Ngọt bùi bánh nếp nhân trứng kiến của người Tày ở Tuyên Quang
Bánh nếp nhân trứng kiến (hay còn gọi Péng Lăng Lay) được chế biến từ nếp nương và trứng kiến (ấu trùng kiến). Đây là món ăn mang đậm bản sắc của dân tộc Tày ở Tuyên Quang.
Ngọt bùi bánh nếp nhân trứng kiến của người Tày ở Tuyên Quang
Có dịp đến huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), du khách có cơ hội được trải nghiệm và thưởng thức món bánh trứng kiến truyền thống của đồng bào Tày. Đây là món ăn mang đậm bản sắc của dân tộc Tày giúp ta cảm nhận được vị bùi ngậy của lá vả, hành hẹ, quện với bột nếp dẻo thơm, đặc biệt là nhân trứng kiến đậm đà hương vị mà không loại bánh nào có được.
Nguyên liệu chính để làm nên món bánh trứng kiến là gạo nếp và trứng kiến. Trứng kiến ở đây là loại kiến đen rừng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Thường trứng kiến đen chỉ có khoảng đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 âm lịch, nên thời điểm này đồng bào Tày mới có nhân trứng kiến để làm bánh.
Người Tày chỉ dùng trứng kiến đen để chế biến món ăn vì không phải trứng kiến nào cũng ăn được.
Video đang HOT
Trứng của kiến đen (người Tày gọi là “tua rày”) loại kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn được cho là lành nhất. Việc tìm nhộng kiến khá vất vả vì phải cất công lên rừng già, trèo lên thân cây to hoặc bụi rậm để lấy tổ kiến. Người Tày chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà họ thường gọi là tua rày, kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loài kiến này thường làm tổ, đẻ trứng trên những chạc cây không cao lắm và thường được thu lượm ở cây ngõa, xoan, quế, găng, vầu.
Trứng kiến đen có màu trắng sữa, to bằng hạt gạo, mỗi tổ kiến cho khoảng 1-2 lạng trứng. Theo kinh nghiệm của người dân, loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm ổ trên cây. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Để tìm được một tổ kiến ngon và nhiều chất dinh dưỡng, phải lựa chọn tổ có lớp màng trắng liên kết các lá bọc bên ngoài, khi nào lớp màng trắng phủ đều ngoài lá thì trứng kiến bên trong sẽ rất nhiều và ở độ căng tròn mọng sữa.
Điều khiến bánh trứng kiến thơm ngon, nhớ lâu còn bởi bánh được làm từ bột gạo nếp vùng cao. Gạo nếp được ngâm khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ thì vớt ra để ráo nước rồi dùng cối đá xay mịn và nhào nặn với nước cho thật nhuyễn. Nhân bánh được chuẩn bị xong, lấy bột nếp nặn bột nhuyễn mịn thành những chiếc bánh tròn, sau đó khéo léo cho phần nhân vào trong, dùng lá vả bánh tẻ (theo tiếng Tày gọi là lá ngóa) để làm áo bọc cho những chiếc bánh.
Sau khi chuẩn bị xong phần trứng kiến, người ta bắt đầu làm bánh, bánh được làm từ nguyên liệu chính là trứng kiến (thành phần quan trọng nhất, khó kiếm nhất) cùng với bột nếp nương và lá vả (bẩu ngóa). Người Tày vẫn làm bánh nếp nhân trứng kiến theo cách thủ công, truyền thống. Gạo nếp nương loại ngon được xay nhuyễn trong cối đá, cô thành bột dẻo làm vỏ bánh. Bột nếp được viên thành từng hình tròn nhỏ rồi cán mỏng để nhét nhân vào bên trong.
Cuối cùng, cho bánh kiến vào nồi hấp cách thủy chừng 30 – 50 phút, khi mùi hương nan tỏa nồng nàn là bánh chín.
Điều đặc biệt là người Tày không sử dụng lá chuối hay lá dong, mà dùng lá ngóa (lá vả) loại bánh tẻ không quá non hay quá già để gói bánh. Nếu lá non thì khó bóc, còn lá già thì bánh bị cứng và không đủ thơm. Xong xuôi, bánh được xếp vào khay và hấp cách thủy trong khoảng 30-45 phút là chín.
Nhân bánh làm từ trứng kiến. Trứng được xào qua cùng hành phi, rau thì là thái nhỏ và nêm chút muối để miếng bánh đậm vị, hấp dẫn hơn. Xào trứng kiến cũng phải hết sức khéo léo, chỉnh độ lửa vừa phải để trứng không bị vỡ, nát, chảy sữa. Ngày nay, trứng kiến không còn dồi dào như trước nên người dân thường trộn thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng, lạc rang giã nhỏ làm nhân.
Bánh trứng kiến thường được làm trong những dịp lễ Tết, đặc biệt làm vào dịp Tết thanh minh mùng 3 tháng 3 âm lịch, dùng để cúng tổ tiên trước khi đi tảo mộ. Món bánh trứng kiến trở thành món ăn truyền thống hấp dẫn, là niềm tự hào của người Tày Lâm Bình (Tuyên Quang).
Nếu mới lần đầu thưởng thức, bạn nên thử một miếng nhỏ để xem mình có dị ứng với trứng kiến không. Tuy trứng kiến không độc nhưng lại có phản ứng phụ với tùy người, tùy cơ địa, như có người dị ứng hải sản, rượu ong… còn số khác thì không.
Thịt mắm cơm đỏ
Đồng bào dân tộc vùng cao nổi tiếng có nhiều món ăn ngon, độc đáo làm nức lòng du khách thập phương. Thịt mắm cơm đỏ là một trong những món ăn như thế.
Người Tày, Nùng thường có thói quen khi mổ lợn, dù to hay nhỏ thì đều lấy thịt ba chỉ, thịt thủ để làm thịt mắm cơm đỏ. Đó vừa là cách bảo quản thịt lợn, vừa để có thêm món ngon đãi khách - ông Lý Xuân Đồng, thôn Soi Trinh, xã Trung Hòa (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) bảo với chúng tôi như vậy.
Thịt mắm cơm đỏ ủ khoảng 10-15 ngày.
Chỉ tay về chiếc chum ở góc bếp, ông Đồng bảo, đó là chiếc chum ủ thịt mắm cơm đỏ, ông ủ từ Tết. Giờ ăn là chuẩn nhất. Nói rồi ông mở nắp chum ra. Mùi thơm sực nức tỏa ra như đánh thức tất cả khứu giác khiến chúng tôi dù chưa thưởng thức nhưng cũng ngất ngây. Xúc một ít mắm thịt ra đĩa, ông bảo, món này ăn thì rất ngon nhưng làm thì cũng kỳ công. Trước đó, ông đã chuẩn bị loại gạo nếp thơm ngon nhất. Sau đó, ông lấy cây cơm đỏ về luộc lấy nước để ngâm gạo nếp rồi đồ xôi. Xôi cơm đỏ được ủ với men lá được làm từ các loại lá cây rừng. Khi nếp cái đã lên men thơm lừng là lúc có thể dùng làm nguyên liệu cho món thịt mắm cơm đỏ.
Tiếp đến là công đoạn chuẩn bị thịt. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ, thịt thủ của con lợn được làm sạch, thái bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ riềng, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm (đã chuẩn bị từ trước đó) rồi buộc thật kín bằng ni lông. Chừng nửa tháng, mở chum mùi thơm sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu hồng tươi (màu cây cơm đỏ) rất hấp dẫn.
Đến bản làng Tày, Nùng vùng cao mùa này, chắc chắn du khách sẽ được thưởng thức món thịt mắm cơm đỏ. Miếng thịt mắm ngòn ngọt, chua chua xen lẫn vị cay nhẹ của củ riềng và hương thơm nồng của rượu nếp khiến chúng ta ngất ngây, ăn mãi không thấy chán. Thịt mắm cũng có thể chưng lên làm nước chấm, chấm rau sống hoặc xào cùng thịt lợn tươi cũng rất thú vị.
Chị Nguyễn Thị Hoài, ở tổ 8, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang bảo, món mắm thịt cơm đỏ ăn rất ngon. Đặc biệt, hương vị đặc biệt từ món này khiến bữa cơm thêm ngon miệng, ăn mãi không thấy chán. Vì vậy, chị vẫn thường tìm mua ở vùng dân tộc. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có, thường là sau Tết, khi bà con mổ lợn thì mới làm món ăn này. Nếu muốn ăn thì phải đặt, và cũng nửa tháng mới có. Cái hay của thịt mắm cơm đỏ, nếu đậy kín có thể để 5 đến 6 tháng vẫn ăn được.
Hiện nay, món mắm thịt cơm đỏ đã có mặt ở một số chợ phiên vùng cao. Nếu bạn muốn thưởng thức món ngon này thì đừng bỏ lỡ những chuyến du xuân vùng cao, đến thăm chợ phiên của đồng bào dân tộc để thưởng thức món ngon ngay tại đây nhé. Chắc chắn, hương vị độc đáo từ món thịt mắm cơm đỏ sẽ khiến thực khách lưu luyến mãi.
2 cách làm bánh rợm ngọt bùi đơn giản tại nhà Nếu bạn đang chưa biết làm món gì cho gia đình mình thưởng thức, thì đừng lo lắng, Bách hóa XANH sẽ hướng dẫn bạn 2 cách làm bánh rợm ngọt bùi đơn giản tại nhà. Theo lời kể của người Tày, tên bánh là bánh rợm được nói láy từ rơm, xuất phát từ mùa thu hoạch lúa nếp, rơm được phơi...