Ngày 20-1, bác sĩ Trần Văn Sóng , Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 , đã có trả lời về trường hợp giáo viên mầm non tên N.P.N. (25 tuổi, ngụ tại quận 6, TPHCM) tử vong sau khi mổ xương đùi tại Bệnh viện Nhân Dân 115.
Ảnh minh họa
Theo đó, ngày 9-12-2020, chị N.P.N. không may gặp tai nạn giao thông phải chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng rất nặng. Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân bị đa chấn thương, trong đó có vết thương lóc da diện rộng vùng đùi phải. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn bị gãy, biến chứng phức tạp 1/3 xương đùi phải; gãy xương mu…
Sau khi được xử trí cấp cứu truyền dịch, giảm đau, tiêm kháng sinh, bệnh nhân được xuyên đinh kéo tạ xương đùi phải. Sau hội chẩn, bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương đùi phải. Tuy nhiên, tình trạng vết thương diễn biến không thuận lợi, bệnh nhân bị nhiễm trùng. Các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh mạnh kết hợp cắt lọc vết thương, hút dịch bằng áp lực âm tại vết thương, theo dõi liên tục… nhưng tình trạng nhiễm trùng không cải thiện.
Đến ngày 11-1-2021, bệnh nhân được phẫu thuật tháo bỏ phương tiện kết hợp xương bên trong để chuyển sang kết hợp xương bên ngoài với hy vọng chăm sóc vết thương cho bệnh nhân được tốt hơn, đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, một ngày sau, bệnh nhân diễn tiến nặng rơi vào sốc nhiễm trùng , suy đa cơ quan .
Bệnh viện đã hồi sức tích cực, tiến hành lọc máu liên tục nhưng tình trạng sốc, suy đa cơ quan không cải thiện. Bệnh viện đã giải thích cho thân nhân người bệnh về tình trạng nguy cấp trên, gia đình đã ký cam kết xin về. Theo bác sĩ Trần Văn Sóng , sau khi cô giáo trẻ qua đời, phía bệnh viện đã nhiều lần đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi đau mất người thân.
Cô giáo trẻ tử vong vì sốc nhiễm trùng sau phẫu thuật
Nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, gãy xương đùi và xương mu cô giáo mầm non đã được bác sĩ phẫu thuật. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, tử vong.
Những ngày qua, trên mạng xã hội đang chia sẻ thông tin về trường hợp tử vong thương tâm của một giáo viên mầm non là cô N.P.N. (25 tuổi, ngụ tại quận 6, TPHCM). Phía gia đình cho rằng, cái chết của bệnh nhân chứa nhiều uẩn khúc vì chỉ mổ xương đùi nhưng lại mất mạng. Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến quá trình điều trị, khi gia đình cho rằng bác sĩ đã phẫu thuật để lấy lại dụng cụ kết hợp xương, bệnh nhân đã tử vong nhưng vẫn bắt đóng tạm ứng viện phí để lọc máu... khiến gia đình bức xúc.
Nữ giáo viên mầm non không may gặp tai nạn giao thông, bị đa chấn thương nặng
Liên quan đến ca bệnh trên, phóng viên Dân trí đã trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Nhân Dân 115 để tìm hiểu vụ việc. Thông tin từ BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, ngày 9/12/2020, chị N.P.N. không may gặp tai nạn giao thông phải chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng rất nặng.
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân bị đa chấn thương, trong đó có vết thương lóc da diện rộng vùng đùi phải. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn bị gãy, biến chứng phức tạp 1/3 xương đùi phải; gãy xương mu...
Sau khi được xử trí cấp cứu truyền dịch, giảm đau, kháng sinh bệnh nhân được xuyên đinh kéo tạ xương đùi phải. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân bị tăng đường máu, tăng men gan, các bác sĩ xác định đây là trường hợp bệnh rất nặng. Ban giám đốc đã chỉ đạo tổ chức hội chẩn liên chuyên khoa, tìm phương án cứu chữa tối ưu cho người bệnh.
Sau hội chẩn, bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương đùi phải. Tuy nhiên, tình trạng vết thương diễn biến không thuận lợi, bệnh nhân bị nhiễm trùng. Các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh mạnh kết hợp cắt lọc vết thương, hút dịch bằng áp lực âm tại vết thương, theo dõi liên tục... nhưng tình trạng nhiễm trùng không cải thiện.
Hơn 1 tháng sau khi bệnh nhân nhập viện, bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa những diễn tiến bệnh trở nặng. Ngày 11/1, các bác sĩ buộc phải thay đổi phương án, tháo bỏ phương tiện kết hợp xương bên trong chuyển sang kết hợp xương bên ngoài với hy vọng chăm sóc vết thương cho bệnh nhân được tốt hơn, đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng.
Sự ra đi của cô giáo khi tuổi đời còn quá trẻ đã để lại nỗi đau lớn đối với gia đình và cả các bác sĩ
Tuy nhiên, một ngày sau, bệnh nhân diễn tiến nặng rơi vào sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan. Bệnh viện đã hồi sức tích cực, tiến hành lọc máu liên tục nhưng tình trạng sốc, suy đa cơ quan không cải thiện. Bệnh viện đã giải thích cho thân nhân người bệnh về tình trạng nguy cấp trên, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.
Liên quan đến những bức xúc của gia đình người bệnh, BS Trần Văn Sóng chia sẻ: "Chúng tôi cũng rất buồn khi không thể cứu được bệnh nhân của mình và đồng cảm với nỗi đau của gia đình. Tuy nhiên, đây là một trường hợp bệnh rất nặng với diễn tiến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan, dù Ban giám đốc đã chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa song bệnh diễn tiến quá nặng bệnh nhân không thể phục hồi".
Về thông tin bác sĩ phẫu thuật để lấy lại dụng cụ kết hợp xương, BS Sóng cho biết: "Trong mọi quá trình can thiệp, điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi đều giải thích chi tiết cho gia đình. Việc phẫu thuật vào ngày 11/1 là giải pháp để thay đổi phương án chuyển từ kết hợp xương bên trong sang kết hợp xương bên ngoài chứ không phải mổ để lấy lại dụng cụ. Phương án lọc máu được chỉ định là những nỗ lực với hy vọng "còn nước còn tát" để cứu chữa cho người bệnh nhằm đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng chứ không phải bệnh nhân đã tử vong chúng tôi vẫn tiến hành lọc máu".
Được biết, sau khi cô giáo trẻ qua đời, phía bệnh viện đã nhiều lần đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi đau mất người thân.
Cứu sống bệnh nhân 23 tuổi “thập tử nhất sinh” Bỏ qua mọi thủ tục hành chính - đó là yêu cầu của Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) đối với bệnh nhân L.V.S (SN 1997, ngụ Hậu Giang), trong tình trạng "thập tử nhất sinh", hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Ngày 24/12, BVĐKTƯCT cho biết, các BS của BV vừa cứu sống nam...
Tin mới nhất
Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai
16:21:04 27/02/2021
Bên trong phòng mổ luôn sáng đèn, nơi cứu sống hàng nghìn bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai
Các triệu chứng thường gặp của ung thư xương
16:10:47 27/02/2021
Ung thư xương được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Đến nay không có xét nghiệm đặc biệt nào giúp phát hiện sớm bệnh.
Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?
16:08:19 27/02/2021
Bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng Covid-19.
Bác sĩ cứu sống mẹ mắc COVID-19 thể nặng ngay tại nhà
15:28:33 27/02/2021
Trong lúc các bệnh viện quá tải, một bác sĩ tại thành phố Manaus, Brazil, đã quyết định tự điều trị cho mẹ của mình ngay tại nhà.
Thuốc viêm khớp có thể giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng?
15:19:24 27/02/2021
Các nhà khoa học kỳ vọng thuốc điều trị viêm khớp có thể giúp giảm viêm, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 phục hồi sau các phản ứng miễn dịch.
Đau đầu, nhìn mờ, vào viện phát hiện khối u ở hốc mắt
15:17:03 27/02/2021
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa thực hiện phẫu thuật lấy khối u vùng đỉnh hốc mắt trái cho bệnh nhân 27 tuổi, trú tại Tây Ninh.
Những người Việt giải mã được bộ gen SARS-CoV-2
15:11:25 27/02/2021
Bản năng tò mò của nhà khoa học đã giúp họ tìm thấy những thông tin hiếm hoi để truy lùng, bắt virus SARS-CoV-2 phải hiện nguyên hình bộ gen.
"Bác sĩ Việt Nam may mắn vì luôn đủ trang thiết bị phòng tránh COVID-19"
15:07:48 27/02/2021
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong chiến dịch chống COVID-19, đội ngũ nhân viên y tế tại Việt Nam may mắn vì chưa bao giờ bị kiệt sức, quá sức hay gặp tình trạng thiếu trang thiết bị p...
Thực đơn giảm cân, giữ dáng cho dân văn phòng
15:02:11 27/02/2021
Do đặc tính công việc phải ngồi nhiều, khiến cho vòng 2 của nhân viên văn phòng dễ tích tụ mỡ thừa. Vì vậy, một thực đơn hợp lý để giảm cân, duy trì dáng vóc và giữ gìn sức khoẻ là điều rất cần thiết.
10 thực phẩm giàu chất xơ nhiều hơn cả táo hay chuối, có loại còn nhiều gấp 13 lần
14:55:00 27/02/2021
Nhiều người cứ nghĩ rằng ăn táo, chuối sẽ bổ sung chất xơ nhiều nhất mà không hề biết những thực phẩm dưới đây còn nhiều chất xơ hơn táo nhiều lần.
Loại nấm trông như quả dại là dược liệu cực quý hiếm, người dân đào bới đến mức tận diệt
14:53:04 27/02/2021
Sự hình thành của nấm này là một sự tình cờ, khả năng sinh trưởng của nó nhỏ hơn 1% nên ngày càng khan hiếm.
Em bé bị thoát vị hoành bẩm sinh
13:11:15 27/02/2021
Bé sinh non ở 36 tuần thai, bị suy hô hấp do thoát vị hoành bẩm sinh, nguy cơ tử vong nếu không phẫu thuật sớm.
Cứu sống chuyên gia Hàn Quốc vừa đột quỵ vừa nhồi máu cơ tim
13:08:47 27/02/2021
Người đàn ông Hàn Quốc, 60 tuổi, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh trong tình trạng nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp.
Không khí ô nhiễm thấp cũng gây hại cho tim, phổi
12:50:10 27/02/2021
Kết quả nghiên cứu mới của nhóm học giả Mỹ cảnh báo rằng việc hít thở không khí có mức độ ô nhiễm thấp cũng có thể đe dọa đến sức khỏe tim, phổi, đặc biệt là ở người lớn tuổi, theo tạp chí Circulation.
Học trò '4 mắt', vì sao ngày càng nhiều?
12:46:30 27/02/2021
Số học trò 4 mắt chiếm hơn một nửa trong một lớp không còn là điều lạ lẫm ở nhiều trường học. Bên cạnh béo phì, cong vẹo cột sống thì tật khúc xạ trở thành vấn đề ở học đường phổ biến hiện nay.
Mất khứu giác, vị giác do Covid-19 có thể kéo dài
12:39:25 27/02/2021
Đến nay, hầu hết chuyên gia đã công nhận chứng mất khứu giác, vị giác là dấu hiệu của việc nhiễm Covid-19.
Sau Tết, nhiều quý ông nhập viện vì căn bệnh nhà giàu
12:31:05 27/02/2021
Sau Tết, nhiều người đột ngột xuất hiện những đợt đau khớp gối, bàn ngón chân khiến khó khăn vận động, sinh hoạt, bác sĩ cho biết đây là biểu hiện của căn bệnh được ví là bệnh nhà giàu.
Căn bệnh có thể gây hoại tử chân thường nhầm với đau xương khớp
12:28:24 27/02/2021
Khi bị đau cẳng, bàn chân hai bên kèm theo tím tái, đi lại khó, người đàn ông tưởng mắc bệnh xương khớp nên không đi khám.
Mệt mỏi, chán ăn báo hiệu điều gì về cơ thể, khắc phục thế nào?
12:25:37 27/02/2021
Tình trạng chán ăn, mệt mỏi gây ra nhiều hậu quả và biến chứng nguy hiểm. Để khắc phục điều này cần tới sự tư vấn của bác sĩ và xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học.
Muốn uống rượu bia ít tổn hại đến gan hãy áp dụng cách này
12:23:34 27/02/2021
Với nhiều người, uống rượu bia là việc khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dưới đây là những bí kíp uống bia rượu hạn chế tổn hại đến sức khỏe và gan một cách hiệu quả.
Công thức nước dứa giúp chữa đau xương khớp hiệu quả
12:21:58 27/02/2021
Viêm khớp là căn bệnh mang lại những cơn đau đớn khó chịu cho người bệnh. Nhất là những khi thời tiết trái gió trở trời, bệnh càng đau nhiều hơn.
5 loại trái cây được công nhận là "cao thủ" giúp giảm cân, hút mỡ bụng nhanh mà không cần nhịn ăn hay tập luyện
12:18:56 27/02/2021
Chỉ cần mỗi ngày ăn một loại quả này này, bạn sẽ giảm cân nhanh chóng mà không cần phải cố gắng nhịn ăn.
Đừng bao giờ ăn chung đậu phụ với những món “xung khắc” này vì sẽ gây hại sức khỏe
12:17:05 27/02/2021
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc ăn đậu phụ khoảng 2 lần/tuần rất tốt. Thế nhưng khi ăn không nên tuỳ tiện kết hợp nó với 6 thực phẩm xung khắc dưới đây vì sẽ gây hại.
Tăng huyết áp vô căn nguyên phát có nguy hiểm?
12:13:06 27/02/2021
Tăng huyết áp vô căn nguyên phát là loại tăng huyết áp phổ biến. Gọi là vô căn vì bác sĩ không thể xác định nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể. Tăng huyết áp vô căn chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian.
Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản?
12:11:17 27/02/2021
Mới đây bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tại Vĩnh Long đã tiếp nhận 1 bé gái bị sốc phản vệ độ 3 do dị ứng hải sản và cụ thể là do ăn mực. Vậy ăn mực có tốt không, cần lưu ý gì và làm thế nào khi bị dị ứng hải sản để bảo vệ sức khỏe?
Bác sĩ trẻ giành giải Quả cầu vàng 2020 và 'duyên nợ' với bệnh nhân ung thư
10:32:15 27/02/2021
Bác sĩ Đào Văn Tú, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K nhận mình là người có duyên nợ với bệnh nhân ung thư.
Đồ ăn tự sôi có thể phát nổ, gây hại cho sức khỏe hay không? Đây là ý kiến của chuyên gia!
10:29:45 27/02/2021
Thời gian gần đây, các đồ ăn tự sôi như lẩu tự sôi, cơm tự sôi, trà sữa tự sôi... xuất hiện rất phổ biến tại Việt Nam và trở thành món hàng được nhiều bạn trẻ săn đón.
Ăn đồ ngọt có làm giảm stress?
10:27:36 27/02/2021
Ăn đồ ngọt có thể làm bạn bị mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Ăn uống căng thẳng có thể phá hỏng mục tiêu giảm cân của bạn điều cốt yếu là tìm cách giải tỏa căng thẳng và không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.
Giảm cân bằng cà phê có thực sự hiệu quả?
10:24:04 27/02/2021
Uống vài tách cà phê mỗi ngày trong khi hạn chế lượng calorie hấp thụ vào cơ thể, một số người đã giảm cân thành công trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, giải pháp này có một số nhược điểm đáng kể.
Tiếp tục làm những điều này, có ngày chết vì bệnh phổi
10:18:38 27/02/2021
Theo các bác sĩ, virus Corona tấn công vào phổi. Đó là lý do tại sao giữ cho phổi khỏe mạnh trong giai đoạn này là rất quan trọng.