Người cao tuổi và bị đột quỵ não dễ bị hít sặc
Theo thống kê, ở những giờ đầu tiên, ngày đầu tiên, tuần đầu tiên, 50% bệnh nhân bị đột quỵ não thường gặp rối loạn nuốt và dễ bị hít sặc.
Ở người lớn tuổi, hít sặc thường là một di chứng của đột quỵ não. ThS.BS.CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng khoa Khoa Hồi Sức Tích cực Chống độc (ICU), BV Thống Nhất TP.HCM, thời gian qua, nhiều trường hợp bị hít sặc nhập viện nguy kịch thậm chí tử vong, trong đó nhiều ca liên quan đến tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não.
Tháng 4/2020, khoa ICU của BV Thống Nhất đã tiếp nhận 4 bệnh nhân gồm 3 nam, 1 nữ, trung bình tuổi từ 82 – 88, trong đó 3 ca có di chứng tai biến mạch máu não (đột quỵ não). Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng ho, khò khè, khó thở, tím tái, suy hô hấp phải hỗ trợ thở máy và nội soi. Kết quả nội soi cho thấy có dịch dạ dày lợn cợn, sữa, cháo, thậm chí có cả chả và trứng…
Chả lụa – một loại dị vật nguy hiểm có thể gây nghẹt đường thở, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi hay từng bị đột quỵ não (Nguồn: Ảnh BV)
Tất cả bệnh nhân phải điều trị kéo dài, tốn kém. Chỉ một trường hợp may mắn sống sót, còn 3 trường hợp xin về.
Tuy nhiên, theo BS. Ngọc Ánh, nhiều trường hợp với các triệu chứng do hít sặc thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài, đặc biệt là ở những ca bị viêm phổi tái đi tái lại. Ước tính khoảng 10 – 20% viêm phổi ở cộng đồng là do hít sặc và hít sặc gây viêm phổi là nguyên nhân tử vong chủ yếu ở những bệnh nhân khó nuốt vì các tổn thương thần kinh hay đột quỵ não.
Theo thống kê, ở những giờ đầu tiên, ngày đầu tiên, tuần đầu tiên, 50% bệnh nhân bị đột quỵ não thường gặp rối loạn nuốt và dễ bị hít sặc. Tuần sau đó, con số này là 10%; nhưng sau 6 tháng, thống kê lại ghi nhận là 50% bệnh nhân sau điều trị đột quỵ não sẽ có di chứng hít sặc.
Hơn thế nữa, viêm phổi do hít sặc cũng là nguyên nhân thường gặp, chiếm 18% ở những bệnh nhân được chăm sóc tại nhà. Vì vậy, hít sặc là nguyên nhân thường gặp quan trọng gây nên các tình trạng viêm phổi hít nặng và tử vong ở người lớn tuổi.
Một bệnh nhân lớn tuổi bị hít sặc phải điều trị thở máy ở khoa ICU, BV Thống Nhất (Nguồn: Ảnh BV)
Video đang HOT
Cũng theo ThS.BS.CKII Hoàng Ngọc Ánh, việc đánh giá các yếu tố nguy cơ cũng như những lưu ý khi chăm sóc những nhóm người nguy cơ cao như trẻ em hay người cao tuổi với các bệnh nền như đột quỵ não, rối loạn tâm thần tuổi già thường phải dùng thuốc an thần, sẽ giúp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ hít sặc, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Điều cần làm là nhận biết rối loạn nuốt: cho ăn uống nước rơi ra ngoài, nước bọt chảy, nhiều đàm; khó khăn khi nhai cắn; ho sặc khi nuốt, khi đang nhai; thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn; viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần…
“Việc chăm sóc cho bệnh nhân tại nhà, cần lưu ý khi chăm sóc cho ăn ở người lớn tuổi là các món ăn phải mềm, xay nhuyễn; tránh các món ăn quá nhiều xơ, miếng to (xoài, mít, rau muống…), dai dính hay quá đặc (chè trôi nước, xôi).
Cố gắng cho bệnh nhân ăn khi bệnh nhân tỉnh táo, đỡ bệnh nhân ngồi dậy ở một góc 45 hay 60 độ, cho ăn chậm, giúp hỗ trợ mở miệng bệnh nhân như kéo nhẹ hàm ra; nhắc nhở khi người bệnh ngậm thức ăn lâu; vệ sinh răng miệng sau ăn,” ThS. BS. CKII Hoàng Ngọc Ánh khuyến nghị.
Sự nguy hiểm của căn bệnh cố nhạc sĩ Lam Phương chống chọi lúc cuối đời
Nhạc sĩ Lam Phương đã qua đời vào tối 22/12 (giờ địa phương) tại Mỹ, hưởng thọ 83 tuổi. Ông ra đi sau thời gian điều trị bệnh tim và tai biến mạch máu não.
Sự nguy hiểm của tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là một căn bệnh đáng sợ và phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch.
Nhạc sĩ Lam Phương vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 18h07 phút ngày 22/12 (giờ Mỹ) tại thành phố Fountain Valley, California. Ông hưởng thọ 83 tuổi. (Ảnh ST)
Theo thống kê, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 15 triệu ca cấp cứu tai biến mạch máu não. Con số này tại Việt Nam là hơn 200.000 trường hợp.
Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng thiếu máu đột ngột đến một phần não, làm cho các tế bào chết đi và gây tổn thương mô não. Sự gián đoạn của quá trình cung cấp máu và oxy lên não có thể do cục máu đông hoặc vỡ mạch máu não.
Khi các tế bào não dần hoại tử vì cơn tai biến, trung ương thần kinh sẽ không thể kiểm soát các chức năng trên cơ thể. Tai biến mạch máu não có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, khi được cứu sống, bệnh cũng để lại những di chứng nặng nề như:
- Liệt vận động: Hầu hết những người trải qua cơn tai biến mạch máu não đều gặp khó khăn với hệ vận động. Có người bị liệt nửa người hoặc liệt chân, tay,... Vì vậy, mọi sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt của người bị tai biến đều cần tới sự trợ giúp của gia đình.
Bệnh nhân bị tai biến đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe
- Rối loạn ngôn ngữ: Nhiều người sau cơn tai biến không thể nói chuyện như trước do bị rối loạn ngôn ngữ. Họ chỉ có thể nói rất ít từ, bị nói ngọng, thậm chí không nói được, nguyên nhân là do vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ bị tổn thương.
- Suy giảm nhận thức: Người bị tai biến mạch máu não có thể bị mất trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức về mọi vấn đề trong cuộc sống.
- Mắt nhìn mờ: Khi cơn tai biến tấn công, nhiều người có dấu hiệu mờ một bên hoặc cả hai bên mắt.
- Rối loạn tiểu tiện: Chứng rối loạn cơ tròn có thể khiến người bị tai biến tiểu tiện không tự chủ.
Biện pháp giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não
Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là một yếu tố rất lớn, làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp bốn lần nguy cơ đột quỵ nếu nó không được kiểm soát. Nên duy trì huyết áp dưới 135/85 mmHg.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu theo thời gian, khiến cho cục máu đông dễ hình thành, gây tai biến mạch máu não.
Điều trị bệnh tim mạch
Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim bất thường gây cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông sau đó có thể di chuyển đến não, dẫn tới tai biến.
Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục góp phần làm giảm cân và giảm huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ. Nên tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày/tuần. Mỗi ngày tập khoảng 30 phút.
Duy trì cân nặng phù hợp
Béo phì liên quan đến huyết áp cao và tiểu đường, làm tăng khả năng bị tai biến. Do vậy, nên kiểm soát nguy cơ béo phì và duy trì chỉ số khối cơ thể lý tưởng.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Hãy tránh xa các chất kích thích, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, xây dựng chế độ ăn uống khoa học,... Bên cạnh đó, bạn cũng không nên thức khuya, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức.
Những hiểu biết sai lầm về bệnh đột quỵ Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi, uống An Cung phòng bệnh là những hiểu biết sai lầm có thể làm mất đi cơ hội điều trị và phục hồi cho người bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ não. Trong đó, khoảng 5 triệu người tàn phế vĩnh...