Ngủ dậy là bị tê tay, chóng mặt là dấu hiệu của bệnh gì?
Một số bệnh lý ở giai đoạn đầu sẽ chỉ biểu hiện triệu chứng cảnh báo vào buổi sáng sớm, ngay khi vừa thức dậy và biến mất dần chỉ sau vài tiếng.
Biết cách “giải mã” những triệu chứng này, chúng ta có thể chặn đứng bệnh tật ngay từ trong trứng nước.
Nếu có hiện tượng cứng khớp khi vừa thức dậy, khiến cử động kém linh hoạt và triệu chứng kéo dài hơn 30 phút, thì bạn cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ mắc các bệnh về khớp, cụ thể:
- Cứng khớp ở ngón tay (Thường kéo dài hơn 1 giờ): Cảnh báo nguy cơ viêm khớp dạng thấp.
- Cứng khớp gối: Cảnh báo nguy cơ viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp
- Cứng ở vùng eo và lưng: Cảnh giác với bệnh căng cơ thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng, viêm cột sống.
Ngoài các vấn đề về xương khớp, tình trạng cứng khớp buổi sáng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, bệnh dị ứng và một số loại bệnh tự miễn.
Phù nề
Video đang HOT
Nếu thường thức dậy với các vùng cơ thể bị phù và hiện tượng phù giảm dần sau một thời gian, hãy coi chừng với các bệnh lý ẩn sâu bên trong cơ thể:
- Phù ở niêm mạc (chủ yếu ở mặt và mí mắt): Cảnh giác với các bệnh nội tiết như suy tuyến giáp.
- Phù ở mí mắt, bắp chân, eo và hông: Có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy tim, suy thận.
Bên cạnh các vấn đề nghiêm trọng kể trên, hiện tượng phù có thể chỉ là do bạn đã lỡ uống quá nhiều nước vào đêm hôm trước hoặc do mệt mỏi và thiếu thời gian nghỉ ngơi.
Cảm giác tê bì tay vào mỗi buổi sáng là một vấn đề mà nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia, với mỗi vùng tay bị tê lại cảnh báo các căn bệnh khác nhau, cụ thể:
- Với những người thường xuyên phải làm việc tại bàn như dân công sở, nếu xuất hiện cảm giác tê tay lặp lại liên tục vào mỗi sáng, hãy cẩn thận với bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Với đầu bếp, nội trợ, những người thường xuyên thực hiện vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay, việc bị tê tay vào buổi sáng hoặc lúc nửa đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh đang bị chèn ép.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có hiện tượng tê ở cả 2 bàn tay và cảm giác giống như đang đeo găng tay, thì rất có thể đang gặp phải các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
Cần lưu ý rằng, nếu hiện tượng tê tay đi kèm với các triệu chứng như bị yếu một chi, méo miệng, phát âm không rõ, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, bởi rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của một cơn tai biến mạch máu não.
Hiện tượng chóng mặt sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về huyết áp:
- Cảm giác chóng mặt vào sáng sớm dù là đang nằm hay đã dậy vận động có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh cao huyết áp. Để chắc chắn, có thể tự đo huyết áp ngay sau khi thức dậy, nếu kết quả lớn hơn 135/85 mmHg nghĩa là bạn đã bị cao huyết áp.
- Nếu hiện tượng chóng mặt xảy ra khi đột ngột ngồi/đứng dậy, kèm theo triệu chứng nổi đom đóm mắt thì hãy cảnh giác với bệnh huyết áp thấp.
Ho
Các vấn đề về hô hấp sẽ có biểu hiện rõ ràng vào thời điểm sáng sớm, và ho là một trong những tín hiệu cảnh báo phổ biến nhất cho vấn đề sức khỏe này, theo đó:
– Nếu là trẻ em thường ho vào buổi sáng và kéo dài liên tục 4 tuần trở lên, triệu chứng ho tăng lên khi thời tiết lạnh thì có khả năng trẻ mắc bệnh hen suyễn.
- Nếu bạn ho đi kèm với hiện tượng khó chịu và có đờm ở vùng họng, rất có thể dịch ở mũi đã giọt xuống họng trong đêm, do các vấn đề như viêm mũi, viêm xoang.
Đau mỏi vai gáy - dấu hiệu sớm của thoái hóa đốt sống cổ
Hỏi: Tôi hay bị đau ở vùng sau gáy, cử động vùng cổ khó khăn, đau đầu, chóng mặt. Xin hỏi bác sĩ, đó có phải dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ? Đồng Thị Trang (51 tuổi, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
Đáp: Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, đặc biệt là người tuổi cao. Người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, buốt ngay cả khi nghỉ ngơi.
Có trường hợp ban đêm khi ngủ gặp không khí lạnh đột ngột, kết hợp với tư thế nằm không thuận lợi, lúc ngủ dậy thấy vai gáy tê cứng, khó chịu.
Biến chứng thường gặp là rối loạn tiền đình (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế nằm), khiến người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, người cao tuổi rất dễ bị ngã. Biến chứng đáng chú ý nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây chèn ép tủy sống có thể dẫn đến liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật (đại - tiểu tiện không tự chủ).
Do vậy, khi thấy đau mỏi vai gáy thì cần được khám bệnh sớm. Nếu ở mức độ nhẹ, người cao tuổi cần nghỉ ngơi kết hợp vật lý trị liệu an toàn. Bên cạnh đó, cần dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc tăng cường thần kinh hoặc vitamin nhóm B. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa khớp, thần kinh.
Lưu ý, người tuổi cao không được vặn, lắc, bẻ cổ khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Khi nằm ngủ, nghỉ, cần dùng gối không cao, không thấp quá; nên thay đổi tư thế ngủ và thỉnh thoảng chuyển mình để máu dễ lưu thông.
Làm thế nào để chống mất nước khi tập luyện Yoga mùa hè? Trong quá trình luyện tập yoga, cơ thể sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng cũng như đổ rất nhiều mô hôi. Thậm chí đôi khi còn cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi dù đã cố gắng hít thở đúng cách. Vậy làm thế nào để chống mất nước khi tập luyện Yoga mùa hè? Yoga là một bộ môn thể thao...