Bị hại của Mr Pips cần làm gì để có cơ hội đòi lại tiền bị chiếm đoạt?
Theo luật sư, những ai là bị hại của Phó Đức Nam (còn gọi là Mr Pips) cần liên hệ cơ quan tố tụng để trình báo, giao nộp các tài liệu chứng cứ trong quá trình bị lừa đảo, để làm căn cứ giải quyết.
Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Phó Đức Nam (còn gọi là Mr Pips) cầm đầu, Công an TP Hà Nội bước đầu đã thu giữ được hàng loạt tài sản mà Nam và đồng bọn có được từ hành vi phạm tội.
Khối tài sản trị giá khoảng 5.300 tỷ đồng bao gồm nhiều bất động sản hạng sang, siêu xế hộp, xe phân khối lớn, vàng, đồng hồ, tiền mặt… Cơ quan chức năng xác định có ít nhất hơn 2.600 bị hại và tổng số tiền nạn nhân đã nạp lần đầu là khoảng 50 triệu USD.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Đồng, Trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Chính, cho biết bên cạnh việc làm rõ hành vi của Nam và đồng phạm, công tác thu hồi tài sản của Phó Đức Nam cũng sẽ được cơ quan tố tụng thực hiện.
Cơ quan điều tra sẽ truy xuất dòng tiền, tài sản do phạm tội mà có, các tài sản mang dấu vết của tội phạm; làm rõ dòng tiền mà các đối tượng di chuyển, làm rõ việc chuyển hóa tài sản, rửa tiền, các tài sản đang được cất giấu ở đâu để có biện pháp thu hồi phù hợp.
Phó Đức Nam khi bị bắt (Ảnh: T.A.).
Luật sư Đồng trích dẫn Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự, và cho biết những tài sản thu giữ được trong vụ án hình sự sẽ được xác định là vật chứng trong vụ án.
“Tài sản nào có liên quan đến hành vi phạm tội, do phạm tội mà có thì sẽ bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế để thu hồi, xác định là vật chứng vụ án hình sự để xử lý vật chứng theo quy định nhằm đảm bảo quá trình thi hành án về sau”, ông Đồng cho biết.
Về phía các bị hại, theo luật sư, những người này được thực hiện quyền và nghĩa vụ như: Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; kháng cáo bản án, quyết định của tòa án…
“Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án (điều tra, truy tố, xét xử), cơ quan tiến hành tố tụng xác định được nguồn tiền chiếm đoạt của bị hại nào thì số tài sản đó sẽ được người có thẩm quyền quyết định để trả lại cho bị hại theo quy định pháp luật”, Trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Chính nói.
Để đảm bảo quyền lợi, luật sư nhấn mạnh những ai là bị hại cần liên hệ cơ quan tố tụng để trình báo, giao nộp các tài liệu chứng cứ trong quá trình bị lừa đảo, như các tin nhắn, văn bản trao đổi, nội dung chuyển khoản để làm căn cứ giải quyết.
“Bị hại của vụ án có thể gửi đơn trình báo và cùng tài liệu, chứng cứ liên quan tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội hoặc VKSND TP Hà Nội để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
Sau khi được các cơ quan chức năng tiếp nhận đơn và các tài liệu, chứng cứ, những đơn vị này sẽ mời/triệu tập những bị hại đến để lấy lời khai, xác minh làm rõ các tình tiết trong vụ án, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ liên quan; xác định tư cách bị hại theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự”, luật sư Đồng cho hay.
Theo luật sư, khi trình báo và được xác định là bị hại của vụ án, các bị hại cần theo dõi các thông báo, triệu tập của cơ quan tố tụng và theo dõi kết quả điều tra, truy tố, xét xử và công tác thi hành án về sau để được nhận lại tiền bị chiếm đoạt theo quy định pháp luật.
Mr Pips và những "cú lừa" dạy làm giàu
Sau khi trở thành 1 trong 3 người trên thế giới được nhận học bổng toàn phần tại một trường đại học ở Singapore, Nam cùng 2 đối tượng khác bắt đầu xây dựng một "chiếc bẫy" lừa đảo hàng nghìn người.
"Người giàu thì mới rảnh, rảnh để ngồi đếm tiền".
Câu nói trên được Mr Pips - Phó Đức Nam - nói trong một clip đăng tải hồi tháng 8/2024, trên kênh TikTok dạy làm giàu, kiếm tiền từ những sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán. Hai tháng sau, Nam bị bắt.
Thay vì ngồi trên mui xế hộp siêu sang, căn hộ tiền tỷ, Nam giờ ngồi trong buồng tạm giam, còn tiền, vàng, tài sản... của anh ta lần lượt được "đếm" bởi lực lượng chức năng.
"Bộ máy" của Nam
Phó Đức Nam sinh năm 1994, tại phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau khi tốt nghiệp THPT, Phó Đức Nam là một trong ba người trên thế giới được nhận học bổng toàn phần tại một trường đại học ở Singapore, chuyên ngành học về công nghệ thông tin.
Nam có khả năng nói tiếng Anh lưu loát, có chứng chỉ IELTS 8.5. Ở tuổi 27, Nam hợp tác với Lê Khắc Ngọ (khi đó 31 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) và một đối tượng người Thổ Nhĩ Kỳ để bắt đầu xây dựng một "chiếc bẫy" tinh vi, hoàn hảo.
Khi đó, Nam, Ngọ và đối tượng người ngoại quốc chỉ đạo 7 đối tượng khác ở Việt Nam thành lập nhiều công ty "ma" làm "bình phong" để tuyển dụng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh.
Trong thời gian ngắn, bộ máy của Nam có tới khoảng 1.000 nhân viên, làm việc từ 8h đến 21h hàng ngày. Các đối tượng đã tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh để người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế, có uy tín, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Trang TikTok của Nam (Ảnh: Chụp màn hình).
Công an Hà Nội cho biết, các trang mạng này đều đã được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng quản lý; mỗi sàn giao dịch đều được kết nối với ứng dụng MetaTrader 4, MetaTrader 5 là nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay.
Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng núp bóng dưới danh nghĩa công ty, trang mạng hoạt động về lĩnh vực Tele Marketing, Tele Sale, tư vấn đầu tư tài chính, môi giới chứng khoán... để dụ dỗ, lôi kéo các khách hàng tham gia.
Bộ máy của Nam được phân cấp, với nhiều bộ phận như: Kế toán, nhân sự, bộ phận IT, bộ phận kinh doanh và chăm sóc khách hàng...
Các bộ phận trong công ty thực hiện các hoạt động độc lập, bổ trợ lẫn nhau, tiếp xúc với khách hàng thông qua các mạng xã hội như Zalo, Telegram... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn của các đối tượng là cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng chỉ định.
Phó Đức Nam khi bị bắt (Ảnh: T.A.).
Khách hàng sẽ được đưa vào các nhóm trò chuyện riêng tư, được hướng dẫn, tư vấn "đánh" các lệnh mua bán, kích thích nạp tiền, sử dụng "đòn bẩy" (vay) để con mồi "cháy" tài khoản. Trước khi để bị hại bị "cháy", chúng thả những "miếng phomai" là các giao dịch có lãi thật, nhưng ít tiền, để nhà đầu tư bị mê hoặc, kích thích và "tất tay".
Chưa dừng lại ở đó, khi khách hàng đã hết tiền, các đối tượng lại cung cấp các thông tin sai sự thật để nhà đầu tư có niềm tin, chuyển thêm tiền để "gỡ". Đến khi khách hàng không còn khả năng về tài chính, các đối tượng chặn liên lạc, chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách đã chuyển.
Đến tháng 12/2024, hơn 2.600 người được nhà chức trách xác định là bị hại, bị chiếm đoạt tài sản, với tổng số tiền đã nạp lần đầu là khoảng 50 triệu USD.
Khi sự giàu sang bị "bóc mẽ"
Để thu hút được nhiều "con mồi", Mr Pips, Mr Hunter tận dụng triệt để mạng xã hội TikTok và Facebook. Hai đối tượng này thường xuyên đăng tải các clip chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư, cách kiếm tiền, dạy cách làm giàu.
Nhằm chứng minh cho các hoạt động đầu tư của bản thân đem về lãi suất lớn, Nam khoe tiền, khoe siêu xe, chia sẻ về cuộc sống "thượng lưu", xa hoa, giàu có. Trong các clip, Mr Pips đều nói rằng số tài sản này đều có được từ việc đầu tư, từ đó kêu gọi mọi người tham gia vào hệ thống của anh ta.
Mr Pips dần trở thành thần tượng giới trẻ, "idol" trong làm giàu, kinh doanh tài chính.
Chiếc Rolls-Royce của Mr Pips (Ảnh: Hải Nam).
B.N.L. (22 tuổi, ở Quảng Ninh, sinh viên đại học FPT) là một trong những người đã "sập bẫy" từ những clip trên của Nam.
Theo trình báo, qua tìm hiểu trên Facebook và TikTok, L. biết tới Phó Đức Nam là chuyên gia về đầu tư chứng khoán, thường xuyên đăng những video, hình ảnh về siêu xe, đồng hồ và nhà ở đắt tiền. L. nảy sinh mong muốn bản thân mình cũng được như Nam.
Khoảng đầu tháng 6, L. nhắn tin cho Phó Đức Nam qua Facebook để kết bạn và làm quen nhằm mục đích tìm hiểu về các sàn Nam đang đầu tư. Phó Đức Nam giới thiệu L. đầu tư cổ phiếu thông qua sàn tên là JPexchange.com và hướng dẫn nam sinh viên mua các mã cổ phiếu như NVIDIA, NOVELIS, XAUUSD, XAGUSD, WTI...
Sau đó, L. đã thực hiện tổng cộng 37 giao dịch chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào sàn chứng khoán của Phó Đức Nam, sau đó bị "cháy" tài khoản. Tổng số tiền L. bị lừa đảo chiếm đoạt là 8 tỷ đồng.
Khi bị bắt, những tài sản trên bị cơ quan điều tra tạm giữ, phong tỏa và gây rúng động dư luận khi giá trị khối tài sản quá khủng của "siêu lừa" Mr Pips.
Những chiếc siêu xế hộp của Phó Đức Nam (Ảnh: Hải Nam).
Cụ thể, quá trình điều tra, nhà chức trách thu giữ, phong tỏa 316 tỷ tiền trong tài khoản, trái phiếu trị giá 9 tỷ đồng, sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỷ đồng; 69 tỷ đồng, 2,3 triệu USD; 890 miếng vàng SJC; 246kg vàng nguyên khối; 31 siêu xe, 7 mô tô hạng sang, 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng, trị giá khoảng 300 tỷ đồng; 84 trang sức các loại bằng vàng, khảm kim cương... Bên cạnh đó, nhà chức trách đã phong tỏa giao dịch đối với 125 bất động sản.
Cuối tháng 12, Công an Hà Nội tiếp tục tạm giữ thêm một ô tô hiệu Mercedes, 12 tỷ đồng trong tài khoản, 18 chung cư, bất động sản trị giá khoảng 100 tỷ đồng, truy thu thêm 500.000 USD trong tài khoản ngân hàng tại Singapore của Nam.
Tổng giá tài sản Công an Hà Nội đã thu giữ được là khoảng 5.300 tỷ đồng.
Tại cuộc họp báo của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết rất nhiều tài sản khác của Mr Pips và đồng bọn cất giấu ở nước ngoài đã được phát hiện. Thời gian tới, Công an TP Hà Nội sẽ phối hợp với VKSND tối cao, đề nghị tương trợ tư pháp ở nước ngoài để thu hồi triệt để tài sản.
Bị hại của Mr Pips cần làm gì để có cơ hội lấy lại được tiền? Theo luật sư, những ai đã chuyển tiền và mất tiền cho đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam cần tập hợp tài liệu, chứng từ chứng minh và trình báo cơ quan chức năng. Trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Phó Đức Nam (30 tuổi, tức Mr Pips), Lê Khắc Ngọ (Mr Hunter) cầm đầu, cơ quan...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng sản xuất, buôn bán gần 5,5 tấn lúa giống giả

Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp hồ sơ dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ đồng

Hoãn phiên tòa xử cựu phó chủ tịch huyện cùng 6 thuộc cấp

Vụ chồng nghi bị vợ và con gái sát hại: Hàng xóm bàng hoàng

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị 10-11 năm tù

Tranh cãi việc xét xử vắng mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5

Lý do khiến hai cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ bị đề nghị truy tố trong vụ án Công ty Phúc Sơn

Đề nghị truy tố người nước ngoài cầm đầu đường dây "tín dụng đen" ở TP Hồ Chí Minh

Phục hồi điều tra hai đối tượng gây án giết người lẩn trốn sang Campuchia

Phạt nặng đoàn siêu xe vượt đèn đỏ giữa trung tâm Đà Nẵng

Vụ án Alibaba: Vì sao khối tài sản liên quan 4.500 bị hại vẫn chưa thể xử lý?

Nhóm thầy mo online cấp 'bùa yêu' làm từ quần áo, thu 70 triệu/tháng
Có thể bạn quan tâm

Điều ân hận, day dứt của nghệ sĩ Vân Dung
Sao việt
07:05:15 19/03/2025
Jennie bị dân mạng Hàn chỉ trích "phát điên vì tiền"
Nhạc quốc tế
06:57:43 19/03/2025
Ông trùm quân sự tư nhân Mỹ: Nga càng đánh càng hiệu quả ở Ukraine
Thế giới
06:46:08 19/03/2025
Mẹ biển - Tập 2: Đại phán xét vợ lẳng lơ giống Huệ
Phim việt
06:45:41 19/03/2025
Gửi bố mẹ Kim Sae Ron: Khán giả hiểu nỗi đau mất con, nhưng xin đừng để mọi chuyện tan nát thêm nữa...
Sao châu á
06:32:11 19/03/2025
Đây mới là cách làm thịt heo bọc sả chiên ngon độc lạ tại nhà
Ẩm thực
06:12:42 19/03/2025
Gameshow truyền hình giảm nhiệt, vì sao ?
Tv show
06:09:20 19/03/2025
Phim Trung Quốc nhận điểm cao ngất vì hay chấn động, nam chính người Việt gây sốt nhờ visual "tuyệt đối điện ảnh"
Phim châu á
06:00:45 19/03/2025
Vì sao phim của Ngu Thư Hân, Lâm Nhất không gây sốt như mong đợi?
Hậu trường phim
05:59:45 19/03/2025
Hồng cầu lưỡi liềm: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sức khỏe
05:59:34 19/03/2025