EU lo ngại Mỹ cắt nguồn cung vũ khí
Các đồng minh châu Âu đang ráo riết tìm kiếm nguồn thay thế hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất do lo ngại Washington cắt nguồn cung bất cứ lúc nào.
(Ảnh minh họa: Euro News).
Truyền thông Mỹ dẫn nguồn thạo tin ngày 23/3 cho hay, giới chức châu Âu lo ngại việc phụ thuộc vào hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay trinh sát, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu của Mỹ có thể trở thành một lỗ hổng lớn, xét đến mối quan hệ căng thẳng hiện nay của EU với chính quyền Tổng thống Donald Trump.
“Vấn đề không phải là Tổng thống Trump chỉ cần bấm nút và tất cả máy bay quân sự (cung cấp cho châu Âu) sẽ bị vô hiệu hóa. Vấn đề là sự phụ thuộc”, một quan chức EU nói.
Một số quốc gia thành viên được cho là đang xem xét lại kho vũ khí của mình để đánh giá mức độ nguy hiểm nếu bị Mỹ cắt hỗ trợ.
Video đang HOT
Mỹ cung cấp gần 2/3 vũ khí nhập khẩu của châu Âu trong những năm gần đây. Nhiều hệ thống được bảo trì và vận hành bởi nhân viên Mỹ. Thiết bị chứa các linh kiện Mỹ cũng có thể phải đối mặt với các hạn chế nếu Washington ngừng hỗ trợ châu Âu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây thúc giục khối này ngừng mua vũ khí của Mỹ, lập luận rằng việc tái vũ trang của châu Âu là vô nghĩa nếu các quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở Mỹ.
Rasmus Jarlov, chủ tịch ủy ban quốc phòng Đan Mạch, cho biết ông lấy làm tiếc vì Copenhagen đã mua máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ sản xuất. Ông gọi đây là “một rủi ro an ninh” và cảnh báo Washington có thể vô hiệu hóa các hệ thống nếu Đan Mạch từ chối những yêu cầu của Mỹ, ví dụ như ý tưởng mua đảo Greenland.
Bình luận được đưa ra giữa lúc có những đồn đoán rằng Mỹ đã thiết kế “nút tự hủy” trên chiến đấu cơ F-35 bán cho các đồng minh châu Âu. Nó cho phép Mỹ ngắt toàn bộ thiết bị điện tử trên F-35, khiến chúng không thể bay được – một giả thuyết mà Washington đã bác bỏ.
Cũng có ý kiến cho rằng, “nút bấm” có thể hiểu với nghĩa bóng là Washington có khả năng áp đặt lệnh cấm cung cấp phụ tùng, ngừng bảo dưỡng, nâng cấp các phi đội F-35 của châu Âu.
Lý do EU phản đối Mỹ lấy toàn bộ tài sản phong tỏa của Nga để tái thiết Ukraine
Ở hậu trường, chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đã thất vọng trước việc các đồng minh châu Âu không muốn tịch thu tài sản của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.
EU vẫn bất đồng với Mỹ về việc chuyển toàn bộ tài sản tịch thu từ Nga để tái thiết Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden mới đây xác nhận với tờ Politico (Mỹ) rằng có những căng thẳng giữa Mỹ và một số đồng minh châu Âu về vấn đề lấy toàn bộ tài sản bị phong tỏa của Nga để chuyển cho Ukraine. Cụ thể, Mỹ và châu Âu vẫn chưa thống nhất về việc họ nên ép Nga phải chi tiền để tái thiết Ukraine đến mức nào.
Một đề xuất, cách đây không lâu đã bị cả hai bờ Đại Tây Dương bác bỏ, hiện đang có động lực mới, nhưng cũng gây ra căng thẳng nghiêm trọng giữa các đồng minh phương Tây. Ý tưởng này là tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài có thể lên tới hơn 250 tỷ euro.
Đó là kế hoạch được chính quyền Tổng thống Biden ủng hộ mạnh mẽ nhưng cho đến nay các cường quốc ở châu Âu là Đức, Pháp và Italy đều không ủng hộ. Các nhà hoạch địch chính sách của Mỹ đang gây áp lực lên các đồng minh của họ để từ bỏ mối lo ngại về một bước đi chưa từng có với nhiều khó khăn về pháp lý, đạo đức và chính trị.
Charles Lichfield, nhà phân tích của Hội đồng Đại Tây Dương và là chuyên gia hàng đầu về tài sản bị phong tỏa của Nga, nhận định: "Việc chiếm đoạt dự trữ của một quốc gia chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Việc vượt qua ngưỡng, ngưỡng không thể đảo ngược, khi phương Tây chuyển chúng cho Ukraine, xét về mặt đạo đức thì điều đó có vẻ đúng, nhưng các cường quốc châu Âu vẫn chưa thực sự muốn làm điều đó nếu không có cơ sở pháp lý vững chắc hơn và điều này vẫn chưa được tìm thấy".
EU không muốn tịch thu toàn bộ
Quyết tâm tịch thu tài sản Nga của Mỹ đã khiến các đồng minh châu Âu lo ngại rằng động thái như vậy sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư vào đồng euro hoảng sợ. Những người khác lo ngại Nga có thể trả đũa bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản châu Âu ở Nga và tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm vào các nước phương Tây. Một số người cho rằng dù hành vi của Nga có đến mức nào thì một quốc gia cũng không nên bị buộc phải bồi thường khi xung đột vẫn còn tiếp diễn.
Vấn đề đối với Mỹ là phần lớn tài sản được giữ ở Bỉ và Mỹ chỉ nắm giữ số lượng không đáng kể. Vì vậy, bất kỳ động thái tịch thu nào cũng cần có sự chấp thuận của châu Âu. Mỹ hy vọng nhóm G7 gồm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu sẽ có được lập trường chung vào cuối năm nay. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Chúng tôi khuyến khích bất kỳ hành động nào mà EU có thể thực hiện để sử dụng tài sản cố định có chủ quyền của Nga vì lợi ích của người Ukraine".
Lực lượng cứu hộ tại một tòa nhà chung cư nhiều tầng bị hư hỏng nặng sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Ukraine ngày 2/3/2024. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, trong khi EU không có kế hoạch tịch thu toàn diện (vốn chỉ nhắm tới lợi nhuận do các quỹ bị đóng băng tạo ra, thay vì tịch thu toàn bộ tài sản), 3 quốc gia EU thuộc G7 - Đức, Pháp và Italy - lo ngại rằng việc tịch thu tài sản sẽ làm hoen ố danh tiếng của khu vực đồng euro và có khả năng ngăn cản đầu tư quốc tế. Các nước châu Âu khác phần lớn đều né tránh cuộc tranh luận về vấn đề này. Đối với họ, điều đó quá mạo hiểm.
Các nước trên cũng nhận được sự ủng hộ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nơi đã nhiều lần cảnh báo về sự bất ổn của đồng euro nếu nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi và chuyển tài sản của họ ra ngoài EU.
Ủy ban Châu Âu sẽ đưa ra kế hoạch hạn chế hơn nhiều để chỉ sử dụng lợi nhuận do tài sản bị phong tỏa của Nga tạo ra - trị giá khoảng 3 tỷ euro mỗi năm. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell, nói với các phóng viên: "Chúng tôi không nói về việc tịch thu các tài sản bị phong tỏa. Cuộc thảo luận là về doanh thu được tạo ra bởi những tài sản này".
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bước sang năm thứ ba và quân đội Ukraine thiếu đạn pháo, những bất đồng của phương Tây về vấn tài chính đã đến vào thời điểm khó khăn đối với Kiev. Mỹ đang gặp bế tắc trong việc tìm kiếm ngân sách để gửi đến Ukraine, với nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm thúc đẩy gói hỗ trợ trị giá 60 tỷ USD cho Kiev thông qua Quốc hội đã bị các nghị sĩ Đảng Cộng hòa cản trở.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ đã bác bỏ quan điểm cho rằng tranh cãi tranh tại Quốc hội nước này đã góp phần khiến Washington thúc đẩy tịch thu toàn bộ tài sản bị phong tỏa của Nga, nhấn mạnh điều này đã được thực hiện trước khi xảy ra tình trạng bế tắc. Quan chức này nói: "Chúng tôi luôn hình dung điều này cho công cuộc tái thiết Ukraine, bởi vì đó là cách thực tế duy nhất để đáp ứng nhu cầu tái thiết của Ukraine".
Tổng thống Putin: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã đạt thỏa thuận với Belarus về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, Nga ngày 17/2. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Litva tăng cường năng lực phòng thủ tại Suwaki Gap nhằm ứng phó nguy cơ từ Nga

Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc tung loạt biện pháp thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ nội địa

Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay

Mỹ rút quân khỏi Syria: Khép lại một chương, mở ra rủi ro mới?

Toàn cảnh vụ cựu binh Mỹ bị bắn hạ khi dùng vũ khí khống chế cướp máy bay dân sự
Có thể bạn quan tâm

Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX
Pháp luật
20:16:42 18/04/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025