Người bệnh viêm loét đại tràng có nên uống nước dừa không?
Ngoài tác dụng làm dịu cơn khát, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một nghiên cứu mới cho thấy, uống nước dừa có thể hỗ trợ giảm triệu chứng lâm sàng đối với những người bị viêm loét đại tràng.
1. Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe
Nước dừa được coi là “thức uống thể thao của thiên nhiên” vì nó có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đồng thời chứa ít calo và chất béo.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C…
Các khoáng chất có trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm… rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào.
Trong một cốc nước dừa nguyên chất có:
Lượng calo: 44
Natri: 64mg
Carbohydrate: 10,4g
Chất xơ: 0g
Đường: 9,6g
Chất đạm: 0,5g
Vitamin C: 24,3mg
Kali: 404 mg
Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Nước dừa có lượng đường thấp hơn hầu hết các loại đồ uống thể thao và có carbohydrate, giúp cải thiện chức năng cơ bắp. Nghiên cứu cho thấy uống nước dừa có lợi hơn nước thông thường trong việc bù nước sau khi tập thể dục vì lượng chất điện giải cao.
Nước dừa chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao.
Video đang HOT
2. Nước dừa có tốt cho người bị viêm loét đại tràng không?
Viêm loét đại tràng là căn bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Nguyên nhân bởi các tổn thương viêm tại đại tràng có thể cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, khi bị viêm đại tràng, việc kiểm soát chế độ ăn uống sẽ góp phần giảm các triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần làm giảm sự kích thích, tổn thương niêm mạc đại tràng. Người bệnh viêm đại tràng nên ăn các thực phẩm tốt cho đại tràng và sự phục hồi như: ngũ cốc tinh chế, thịt nạc, cá, khoai tây, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau cải, sữa chua…
Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Y tế ở Ấn Độ đã khám phá tiềm năng của nước dừa trong việc làm giảm triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng (UC).
Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nước dừa cùng với các loại thuốc tiêu chuẩn có thể giúp làm giảm triệu chứng, giảm viêm đường ruột trong bệnh viêm loét đại tràng nhẹ và trung bình.
Trong nghiên cứu, 49 bệnh nhân trưởng thành bị UC nhẹ và trung bình đã uống 200ml nước dừa hai lần mỗi ngày, trong khi 46 bệnh nhân dùng giả dược (nước có hương vị dừa). Tất cả những người tham gia đều đang điều trị bệnh UC.
Sau 8 tuần, 26 trong số 49 bệnh nhân (53%) tiêu thụ nước dừa đã thuyên giảm triệu chứng, cho thấy các triệu chứng được kiểm soát tốt với mức độ hoạt động của bệnh ở mức tối thiểu. Ngược lại, chỉ có 28% trong số 46 bệnh nhân ở nhóm giả dược có sự thuyên giảm tương tự. Ngoài ra, 57% những người trong nhóm uống nước dừa cho thấy sự cải thiện về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, trái ngược với 28% ở nhóm dùng giả dược.
Kiểm soát chế độ ăn uống sẽ góp phần giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng.
Một số bệnh nhân mắc bệnh UC được uống nước dừa cũng cho thấy lượng calprotectin trong phân giảm (dưới 150mcg/g) và những thay đổi ở một số vi khuẩn đường ruột có liên quan đến sự thuyên giảm qua nội soi và lâm sàng. Tuy nhiên, những thay đổi nội soi không khác nhau giữa nhóm dùng nước dừa và nhóm dùng giả dược.
Nghiên cứu này được thúc đẩy bởi các nghiên cứu hấp dẫn trên động vật chứng minh đặc tính chống viêm của nước dừa và khả năng phát triển sự cân bằng giữa các vi sinh vật có lợi trong đường ruột.
Một số nghiên cứu cho thấy nước dừa có các peptide kháng khuẩn cụ thể có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Do mối liên hệ giữa sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột và các triệu chứng UC, nên nước dừa có thể có lợi cho những người mắc UC.
Nước dừa cũng chứa nhiều kali, một chất dinh dưỡng có tác dụng giảm viêm và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, bao gồm cả viêm loét đại tràng.
Uống nước dừa theo cách này hại nhiều hơn lợi
Nhu cầu giải khát, bổ sung nước, chất khoáng cho cơ thể bằng nước dừa khi thời tiết nắng nóng là cần thiết, tuy nhiên không nên quá lạm dụng.
Ly nước dừa 240 ml chứa bao nhiêu calo?
46 calo
150 ccalo
237 calo
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết một cốc nước dừa 240 ml có chứa khoảng 46 calo, 10 g đường tự nhiên, ít protein và không có chất béo. Vì vậy, đây có thể là một giải pháp thay thế cho các loại đồ uống giải khát như nước ngọt đóng chai.
Người bị say nắng, sốt nên dùng nước dừa như thế nào?
Uống thay nước lọc hàng ngày
Uống nước dừa tươi một quả vào buổi sáng và tối
Uống một ly 100 ml sau bữa trưa
Theo bác sĩ Vũ, người bị say nắng, sốt, khô miệng có thể áp dụng bài thuốc uống nước dừa tươi một quả vào buổi sáng và tối.
Cách tẩy giun sán đúng bằng dừa:
Ăn cơm dừa sau mỗi bữa cơm trong 3 ngày liên tục
Dùng nước và cơm dừa để nấu cùng các món ăn
Dùng 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cơm dừa lúc chưa ăn sáng, 3 giờ sau ăn thức ăn lỏng bình thường
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay nước dừa, cơm dừa, dầu dừa, vỏ dừa, rễ dừa đều là vị thuốc tốt dùng chữa bệnh. Đặc biệt, dừa có tác dụng hỗ trợ cho việc tẩy giun sán. Bạn dùng 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cơm dừa lúc chưa ăn sáng, 3 giờ sau ăn thức ăn lỏng bình thường.
Người mất máu, tiêu lỏng, thổ tả nên uống nước dừa cùng gia vị này:
Muối, đường
Đường, tiêu
Giấm, muối
Người bị mất nước sau mất máu, tiêu lỏng, thổ tả có thể áp dụng bài thuốc nước dừa đường muối (nước dừa 1 cốc 250 ml, thêm chút đường muối).
Thời điểm nào trong ngày không nên uống nước dừa?
Buổi sáng
Buổi trưa
Buổi tối
Theo bác sĩ Vũ, nước dừa không nên dùng vào buổi tối vì dễ dây khó tiêu. Nếu muốn dùng mỗi ngày, chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân, cân nhắc lượng calo và chất khoáng đã tiêu thụ từ các nguồn khác.
Bạn không nên dùng nước dừa ngay khi vừa đi nắng về?
Đúng
Sai
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết dừa và những loại quả nhiều nước đều có tính mát. Tuy nhiên, người nào mới đi nắng về thì không nên ăn, uống nhiều nước dừa vì có thể gây sốc nhiệt.
Có nên uống nước dừa mỗi ngày để giải nhiệt?
Có
Không
Theo TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), người dân không nên uống hàng ngày trong thời gian dài hoặc uống quá mức. Tốt nhất, bạn chỉ dùng 2-3 trái dừa mỗi tuần, khoảng 500 ml một lần. Nếu uống quá liều lượng trên, người dùng khả năng mắc một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, đầy bụng, tăng đường huyết, gây áp lực cho thận.
Thời điểm tuyệt đối không uống nước dừa Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp sảng khoái cơ thể trong thời tiết nắng nóng, nhưng việc uống chúng mỗi ngày không phải lúc nào cũng phù hợp. Nước dừa là sự lựa chọn rất được ưa chuộng để giải nhiệt mùa nắng nóng. Ảnh: Generationfitfl. Nước dừa là sự lựa chọn rất được ưa chuộng để giải...