Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn chocolate không?
Chất flavonoid trong chocolate đen có thể giúp giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo Healthline , nhiều người nghĩ rằng nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn nên giới hạn tất cả các loại đồ ngọt. Nhưng trên thực tế, một số đồ ngọt an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và chocolate đen là một lựa chọn tốt.
Lợi ích tiềm năng của chocolate
Chocolate đen chứa các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, khi tiêu thụ ở mức vừa phải nó có thể mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể, bao gồm cả hạ đường huyết.
Nên chọn chocolate đen có tối thiểu 70% ca cao, vì chúng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm khả năng kháng insulin của cơ thể, giúp quá trình chuyển hóa đường trong máu diễn ra thuận lợi hơn và giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn sô cô la nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, chỉ cần tiêu thụ nó ở mức độ vừa phải. Ảnh: Unsplash
Ngoài việc thỏa mãn cảm giác thèm ăn, chocolate có thể có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chocolate đen.
Một nhóm hóa chất thực vật được gọi là flavonoid có trong chocolate đen có thể giúp giảm kháng insulin và cải thiện độ nhạy insulin. Nó cũng có thể giúp giảm đông máu.
Bên cạnh đó, flavonoid cũng có thể cải thiện chức năng nội mô, làm giảm sức đề kháng insulin và giảm rủi ro các vấn đề tim mạch trong tương lai.
Video đang HOT
Anna Simos, chuyên gia giáo dục và chăm sóc bệnh tiểu đường tại Stanford Health Care ở Palo Alto, California cho biết: “Các chất chống oxy hóa trong chocolate giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và giảm tình trạng kháng insulin, điều mà chúng ta thấy ở bệnh tiểu đường loại 2.”
Dù vậy, không phải tất cả các loại chocolate đều tốt cho sức khỏe, chocolate trắng và sô cô la sữa không có nhiều lợi ích sức khỏe như chocolate đen.
Hàm lượng chất béo trong chocolate trắng và chocolate sữa khá cao, khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về lượng đường trong máu và tăng cân.
Một chế độ ăn uống cân bằng cho bệnh tiểu đường
Khi bạn bị tiểu đường, ăn một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng. Nó không chỉ là một phần của lối sống lành mạnh, mà còn là một phần trong kế hoạch điều trị của bạn.
Cùng với hoạt động thể chất thường xuyên, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp giữ mức đường huyết của bạn ở mức bình thường và giữ cho cân nặng ổn định.
Cân nặng hợp lý có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
- Bệnh tiểu đường thường có thể được kiểm soát bằng cách kết hợp như: theo dõi những gì bạn ăn và uống, hoạt động thể chất thường xuyên, dùng thuốc tiểu đường theo chỉ định.
- Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm: rau, trái cây, các loại ngũ cốc, thịt nạc protein, sữa ít béo.
- Các chất béo có lợi cho tim như: dầu ô liu, các loại hạt, cá, trái bơ.
Cố gắng hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ngũ cốc chế biến và thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Đường ảnh hưởng như thế nào tới não khi tiêu thụ quá nhiều
Đường là gia vị không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nhưng đường lại có thể gây nghiện, ảnh hưởng trí nhớ, tâm trạng, tổn thương mạch máu não.
Bộ não sử dụng nhiều năng lượng hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể con người và đường (glucose) là nguồn nhiên liệu chính của não. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi não tiếp xúc với một lượng đường quá lớn trong chế độ ăn uống?
Dư thừa đường tác hại tới khả năng nhận thức
Trong não, lượng đường dư thừa làm suy yếu kỹ năng nhận thức và khả năng tự kiểm soát của chúng ta. Đối với nhiều người, chỉ một chút đường cũng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Các nhà khoa học nhận định đồ ngọt - cùng với đồ mặn và béo - có thể tạo cảm giác gây nghiện trong não người, dẫn đến mất kiểm soát bản thân, ăn quá nhiều và tăng cân. Thực phẩm với chỉ số đường cao có khả năng kích hoạt các vùng não gây ra cảm giác đói dữ dội hơn so với thực phẩm có chỉ số đường thấp.
Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến sự đề kháng insulin
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ), cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.
Tiêu thụ quá nhiều đường tác động xấu tới não bộ. Ảnh minh họa
Làm thay đổi hệ thống củng cố của não
Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm ăn quá nhiều đường làm thay đổi hệ thống củng cố của não, sau đó sẽ thúc đẩy việc ăn vô độ.
Hệ thống củng cố có chức năng thúc đẩy các hành vi có lợi cho sự tồn tại của con người như ăn món ngon để cung cấp dinh dưỡng, uống nước để cấp nước cho tế bào...Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường khiến tình trạng nghiện thực phẩm ít dinh dưỡng, giàu đường, muối và chất béo ngày càng trầm trọng hơn.
Tác động tới trí nhớ
Glucose tăng cao trong máu gây hại cho não, dẫn đến chức năng nhận thức bị chậm lại và suy giảm trí nhớ, sự chú ý. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều đường gây viêm não, dẫn đến khó nhớ. Tuy nhiên, tin tốt là tổn thương viêm do đường không kéo dài quá lâu.
Ngoài ra, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy giảm tiêu thụ đường và bổ sung axit béo omega-3, curcumin giúp cải thiện trí nhớ.
Ảnh hưởng đến tâm trạng
Ở những người trẻ khỏe mạnh, khả năng xử lý cảm xúc bị ảnh hưởng khi lượng đường trong máu tăng cao. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có cảm giác buồn bã và lo lắng khi bị tăng đường huyết cấp tính.
Theo một phân tích về chế độ ăn uống và tâm trạng của 23.000 người, tỷ lệ tiêu thụ đường cao hơn có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn.
Gây hại cho mạch máu não
Glucose trong máu tăng cao gây hại cho các mạch máu. Tổn thương mạch máu là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường, tổn thương các mạch máu trong não và mắt gây ra bệnh võng mạc.
Các nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường lâu năm cho thấy tổn thương não tiến triển dẫn đến suy giảm khả năng học tập, trí nhớ, tốc độ vận động và các chức năng nhận thức khác.
Bất kỳ loại đường nào được thêm vào chế độ ăn uống đều nguy hiểm. Chúng ta có thể tránh những tác hại này bằng cách bổ sung chất ngọt từ trái cây tươi thay cho đường tinh luyện. Ăn trái cây tươi cũng giúp bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa.
Ngừng lạm dụng thức ăn chiên rán Dù nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo về việc ăn thực phẩm chiên rán không tốt cho sức khỏe, song thực tế cho thấy nhiều người vẫn phớt lờ mối nguy này. Việc ăn nhiều thực phẩm chiên rán có nguy cơ bị nhiều bệnh mãn tính không lây như béo phì, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường... Nhiều nguy...