Chàng trai hết tật nguyền nhờ kỹ thuật lần đầu áp dụng tại Việt Nam
Sau 6 đợt hóa trị vì ung thư xương , anh K. (33 tuổi, quê Quảng Nam ) đã được các bác sĩ sử dụng mảnh ghép titan thay thế xương chày.
Chiều 5/1, bác sĩ Lê Anh Tuấn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa ghép xương chày thành công cho anh H.V.K (33 tuổi, quê Quảng Nam ) bằng kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Anh K. tập đi lại bằng nạng sau 4 ngày ghép xương chày
Vào tháng 3/2019, anh K. phát hiện xương chày trái có khối u to dần, gây hạn chế vận động khớp gối nên đến bệnh viện khám. Các bác sĩ xác định anh bị ung thư xương , phải hóa trị.
Từ tháng 3 tới tháng 7/2019, anh K. trải qua 6 đợt hóa trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật cắt rộng bướu, để lại chiều dài khuyết hổng đầu trên xương chày 11 cm.
Nhận thấy bệnh nhân còn trẻ, các bác sĩ tại bệnh viện đã phối hợp với Viện nghiên cứu CSIRO (Úc) làm mảnh ghép in 3D bằng hợp kim titan dạng tổ ong để ghép cho anh K.
Mảnh ghép này được thiết kế mô phỏng chân lành của bệnh nhân, sau đó đưa về Việt Nam ghép cho anh K.
Trong khi chờ ghép xương theo phương pháp mới, các bác sĩ đã đặt spacer xi-măng kháng sinh và đặt khung cố định ngoài qua gối tạm thời cho người bệnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19 , gần đây, mảnh ghép trị giá 2.500 AUD (44,5 triệu đồng) mới chuyển về Việt Nam. Anh K. được tài trợ hoàn toàn do hoàn cảnh khó khăn.
Bốn ngày sau ca mổ, anh K. dùng nạng hỗ trợ để tập đi. Dự kiến, anh có thể đi lại bình thường. Tuy nhiên, do khớp gối bị cắt nên bệnh nhân sẽ không phục hồi vận động được khớp gối.
Bác sĩ Lê Anh Tuấn chia sẻ, đây là lần đầu tiên mảnh ghép titan 3D dạng tổ ong được ứng dụng ở chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Mảnh ghép titan 3D đã được ứng dụng ở Việt Nam nhưng chỉ mới ở vùng răng hàm mặt. Ý tưởng mảnh ghép titan 3D điều trị các khuyết hổng lớn xương tứ chi được bệnh viện triển khai thực nghiệm trên thỏ từ tháng 5/2018.
Đến tháng 8/2019, bệnh viện chuẩn bị ứng dụng trên người. Anh K. là bệnh nhân đầu tiên tình nguyện thực hiện ứng dụng và mảnh ghép 3D được tạo ra vừa vặn với vùng xương mất.
Giải thích về kỹ thuật này, bác sĩ Đỗ Phước Hùng, Phó Khoa Chấn thương chỉnh hình, Trưởng bộ môn Chấn thương chỉnh hình ĐH Y dược TP.HCM, cho biết, với kỹ thuật kinh điển, sau khi bị cắt gọt xương chân phía dưới, các bác sĩ sẽ cắt một phần xương đùi trên chuyển xuống khiến trục của xương chi bệnh nhân thay đổi, đi lại khó khăn.
“Do vết mổ rộng, đụng tới xương nên dễ xảy ra nguy cơ ra máu khó cầm. Đồng thời, ca mổ kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng chắc chắn sẽ cao, nhiều bất lợi với bệnh nhân trẻ tuổi, còn khả năng lao động”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, titan là kim loại được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép cấy vào người vì không gây dị ứng, có tính hòa hợp mô tốt nhất trong các kim loại.
Bên cạnh đó, thiết kế mảnh ghép 3D titan tổ ong cho phép mảnh ghép rất nhẹ, chỉ 128g so với việc dùng khối kim loại đặc.
“Mảnh ghép này có những lỗ tổ ong còn dẫn dụ tế bào xương đi vào sinh sôi nảy nở, làm tổ bền vững theo thời gian, mảnh ghép trở thành vật thể của chính bệnh nhân và không bị thải loại ra ngoài. Trái lại, nếu chỉ dùng vật liệu kim loại đơn thuần, sau một thời gian, bệnh nhân sẽ mỏi, không có kim loại nào bền vững”, bác sĩ Hùng phân tích.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã ký kết hợp tác với Viện nghiên cứu CSIRO (Úc) để tiếp tục ứng dụng phương pháp này.
Bỗng dưng thấy 3 dấu hiệu này ở chân, bạn cần đi khám ung thư gan, xương ngay lập tức!
Y học Trung Quốc đánh giá bàn chân là bộ não thứ hai của con người vì thế nếu ba dấu hiệu bất thường này xuất hiện trên chân, thì có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
Nhắc đến bệnh ung thư, nhiều người sẽ có cảm giác sợ hãi bởi đến nay số lượng tử vong vì căn bệnh này vẫn rất cao, mặc dù một số phương pháp điều trị có thể tạm thời ngăn chặn bệnh ung thư nhưng cuối cùng vẫn không thể chữa khỏi bệnh một cách triệt để. Vì vậy, ngày càng có nhiều người bắt đầu chú trọng đến việc phòng ngừa bệnh trước khi tình trạng trở nên quá nghiêm trọng không thể cứu chữa.
Ngoài việc thăm khám sức khỏe định kỳ, còn có nhiều cách giúp xác định trước bệnh ung thư như quan sát bàn chân. Y học Trung Quốc đánh giá bàn chân là bộ não thứ hai của con người vì có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Do đó, nếu ba dấu hiệu bất thường này xuất hiện trên chân, thì có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
1. Chân sưng phù: Ung thư gan
Theo tờ QQ (Trung Quốc), phù chân là tình trạng tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, xảy ra khi mao mạch trong cơ thể bị rò rỉ dịch ra gian bào khiến các mô bị sưng lên. Phù chân thường xuất phát ở nhiều nguyên nhân, nhưng nếu bỗng dưng bạn bị phù chân một cách rõ ràng, có chiều hướng nặng hơn thì nên chú ý xem gan có hoạt động bình thường hay không.
Khi mắc bệnh ung thư gan, khối u trong gan sẽ chèn ép các mạch máu ở gan, gây nên tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến nước từ trong lòng mạch ra gian bào nhiều hơn. Ngoài ra, gan bị tổn thương còn gây tích tụ các hormone steroid, làm ứ đọng muối và nước, từ đó gây phù nề ở chân.
2. Bàn chân màu vàng: Ung thư gan
Những người mắc bệnh về gan, bao gồm ung thư gan thường phải đối mặt với tình trạng lưu thông máu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tạo máu của cơ thể, gây ra hiện tượng lòng bàn chân có màu vàng.
Ngoài ra, da vàng còn liên quan đến tình trạng tích tụ quá nhiều bilirubin trong máu. Chất này vốn được xử lý tại gan nhưng khi cơ quan này bị tổn thương, bilirubin sẽ không được đào thải tích cực và rò rỉ vào các mô như da và mắt, khiến chúng chuyển thành vàng.
3. Cơn đau chân tồi tệ: Cảnh báo ung thư xương
Theo trang Cancer, đau chân là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư xương. Lúc đầu, cơn đau không liên tục. Nó có thể tồi tệ hơn vào ban đêm, khi thức giấc hoặc khi đang đi bộ. Ung thư xương càng phát triển thì cơn đau càng trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động. Ngoài đau xương, người bệnh còn phải đối mặt với những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, sụt cân đột ngột,...
Nên làm gì để phòng ngừa ung thư hiệu quả?
Ung thư có khả năng xuất hiện ở mọi lứa tuổi với nhiều loại khác nhau. Căn bệnh này tuy rất nguy hiểm nhưng vẫn có nhiều cách để phòng ngừa. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM) nếu chúng ta thực hiện một số biện pháp dưới đây thì có thể phòng ngừa trên 50% ung thư:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hút thuốc thụ động.
- Dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn rán (chiên) quá cháy...
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn.
- Tiêm vắc xin phòng viêm gan B phòng ung thư gan, vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung.
- Tránh tia nắng gắt, dùng kem chống nắng khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển phòng ung thư da.
- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động, phòng bệnh ung thư nghề nghiệp do môi trường độc hại.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Bé trai 11 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh u xương giai đoạn cuối, cha mẹ cứ nghĩ đau xương do tăng trưởng Không muốn trẻ mắc phải căn bệnh u xương quái ác cha mẹ phải nhớ kỹ những điều này. U xương hay còn gọi là ung thư xương là một khối u ác tính xuất hiện trong xương. U xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em và thanh thiếu niên dưới 25 tuổi. U xương thường...