Người bị suy giáp nên tránh xa 9 loại thực phẩm này, có thứ tưởng bổ dưỡng nhưng thực chất lại khiến bệnh trầm trọng thêm
Những thứ mà bạn ăn mỗi ngày có thể ảnh hưởng tới tuyến giáp cũng như khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Vì thế, nếu chẳng may bị suy giáp, bạn nên cẩn trọng khi ăn hoặc loại bỏ hoàn toàn một số loại thực phẩm sau.
Suy giáp là một loại bệnh nội tiết, trong đó chức năng tuyến giáp bị rối loạn khiến cơ quan này không sản sinh đủ hormone như thyroxine, T3, T4 – thứ rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người mắc bệnh suy giáp có thể bị hạ canxi máu, ảnh hưởng lớn đến tim, hệ thần kinh và quá trình điều tiết nhiệt lượng trong cơ thể.
Suy giáp không phải là một căn bệnh dễ điều trị, và chế độ ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị của bệnh nhân. Một vài chất dinh dưỡng có thể tác động đáng kể tới chức năng tuyến giáp, và một số loại thực phẩm lại ức chế khả năng hấp thụ các hormone thay thế mà bạn cần trong quá trình điều trị suy giáp.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh là một cách giúp bạn cải thiện bệnh tình của mình. Dưới đây là 9 loại thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp nên hạn chế tiêu thụ hoặc tránh xa.
Thực phẩm chứa đậu nành (đậu nành luộc, đậu phụ, miso…)
Trong đậu nành có chứa isoflavone – một hợp chất có khả năng tác động tiêu cực đến tuyến giáp. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, ăn quá nhiều đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giáp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu xuất bản trên Scientific Reports vào tháng 3/2019, đậu nành không ảnh hưởng gì đến hormone tuyến giáp và sự gia tăng hormone gây kích thích tuyến giáp cũng là rất nhỏ.
Dù vậy, một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc tiêu thụ đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc chữa tuyến giáp. Vì thế, bạn chỉ nên uống thuốc sau ít nhất 4 tiếng ăn đậu nành.
Rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ…)
Các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh và bắp cải, chứa rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, chúng có thể can thiệp đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp nếu bạn bị thiếu i-ốt. Do đó, bạn nên hạn chế ăn cải Brussel, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cải chíp…
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn những loại rau này có thể cản trở tuyến giáp sử dụng i-ốt – thứ rất cần thiết để tuyến giáp hoạt động bình thường. Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, cần tới một lượng lớn rau họ cải mới có thể thực sự tác động đến việc hấp thụ i-ốt.
Bệnh nhân suy giáp và thiếu i-ốt vẫn có thể ăn những loại rau họ cải này, nhưng phải nấu chín hoàn toàn để giảm thiểu tác động của những loại rau này lên tuyến giáp. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn những loại rau này quá 140g/ngày.
Thực phẩm chứa gluten (bánh mì, mì Ý, gạo…)
Theo Ruth Frechman – chuyên gia dinh dưỡng, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng tại Los Angeles, bệnh nhân suy giáp nên hạn chế ăn gluten – một loại protein có trong thực phẩm đã qua xử lý như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khá. Nếu bạn mắc bệnh Celiac, gluten có thể gây kích ứng ruột non và cản trở việc hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Endocrine Connections vào tháng 5/2017 đã chỉ ra, suy giáp và bệnh Celiac thường xuất hiện cùng nhau. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh chế độ ăn không gluten có thể chữa bệnh suy giáp, nhưng có thể đem tới một vài lợi ích nhất định cho các nữ bệnh nhân mắc suy giáp.
Nếu vẫn muốn ăn gluten, hãy chọn các loại bánh mì, mì Ý, gạo… làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này vẫn giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, giúp cải thiện tình trạng táo báo – một triệu chứng phổ biến của bệnh suy giáp. Bên cạnh đó, bạn nên uống thuốc khoảng vài tiếng trước hoặc sau khi ăn thực phẩm giàu chất xơ, nhằm tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Thực phẩm giàu chất béo (bơ, thịt, đồ chiên rán…)
Video đang HOT
Theo Stephanie Lee – Phó trưởng khoa Nội tiết, dinh dưỡng và tiểu đường tại Trung tâm Y tế Boston, chất béo có thể gây cản trở đến khả năng hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Chất béo còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo, bạn nên loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chiên rán và các sản phẩm chứa nhiều chất béo như bơ động vật, mayonnaise, bơ thực vật, thịt mỡ…
Thực phẩm nhiều đường
Bệnh suy giáp có thể làm chậm lại quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến bạn dễ lên cân nếu không cẩn thận. “Bạn nên tránh đồ các loại đồ ăn chứa nhiều đường bởi chúng chứa nhiều calo mà không có chất dinh dưỡng gì”, chuyên gia dinh dưỡng Frechman nói.
Đồ ăn chế biến sẵn (đồ đóng hộp, thực phẩm đông lạnh…)
“Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối, trong khi bệnh nhân suy giáp cần tránh ăn nhiều muối”, chuyên gia Frechman cảnh báo. Tuyến giáp hoạt động yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, và việc ăn quá nhiều muối cũng dẫn đến điều tương tự.
Bạn nên đọc kỹ nhãn dán “Thành phần dinh dưỡng” trên các túi thực phẩm chế biến sẵn và đồ đóng hộp để chọn loại thực phẩm có lượng muối thấp nhất. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người bị cao huyết áp nên giới hạn lượng muối tiêu thụ không quá 1,5g/ngày.
Chất xơ dư thừa từ đậu hạt và rau xanh
Chất xơ là thứ rất cần thiết cho cơ thể, nhưng việc ăn quá nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy giáp. Theo khuyến cáo về ăn uống của chính phủ Mỹ, một người trưởng thành dưới 50 tuổi chỉ nên ăn 25-38g chất xơ mỗi ngày. Nếu tổng lượng chất xơ từ các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả, đậu hạt… trong bữa ăn vượt quá mức cho phép, hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng.
Cà phê
Các nhà khoa học đã phát hiện chất caffeine trong cà phê có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. “Những người đang dùng thuốc chữa tuyến giáp mà uống cà phê vào bữa sáng sẽ khiến cho nồng độ hormone tuyến giáp trở nên khó kiểm soát, gây khó khăn cho bác sĩ.”, bác sĩ Lee cho biết. Bà cũng khuyên mọi người nên uống thuốc với nước lọc, cũng như chỉ uống cà phê sau ít nhất 30 phút uống thuốc.
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn sẽ phá hủy mức nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể lẫn khả năng sản sinh hormone của tuyến giáp, theo một nghiên cứu trên tạp chí Indian Journal of Endocrinology and Metabolism. Chất cồn ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp và ức chế khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Do đó, người mắc suy giáp nên ngừng uống hoàn toàn đồ uống có cồn.
Giải mã những điều vốn hiển nhiên: "Phụ nữ dễ mắc bệnh tuyến giáp hơn đàn ông"
Người ta cứ hay hỏi, tại sao phụ nữ mới phải chịu "ngày dâu rụng", tại sao phụ nữ phải tiêm HPV trước ngày kết hôn, đàn ông chẳng bao giờ phải lo sốt vó về một thứ "ung thư cổ tử cung" nào đó.
Bởi vì "cấu hình" đàn ông phụ nữ khác nhau mà. Đàn ông thì làm gì có cổ tử cung mà lo!
Thậm chí, cả với những thứ đàn ông và phụ nữ đề có như tuyến giáp, thì nhiều nghiên cứu vẫn cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp cao hơn nam giới gấp 8- 10 lần.
Hình ảnh mô phỏng sự khác nhau tổng quan giữa phụ nữ và đàn ông
Tại sao lại thế? Phải chăng, cơ thể phụ nữ được "ưu ái" một cách "không cần thiết"!
Trước hết, hãy điểm lại sự hiểu biết về căn bệnh này. Bệnh tuyến giáp là bất kỳ tình trạng lành tính hoặc ác tính nào ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của tuyến giáp. Những hoạt động bất thường trong sản xuất các Hormone tuyến giáp sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn chuyển hóa, nội tiết trong cơ thể.
Các bệnh lý thường gặp của tuyến giáp là suy giáp, cường giáp và ung thư tuyến giáp.
Hình ảnh mô phỏng bệnh tuyến giáp
Mỗi năm, có tới 1 tỷ người có nguy cơ thiếu I-ốt dẫn đến bệnh lý tuyến giáp. Và trong đó, phần lớn gặp ở phụ nữ. Không ít báo cáo khẳng định những con số đáng báo động như Tỉ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, bị suy giáp gấp 8 lần so với nam giới.
Chính sự khác nhau về "cấu hình", về cơ địa dẫn tới khác nhau về mặt giải phẫu và chức năng sinh lý đã khiến phụ nữ phải chịu và đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn đàn ông.
Bởi lẽ, trong suốt vòng đời, phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn thay đổi nội tiết hơn là nam giới. Trong khi nam giới gần như rất ít thay đổi nội tiết, chỉ sau quá trình dậy thì có sự thay đổi nội tiết bên trong cơ thể mà thôi.
Phụ nữ khác nam giới ở giai đoạn thay đổi sinh lý
Từ lúc sinh ra cho tới cuối đời, "đồng hồ" sinh lý của nữ giới phải đi qua 3 điểm mốc quan trọng khiến sinh lý phụ nữ có những cuộc kiến tạo "không tưởng" mà nam giới không hề có như:
Tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt
Sau mang thai, sinh con và cho con bú
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh
Những lần "dâu rụng" đau như bẻ gãy xương sườn; 9 tháng 10 ngày mang thai khiến phù nề, rạn da; ngày con lọt lòng hay giai đoạn chăm con thức khuya thiếu ngủ; thời kỳ tiền mãn kinh với nhiều nỗi lo âu bớt chợt chẳng lường trước... khiến sự điều hòa trong cơ thể cũng không còn nguyên vẹn. Thiếu chất, thiếu canxi, thừa iot và các hoormon xấu cho cơ thể.
Chúng là các hormone với bản chất là tyrosine chịu trách nhiệm chính trong việc điều hòa sự trao đổi chất. T3 và T4 được cấu tạo một phần của i-ốt. Do đó nếu thiếu hụt i-ốt dẫn đến giảm sản xuất T3 và T4, làm phình mô tuyến giáp và sẽ gây ra bệnh được gọi là bướu cổ đơn giản.
Phụ nữ và những sự "lo lắng" không phải người đàn ông nào cũng gặp
Phụ nữ luôn suy nghĩ nhiều! Điều ấy thực đúng khi nói về tính cách của nữ giới? Vậy thì liên quan gì tới bệnh tuyến giáp? Phải nói rằng, đó là một sự liên quan mật thiết ấy chứ. Phụ nữ hay suy nghĩ, hay gặp tình trạng mất ngủ, lo âu, căng thẳng trong cuộc sống... cũng khiến nội tiết, hormone thay đổi và là nguy cơ dẫn đến các bệnh về tuyến giáp.
Ai nói suy nghĩ chỉ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ngay cả hệ miễn dịch cũng chẳng tránh được cơn suy yếu kéo theo sự thay đổi về các hormone trong cơ thể, từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp.
Hình ảnh người phụ nữ lo lắng
Kèm theo đó, những nguyên nhân bên lề như:
Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình mắc các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau, đặc biệt là nữ giới.
Yếu tố cá nhân: đã từng mắc bệnh tuyến giáp hoặc từng phẫu thuật, xạ trị ảnh hưởng tới tuyến giáp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn thừa hoặc thiếu I-ốt.
Triệu chứng về bệnh lý tuyến giáp không có biểu hiện đặc trưng, thường bị nhầm lẫn sang các dấu hiệu của các bệnh thông thường như: mệt mỏi, khó ngủ, cáu gắt, nhịp tim không đều, da tóc khô, dễ gãy rụng. Đặc biệt, phụ nữ ngoài 40 tuổi thường có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn do tuổi mãn kinh và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giới tính thì chẳng thể thay đổi, vậy phụ nữ cần làm gì để bảo vệ chính mình và "chối từ" thành công việc đối mặt với căn bệnh tuyến giáp?
Người phụ nữ nào mà chẳng từng một lần trong đời thốt lên rằng "ước gì kiếp sau có thể làm đàn ông" để không phải chịu đựng những cơn đau dâu rụng, những lần sinh nở khiến cơ thể xập xệ đi 10 lần....
Nhưng điều đó thật chẳng thể thay đổi hay sao?
Bên cạnh việc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thương xuyên, người gặp các vấn đề về tuyến giáp có thể tham khảo thêm một số sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người gặp vấn đề về tuyến giáp ở các giai đoạn giúp tăng hiệu quả điều trị và mau chóng phục hồi.
Thực phẩm dinh dưỡng (TPDD) y học Leanpro Thyro dành cho người sau phẫu thuật tuyến giáp, và người suy giáp. Tăng cường dưỡng chất I-ốt, Selen cao giúp điều hòa hormone tuyến giáp. Hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu, giàu chất xơ giúp giảm táo bón.
Còn Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Thyro LID là sản phẩm chuyên biệt cho chế độ dinh dưỡng kiêng I-ốt, cho người cường giáp với lượng I-ốt giảm tới 99 % phù hợp với khuyến nghị do Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ đưa ra cho người cần chế độ ăn kiêng I-ốt.
Cả 2 được xem là giải pháp dinh dưỡng cực kì tiện lợi cho người bị suy yếu tuyến giáp trong tùng giai đoạn điều trị, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng suy yếu do kiêng khem quá mức.
Khuyến cáo, TPDD y học Leanpro Thyro và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Leanpro Thyro LID không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Theo afamily.vn
Những dấu hiệu sức khỏe nguy hiểm mà đàn ông không nên bỏ qua Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo mà cơ thể đang cố gắng gửi cho bạn như: khát nước liên tục, ngáy, nước tiểu sẫm màu, nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, ho nhiều vào ban đêm, da ngứa, hôi miệng, ho ra máu... Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh Theo trường Harvard Medical, nếu bạn luôn cảm thấy lạnh bất kể...