kg. Khoảng cách giữa các liều ít nhất 4 đến 6 giờ.
Video đang HOT
Liều tối đa mỗi ngày không vượt quá 3g/ngày, trừ khi có lời khuyên khác của bác sĩ.
Không uống rượu trong khi điều trị.
Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, cần kiểm tra xem thành phần có chứa paracetamol không để tránh sử dụng quá liều.
- Đối với nhóm NSAID, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, với trẻ em/thanh thiếu niên không được dùng aspirin vì nó liên quan đến hội chứng Reye – tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng.
- Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để dùng đúng liều, và sử dụng đúng cách.
Nếu bị đau họng, có thể dùng thuốc paracetamol để giảm đau.
Để giảm đau họng, ngoài việc dùng thuốc, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh thức ăn hoặc đồ uống quá nóng vì có thể gây kích ứng cổ họng. Nên ăn thức ăn mềm và uống nước mát hoặc ấm.
- Tránh hút thuốc và môi trường nhiều khói thuốc.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm để giảm sưng, đau
- Uống đủ nước…
Ngoài ra, một số phương pháp tự nhiên cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng là sử dụng trà thảo mộc mật ong và chanh. Chanh có đặc tính sát trùng và cung cấp vitamin C cho cơ thể. Mật ong có tác dụng chống viêm họng nhờ đặc tính làm dịu và sát trùng.
3. Đau họng khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong một số ít trường hợp, đau họng có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng như trào ngược dạ dày thực quản, ung thư, một số bệnh tự miễn như xơ cứng bì… Vì vậy, cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, nếu:
- Đau họng kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân là người hút thuốc
- Đau họng có liên quan đến rối loạn nuốt, khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, sưng cục bộ ở cổ ( hạch bạch huyết ) hoặc tăng tiết nước bọt.
Người đái tháo đường cần lưu ý gì trong mùa lạnh?
Khi thời tiết lạnh, người bệnh đái tháo đường dễ gặp một số biến chứng liên quan đến hô hấp.
Do vậy người bệnh đái tháo đường cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.
Vào mùa lạnh, người bệnh đái tháo đường có các biến chứng như tim mạch, thần kinh sẽ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu thời tiết lạnh khiến huyết áp tăng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu khiến chân tay đau mỏi.
Thời tiết lạnh ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết?
Khi nhiệt độ giảm, khả năng miễn dịch của bệnh nhân đái tháo đường cũng bị suy giảm. Trời lạnh rất dễ khiến bệnh nhân đái tháo đường bị cảm lạnh. Do vậy tình trạng của bệnh nhân có thể sẽ tồi tệ hơn.
Với những bệnh nhân đái tháo đường nhưng ít vận động việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể là yếu tố làm gia tăng việc phơi nhiễm đường hô hấp và sức đề kháng của cơ thể. Do vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên nền bệnh đái tháo đường và thường người bệnh có thể trạng béo phì dễ làm gia tăng các đợt cấp COPD, gia tăng đợt cấp nhiễm trùng hô hấp. Khi sức đề kháng giảm, tình trạng bệnh không chỉ nặng hơn mà còn làm gia tăng các đợt cấp và suy hô hấp nhiều hơn.
Bên cạnh đó, vào mùa đông, yếu tố tác động của thời tiết thường là lý do khiến bệnh nhân ít vận động và có lối sống tĩnh tại nhiều hơn. Hơn nữa trời lạnh, quá trình trao đổi chất được tăng cường sẽ khiến cơ thể cố gắng đốt cháy nhiều năng lượng hơn nhằm ổn định thân nhiệt và giữ ấm.
Điều này cũng là lý do khiến chúng ta tăng cường ăn uống để tăng năng lượng cho việc chống rét. Việc ăn nhiều hơn và ít vận động là nguyên nhân làm tăng đường huyết cao. Và cũng chính việc tăng tỷ lệ đường huyết cao sẽ gây ra bất lợi cho sức khỏe người bệnh.
Khi trời lạnh, người bệnh đái tháo đường dễ gặp tình trạng tăng đường huyết.
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường là cả một quá trình bao gồm bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên khi có những tác động cấp như việc đường máu cao tăng liên tục sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể. Điều này làm giảm sức đề kháng đồng thời gia tăng các tác nhân bội nhiễm, đặc biệt là bội nhiễm liên quan đến đường hô hấp.
Thời tiết lạnh cũng có thể gây co mạch và làm máu chảy chậm hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng tim mạch và mạch máu não ở bệnh đái tháo đường.
5 lưu ý cho người đái tháo đường khi trời lạnh
- Giữ ấm cơ thể khi hoạt động ngoài trời
Nếu phải ra ngoài, người bệnh nên lưu ý mặc ấm để tránh tình trạng sốc nhiệt. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến các mạch máu co lại dẫn tới thiếu oxy - là nguy cơ gây ra các tai biến. Do vậy người bệnh cần giữ ấm cơ thể, bàn tay, bàn chân và vùng đầu.
- Vận động nhẹ nhàng
Người bệnh đái tháo đường cần duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng và nên lựa chọn tập luyện trong nhà, không gian thông thoáng. Khi thời tiết lạnh, người bệnh có thể chia thời gian tập luyện vào cả sáng và chiều.
Người bệnh nên lưu ý khởi động kỹ trước khi tập luyện. Thậm chí thời gian khởi động có thể gấp đôi so với trước kia để cơ thể được làm ấm. Lúc này, cơ bắp sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ.
Nếu ít vận động, tăng khẩu phần ăn khi trời lạnh, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.
- Tập luyện các động tác hít thở
Thời tiết lạnh, khô, độ ẩm thấp thường là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh lý hô hấp nếu phải tập luyện, hoạt động lâu ngoài trời. Các bài tập thở vào mùa lạnh sẽ giúp hệ hô hấp làm quen với sự thay đổi của nhiệt độ. Người bệnh có thể học cách hít thở sâu: hít sâu căng phình bụng bằng đường mũi sau đó thở ra thật chậm.
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Vào mùa đông, dinh dưỡng cần được đảm bảo cân bằng để bù đắp lại thói quen ít vận động. Người bệnh không nên quá lạm dụng việc tăng khẩu phần ăn với mục đích tăng năng lượng. Bên cạnh đó cần lưu ý uống đủ nước, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên
Bất kể thời điểm nào, không chỉ riêng trời lanh, người đái tháo đường vẫn cần duy trì thói quen theo dõi đường huyết. Tuy nhiên khi trời lạnh, người đái tháo đường nhận thấy thói quen ít vận động và ăn nhiều hơn thì nên tăng số lần thử đường huyết để nắm rõ đường huyết của bản thân hơn.
Cách điều trị cảm lạnh bằng đông y Để điều trị cảm lạnh, y học cổ truyền chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tính cay, ấm, làm cho ra mồ hôi... có thể kết hợp thêm những vị thuốc bồi bổ chính khí nhằm mục đích phát tán phong hàn, giải biểu, phù chính khu tà. 1. Nguyên nhân gây cảm lạnh Cảm lạnh có diễn biến như thế...