Nghiên cứu trong y học: Cá ngược dòng tìm vũ môn nơi đầu suối

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh với thiên chức chữa bệnh cứu người, người thầy thuốc vẫn không ngừng học tậpnghiên cứu để mang đến người bệnh những thành tựu mới nhất, những kết quả tối ưu nhất trong điều trị.

Trong ngành y, với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, y học cũng như những diễn biến phức tạp của bệnh tật thì việc nghiên cứu, học tập càng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một kỹ thuật mới được tìm ra và ứng dụng là một giải pháp mới trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, là cơ hội mới cho hàng trăm, hàng triệu hay hàng tỷ người trên thế giới được sống khỏe mạnh.

Phương pháp mới chưa có trong y văn

Vừa qua BV Chợ Rẫy đã cứu sống một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng tụ máu nặng liên quá đến sốc nhiễm trùng, trước đó bệnh nhân đã được điều trị tại trung tâm y tế địa phương do nôn mửatiêu chảy ra máu và được cho xuất viện khi tình trạng chảy máu được kiểm soát.

Tại BV Chợ Rẫy, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị sốt, huyết áp tâm thu thấp, sốt cao 38.50C. Các xét nghiệm cho thấy chức năng thận suy giảm, kết quả chụp mạch cắt lớp mạch máu (CTA) phát hiện một túi phình động mạch chủ bụng dưới thượng thận bị vỡ… cùng nhiều dấu hiệu bất thường khác. Bệnh nhân đã được nhanh chóng chuyển đến phòng phẫu thuật để cứu chữa.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ tìm thấy túi phình và lỗ rò động mạch chủ, tiến hành chọc hút toàn bộ mủ ở vùng sau phúc mạc đốt sống và tiến hành nạo vét toàn bộ mô lớn hoại tử và khoang sau phúc mạc bị nhiễm trùng. Thách thức tiếp theo cho việc cứu chữa cho bệnh nhân là nối lại động mạch chủ cho bệnh nhân.

Mặc dù, trong trường hợp nhiễm trùng tổng thể sau phúc mạc và nhiễm trùng huyết, cắt túi phình, khâu động mạch chủ bên dưới động mạch thận, tạo hình túi, mảnh vỡ sau phúc mạc và bắc cầu ngoài giải phẫu vẫn là kỹ thuật được ưa thích nhưng với tỷ lệ tử vong sau mổ đáng kể và nguy cơ mất chi cao, việc cắt tĩnh mạch đùi tốn nhiều thời gian và không thích hợp trong trường hợp khẩn cấp.

Xem xét các tình huống cụ thể của bệnh nhân, đội ngũ phẫu thuật đã quyết định sử dụng tĩnh mạch thận trái (LRV) để tái tạo động mạch chủ tại chỗ vì nó cung cấp một mảnh ghép tự sinh có độ dài đủ từ 3 đến 4cm và có kích thước phù hợp.

Ngoài ra, LRV có thể dễ dàng tiếp cận mà không cần thêm bất kỳ vết rạch nào và không cần thêm một nhóm vận hành. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tránh nguy cơ thiếu máu cục bộ vùng chậu và chi dưới do kẹp động mạch chủ quá lâu. Và việc thay thế này chưa từng được ghi nhận trong y văn thế giới.

Nghiên cứu trong y học: Cá ngược dòng tìm vũ môn nơi đầu suối - Hình 1

Kết quả cuối cùng, tĩnh mạch thận trái (LRV) được thu hoạch và sử dụng làm vật liệu cho đường nối động mạch chủ. Sau phẫu thuật bệnh nhân được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch khi kết quả Cấy vi khuẩn dương tính với Burkholderia pseudomallei kết hợp cùng các biện pháp chăm sóc và dinh dưỡng khác.

Sau 28 ngày điều trị, bệnh nhận được xuất viện và theo dõi định kỳ, các kết quả cho thấy chức năng thận hoạt động bình thường đã chứng minh cho thành công của một ca bệnh hiếm khi không chỉ cứu sống được bệnh nhân mà còn mở ra một cánh cửa hy vọng mới cho những bệnh nhân không may mắc căn bệnh chết người này.

Video đang HOT

Theo các chuyên gia từ BV Chợ Rẫy, điều trị bệnh nhiễm trùng động mạch chủ nói chung hay đặc biệt do Burkholderia pseudomallei vẫn đang là một thách thức, không chỉ trong nước mà còn trên bình diện quốc tế, đặc biệt trong tình huống cấp cứu. Kết quả của ca bệnh chưa từng có trong y văn này đã được đăng tải trên Journal of Vascular Surgery: Cases and Innovative Technique – một tạp chí nghiên cứu khoa học uy tín và danh giá trên thế giới.

Nghiên cứu gen để hiểu rõ ngọn nguồn

Sự sống con người là một trong những cấu trúc tinh vi, phức tạp. Từ “hạt mầm” phôi thai trong bụng mẹ, mỗi cá thể phát triển, sinh sôi thành hàng triệu tế bào nhưng vẫn giữ đặc trưng “cội nguồn” của gia đình, dòng họ, dân tộc từ trong hệ gen.

Mỗi cá nhân có khoảng 20.000-25.000 gen trong cơ thể, điều tạo nên khác biệt giữa cá thể này với cá thể khác, tạo nên sự đa dạng trong kiểu hình như chiều cao, màu tóc, màu da, giới tính… Ngoài chức năng quyết định đặc tính cơ thể con người, gen còn có khả năng đột biến gây bệnh, có thể tạo nên những sự bất thường cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.

Vấn đề đặt ra cho y học thế kỷ 21 là làm sao để xác định được những biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật, nhằm góp phần hiểu rõ hơn những nguyên nhân gây bệnh ở người có liên quan đến đặc điểm di truyền, để có biện pháp điều trị, phòng ngừa hữu hiệu.

Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học này đã được đặt ra và thực hiện; thông qua việc nghiên cứu bộ gen di truyền ở người, gần 2.000 vấn đề bệnh tật đã được hiểu rõ, mở ra cơ hội mới cho bệnh nhân.

Còn nhớ năm 2019 khi kết quả của nghiên cứu bộ gen di truyền ở người Việt Nam đã mang đến nhiều cái nhìn mới thì trong năm vừa qua tiếp tục là nhiều công trình nghiên cứu về di truyền được thực hiện với nhiều giá trị ứng dụng khác nhau.

Nghiên cứu gen của người nhiễm COVID-19: Tại Anh. các nhà khoa học đã nghiên cứu DNA của 2.700 bệnh nhân Covid-19 trong 208 đơn vị điều trị tích cực và phát hiện ra 5 gen liên quan đến hai quy trình miễn dịch kháng virus và viêm phổi vốn là nguồn gốc của nhiều trường hợp bị bệnh nặng, giúp giải thích một phần lý do tại sao một số người gặp các nguy cơ cao đối với Covid-19, trong khi những người khác không bị ảnh hưởng.

Tại nước ta dự án nghiên cứu tính nhạy di truyền ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật giải trình tự trọn bộ gen do TS Nguyễn Hoài Nghĩa – Trung tâm y sinh học phân tử (Trường ĐH Y dược TP.HCM) và ThS Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đồng chủ nhiệm cũng đã được triển khai nhằm mục tiêu tìm những đặc điểm di truyền cá nhân có ảnh hưởng thế nào đến mức độ mẫn cảm của bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Việt Nam.

Từ đó phân loại nhóm người dễ nhiễm bệnh để có cách điều trị thích hợp hơn. Nghiên cứu cũng góp phần giải đáp câu hỏi liên quan đến những vấn đề bệnh học cá thể trên các bệnh nhân nhiễm covid-19 để có những nền tảng khoa học cho ngành y tế trong tương lai.

Phát hiện đột biến mới ở bệnh nhân mắc hội chứng khô da sắc tố nhóm D: BS.CKI. Trần Thế Viện – Giảng viên Bộ môn Da liễu – Đại học Y dược TP.HCM cho biết, khô da sắc tố (Xeroderma pigmentosum, XP) là một bệnh rất hiếm gặp. Đây là căn bệnh khiến da người bệnh không có khả năng tự phục hồi khi bị tia cực tím làm tổn thương.

Hậu quả là da bị cháy nắng nghiêm trọng kèm theo kích ứng và phồng rộp, khô da, tàn nhang, tăng và giảm sắc tố. Người bệnh còn có các triệu chứng ở mắt như sợ ánh sáng, nhạy cảm với ánh sáng, suy giảm thị lực và đục thủy tinh thể. Tuổi thọ trung bình của người bệnh thường không quá 40.

Trong đó, có khoảng 25% người bệnh có các bất thường về thần kinh, bao gồm suy giảm nhận thức, mất phản xạ và mất thính lực tiến triển. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp người bệnh phải cách ly với cuộc sống bình thường, chỉ có thể ra ngoài vào ban đêm để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người bệnh này thường xuyên phải phẫu thuật để loại bỏ những tổn thương da có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Về mặt di truyền, hội chứng khô da sắc tố được di truyền theo kiểu lặn, có thể do đột biến ERCC2 gây ra. ERCC2 mã hóa một enzyme DNA phụ thuộc adenosine triphosphate (ATP), cụ thể là protein XP nhóm D (XPD). Do đó, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh hiếm này, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi BS.CKI. Hoàng Văn Minh đến từ BV Đại học Y dược TP.HCM đã giải trình tự các phần mã hóa protein của bộ gen từ một anh trai và hai chị em gái trong cùng gia đình bị bệnh khô da sắc tố (xeroderma pigmentosum).

Các nhà nghiên cứu phát hiện cả ba người trong cùng gia đình đều mang hai đột biến khác nhau thuộc gen sửa chữa DNA được gọi là ERCC2. Một trong hai đột biến liên quan đến nhiều trường hợp khô da sắc tố trước đây đã được công bố, nhưng đột biến còn lại chưa từng được báo cáo trước đây.

Những phát hiện này có thể hỗ trợ chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị tình trạng di truyền hiếm gặp này, giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt vào ban ngày trong điều kiện được che chắn kín đáo thay vì chỉ có thể sinh hoạt vào ban đêm và chịu nhiều tổn thương trước ánh sáng mặt trời như “hội chứng ma cà rồng” mà như nhiều người vẫn nói.

Nghiên cứu trong y học: Cá ngược dòng tìm vũ môn nơi đầu suối - Hình 2

Dấu ấn vắc xin trong đại dịch

Bằng việc triển khai sớm các biện pháp can thiệp hiệu quả với chi phí thấp, công cuộc phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh đại dịch COVID 19, các nhà sản xuất, các cơ quan nghiên cứu và các quốc gia đang ưu tiên và nỗ lực hết mình “chạy đua” trong việc nghiên cứu phát triển vắc xin phòng bệnh COVID 19 để có thể cung ứng sớm nhất cho thị trường, góp phần trong công cuộc ngăn chặn, khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở về bình thường.

Ngày 17/12/2020, Học viện Quân y đã tiêm thử nghiệm mũi vắc xin COVID-19 Nano Covax đầu tiên cho 3 người tình nguyện, gồm 2 nam và 1 nữ, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình thử nghiệm vắc xin phòng COVID-19 do Việt Nam sản xuất, hoạt động thử nghiệm này đã ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ y khoa quốc tế khi Việt Nam là quốc gia thứ 40 trên thế giới tiến hành các thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người. Tại thời điểm đó, trên thế giới có 56 loại vắc xin Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng.

Trong đó, có những loại vắc xin đã kết thúc thử nghiệm giai đoạn 3 như: Pfizer, Moderna, Astrazeneca và loại vắc xin của Nga… Sản phẩm vắc xin “made in Việt Nam” cũng được ghi nhận có hiệu quả miễn dịch tốt hơn kỳ vọng, sinh kháng thể 4-20 lần, cũng như có nhiều thuận lợi hơn do bảo quản được trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường (2-8 độ), trong khi vắc xin của một số hãng đang sản xuất phải bảo quản đến nhiệt độ âm 75 độ, khó khăn trong việc vận chuyển.

Tiếp nối những thành công của vắc xin COVID-19 Nano Covax, Ông Nguyễn Ngô Quang – Phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) – cho hay vắc xin phòng COVID-19 thứ 2 do Việt Nam sản xuất cũng đã có những kết quả đáng kỳ vọng. Covivac đã được đánh giá tại Mỹ và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, kết quả đánh giá rất khả quan, vì thế nhà sản xuất và Bộ Y tế đã cùng dự định đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm trên người sớm hơn.

Trước đó, vắc xin Covivac của IVAC thử nghiệm thành công trên động vật (chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ…) cho kết quả an toàn, tạo khả năng miễn dịch cao. Với việc 2 vắc xin cùng thử nghiệm trên người, theo ông Quang, Việt Nam có thể làm chủ vắc xin và sử dụng trong điều kiện đại dịch từ cuối quý 2 tới, tức là đưa vắc xin COVID-19 do Việt Nam sản xuất ra sử dụng rộng rãi.

Khoa học không ngừng phát triển, y học không ngừng tiến bộ vì sức khỏe con người. Với những khối óc tài hoa cùng trái tim vì người bệnh, người thầy thuốc nói riêng hay những người trong lĩnh vực y tế nói chung vẫn từng ngày từng giờ không ngừng tìm tòi nghiên cứu, học hỏi để bệnh nhân được hưởng những lợi ích hàng đầu.

Liệt chân sau nhiều ngày liên tục hít bóng cười

Nam thanh niên ngoài 20 tuổi, đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu do yếu liệt hai chân, không đi lại được, tê tay chân.

Liệt chân sau nhiều ngày liên tục hít bóng cười - Hình 1

Ảnh minh họa

Bác sĩ thấy dấu hiệu bất thường trên phim MRI tủy sống ở cột sau tủy sống cổ, ngực, đo điện cơ ghi nhận bất thường. Bệnh nhân cho biết đã hít bóng cười liên tục nhiều ngày.

Bác sĩ Doãn Uyên Vy, chuyên gia về bệnh nhiễm độc của Bệnh viện Chợ Rẫy, hôm 28/1 cho biết gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm độc khí N2O do hít bóng cười thường xuyên. Đa số bệnh nhân còn khá trẻ, trước đó khỏe mạnh, không có các bệnh mạn tính.

Bệnh nhân sẽ được theo dõi điều trị đặc hiệu nội trú và tiếp tục chữa trị ngoại trú đến khi bình phục. "Để hết hẳn bệnh nhiễm độc thần kinh dạng này, người bệnh phải từ bỏ việc hít bóng cười", bác sĩ Uyên phân tích.

Theo bác sĩ Uyên, khí cười sẽ khiến người dùng bị nhiễm độc khí N2O với các triệu chứng như thiếu máu đại hồng cầu, da dày sừng, bệnh lý thần kinh trung ương và ngoại biên gây tê chân tay. Nặng hơn có thể tê lan tỏa trên cơ thể, dáng đi mất thăng bằng, mất cảm giác và làm tổn thương thần kinh thị giác.

Triệu chứng nhiễm độc khí N2O nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân, thời gian sử dụng ngắn hay dài, liều lượng và số lượng mỗi lần hít bóng cười hoặc bình khí cười. Dấu hiệu khởi đầu là triệu chứng thấy mỏi khi đi lại và leo cầu thang đoạn ngắn, sau đó người bệnh không leo nổi lên cầu thang, đi lại phải vịn và cần sự giúp đỡ của người khác.

Nghiện khí cười N2O còn gây tình trạng rối loạn tâm thần, làm người nghiện bị trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, thái độ cư xử bất đồng, hung hăng, ảo giác, ảo tưởng. Người viêm xoang dùng bóng cười sẽ làm tăng đau xoang, có thể thủng màng nhĩ khi có tăng áp lực của N2O đi qua tai giữa.

Ngoài ra, sử dụng bóng cười với lượng nhiều làm tổn thương não và thiếu oxy trầm trọng, dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Trường hợp dùng loại bóng cười pha trộn lượng khí oxy dưới 20% có nguy cơ tử vong cao do trụy tim mạch, thiếu oxy nặng.

Bóng cười là quả bóng được bơm khí N2O, gây hưng phấn thần kinh, tạo cảm giác muốn cười khi hít vào nên còn được gọi là khí cười. Trong y học, N2O được sử dụng để gây mê bệnh nhân khi phẫu thuật. Khí cười là nhóm chất gây nghiện, ảo giác và có xu hướng tăng liều. Người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự các loại ma túy khác.

Năm 2019, Bộ Y tế cấm sử dụng bóng cười trong giải trí. Khí N2O chỉ được phép sản xuất với mục đích công nghiệp, không sử dụng cho người trừ khi được bác sĩ chỉ định dùng trong y tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024
Lương Bằng Quang rao bán nhà vì kẹt tiền
19:42:30 19/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm

13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view

Phim việt

22:43:19 19/11/2024
Hiện tại, diễn xuất của Bạch Công Khanh trong cả bộ phim nói chung và phân cảnh này nói riêng đang nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả.

Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ

Sao việt

22:38:07 19/11/2024
Theo đó, tờ giấy đăng ký kết hôn này đã được fan mang đến sân bay cho Thanh Thuỷ ký trong ngày tiễn cô lên đường chinh chiến.

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình

Hậu trường phim

22:17:19 19/11/2024
Tối nay ngày 19/11, buổi công chiếu Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng đã chính thức diễn ra, chứng kiến màn đổ bộ của hàng loạt gương mặt hot nhất làng giải trí Việt

Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines

Thế giới

22:09:57 19/11/2024
Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.