Cô giáo trẻ tử vong vì sốc nhiễm trùng sau phẫu thuật
Nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, gãy xương đùi và xương mu cô giáo mầm non đã được bác sĩ phẫu thuật . Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng , tử vong.
Những ngày qua, trên mạng xã hội đang chia sẻ thông tin về trường hợp tử vong thương tâm của một giáo viên mầm non là cô N.P.N. (25 tuổi, ngụ tại quận 6, TPHCM). Phía gia đình cho rằng, cái chết của bệnh nhân chứa nhiều uẩn khúc vì chỉ mổ xương đùi nhưng lại mất mạng. Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến quá trình điều trị, khi gia đình cho rằng bác sĩ đã phẫu thuật để lấy lại dụng cụ kết hợp xương, bệnh nhân đã tử vong nhưng vẫn bắt đóng tạm ứng viện phí để lọc máu … khiến gia đình bức xúc.
Nữ giáo viên mầm non không may gặp tai nạn giao thông , bị đa chấn thương nặng
Liên quan đến ca bệnh trên, phóng viên Dân trí đã trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Nhân Dân 115 để tìm hiểu vụ việc. Thông tin từ BS Trần Văn Sóng , Phó giám đốc bệnh viện cho biết, ngày 9/12/2020, chị N.P.N. không may gặp tai nạn giao thông phải chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng rất nặng.
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân bị đa chấn thương, trong đó có vết thương lóc da diện rộng vùng đùi phải. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn bị gãy, biến chứng phức tạp 1/3 xương đùi phải; gãy xương mu…
Sau khi được xử trí cấp cứu truyền dịch, giảm đau, kháng sinh bệnh nhân được xuyên đinh kéo tạ xương đùi phải. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân bị tăng đường máu, tăng men gan, các bác sĩ xác định đây là trường hợp bệnh rất nặng. Ban giám đốc đã chỉ đạo tổ chức hội chẩn liên chuyên khoa, tìm phương án cứu chữa tối ưu cho người bệnh.
Sau hội chẩn, bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương đùi phải. Tuy nhiên, tình trạng vết thương diễn biến không thuận lợi, bệnh nhân bị nhiễm trùng. Các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh mạnh kết hợp cắt lọc vết thương, hút dịch bằng áp lực âm tại vết thương, theo dõi liên tục… nhưng tình trạng nhiễm trùng không cải thiện.
Hơn 1 tháng sau khi bệnh nhân nhập viện, bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa những diễn tiến bệnh trở nặng. Ngày 11/1, các bác sĩ buộc phải thay đổi phương án, tháo bỏ phương tiện kết hợp xương bên trong chuyển sang kết hợp xương bên ngoài với hy vọng chăm sóc vết thương cho bệnh nhân được tốt hơn, đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng.
Sự ra đi của cô giáo khi tuổi đời còn quá trẻ đã để lại nỗi đau lớn đối với gia đình và cả các bác sĩ
Tuy nhiên, một ngày sau, bệnh nhân diễn tiến nặng rơi vào sốc nhiễm trùng , suy đa cơ quan. Bệnh viện đã hồi sức tích cực, tiến hành lọc máu liên tục nhưng tình trạng sốc, suy đa cơ quan không cải thiện. Bệnh viện đã giải thích cho thân nhân người bệnh về tình trạng nguy cấp trên, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.
Liên quan đến những bức xúc của gia đình người bệnh, BS Trần Văn Sóng chia sẻ: “Chúng tôi cũng rất buồn khi không thể cứu được bệnh nhân của mình và đồng cảm với nỗi đau của gia đình. Tuy nhiên, đây là một trường hợp bệnh rất nặng với diễn tiến sốc nhiễm trùng , suy đa cơ quan, dù Ban giám đốc đã chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa song bệnh diễn tiến quá nặng bệnh nhân không thể phục hồi”.
Về thông tin bác sĩ phẫu thuật để lấy lại dụng cụ kết hợp xương, BS Sóng cho biết: “Trong mọi quá trình can thiệp, điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi đều giải thích chi tiết cho gia đình. Việc phẫu thuật vào ngày 11/1 là giải pháp để thay đổi phương án chuyển từ kết hợp xương bên trong sang kết hợp xương bên ngoài chứ không phải mổ để lấy lại dụng cụ. Phương án lọc máu được chỉ định là những nỗ lực với hy vọng “còn nước còn tát” để cứu chữa cho người bệnh nhằm đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng chứ không phải bệnh nhân đã tử vong chúng tôi vẫn tiến hành lọc máu ”.
Được biết, sau khi cô giáo trẻ qua đời, phía bệnh viện đã nhiều lần đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi đau mất người thân.
Điều kiện điều trị theo mô hình phẫu thuật trong ngày
Bạn đọc Đức Đạt (tỉnh Đồng Nai) hỏi: "Mới đây, tôi nghe báo chí giới thiệu một mô hình điều trị tiện ích phẫu thuật trong ngày. Xin hỏi người nhà tôi có thể tham gia điều trị kiểu này không hay phải nằm viện lâu?".
Ảnh minh họa
TS-BS Phan Tôn Ngọc Vũ - Trưởng Đơn vị Phẫu thuật trong ngày, Trưởng Khoa Gây mê - Hồi sức Bệnh viện (BV) ĐH Y Dược TP HCM - trả lời: Phẫu thuật trong ngày là một hình thức giúp người bệnh thực hiện phẫu thuật và trở về nhà ngay trong ngày. Đây là hình thức phẫu thuật phù hợp với người bệnh không mắc các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp nặng, đái tháo đường... với tính chất ca mổ không quá phức tạp. Thời gian thực hiện cho mỗi ca phẫu thuật, thủ thuật chỉ dưới 90 phút. Tại các nước Anh, Mỹ, hình thức phẫu thuật này chiếm khoảng 2/3 trong số tất cả các phẫu thuật.
Phẫu thuật trong ngày mang lại nhiều lợi ích cho cả người bệnh và BV, như giúp rút ngắn thời gian nằm viện, tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh ảnh hưởng sinh hoạt, công việc đồng thời giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng BV cho người bệnh sau phẫu thuật. Đối với BV, phẫu thuật trong ngày giúp tăng số lượng người bệnh được phẫu thuật, rút ngắn danh sách chờ; giảm tải cho các khoa, phòng có người bệnh nội trú với phẫu thuật lớn và phức tạp; giảm tải phòng mổ cho các trường hợp mổ cấp cứu và số giường cho người bệnh nội trú...
Tại BV ĐH Y Dược TP HCM đã xây dựng danh mục hơn 470 loại thủ thuật, phẫu thuật trong ngày, áp dụng với nhiều chuyên khoa như tiêu hóa gan - mật (điều trị thoát vị bẹn, tán sỏi mật, sinh thiết hạch ngoại biên, phẫu thuật bướu giáp nhỏ...), phẫu thuật hàm mặt - răng hàm mặt (thực hiện cấy lại răng, nhổ răng mọc lệch, cắt nướu điều trị viêm nha chu, cắt u nang vùng dưới hàm...), lồng ngực - mạch máu (điều trị bướu giáp nhân lành tính, suy giãn tĩnh mạch, tăng tiết mồ hôi...), các bệnh lý về mắt (đục thủy tinh thể, sụp mi, lé...), tạo hình - thẩm mỹ (cắt u nang vú, u vú lành, hút mỡ bụng, nâng sống mũi...) và một số bệnh lý chuyên khoa xương khớp, sản - phụ khoa, tai mũi họng, ngoại thần kinh, niệu thận...
Mô hình phẫu thuật trong ngày tại BV ĐH Y Dược TP hiện có 3 phòng mổ, 6 giường hồi tỉnh, mỗi ngày nơi đây thực hiện khoảng 15 - 20 ca. Số người bệnh phẫu thuật trong ngày trung bình tăng khoảng 20%/năm. Người bệnh có thể xuất viện trong vòng 6 giờ sau khi thực hiện thủ thuật với tỉ lệ tai biến, biến chứng rất thấp.
Khi ruột thừa... dở chứng Đau ruột thừa là bệnh thường gặp. Đây thường là một dấu hiệu gợi ý một bệnh cảnh cấp tính tại ruột thừa. Bệnh thường có diễn tiến rất trầm trọng, nếu không nhận biết sớm thì sẽ gây hậu quả khó lường. Ảnh minh họa Ruột thừa thường nằm ở vùng bụng dưới bên phải, nhiều trường hợp nằm ở các vị...