Nghịch dại cho vòng dây nhựa vào cổ, bé trai 6 tuổi suy hô hấp suýt chết
Bé trai 6 tuổi (Thanh Trì) Hà Nội khi đi học nhặt được một vòng dây nhựa, nghịch ngợm cho vào cổ và bị thắt chặt. Cậu bé càng hoảng loạn, vòng dây nhựa càng thắt chặt gây ra tình trạng tím tái, hoảng loạn, suy hô hấp phải nhập viện cấp cứu.
BSCKI Lưu Công Chính, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, bệnh nhân là bé trai 6 tuổi (ở Thanh Trì, Hà Nội) được cô giáo và nhà trường đưa đến viện lúc 14h30 phút ngày 26/11/2018 trong tình trạng tím tái, khó thở, vật vã kích thích.
Chiếc dây siết chặt gây vết hằn trên cổ cháu bé, làm cháu bé suy hô hấp, tím tái và hoảng loạn. Ảnh: BS cung cấp.
Đáng nói, trên cổ của bệnh nhi có vết hằn đỏ và vẫn còn nguyên một dây nhựa thắt chặt vào cổ gây suy hô hấp cấp. Rất nhanh chóng các bác sĩ can thiệp cắt đứt vòng dây nhựa bé mới khỏi hoảng loạn và thở được bình thường.
“Tình trạng suy hô hấp do vòng dây thắt chặt này có thể khiến trẻ mất mạng vì không thở được”, BS Chính cho biết.
Cô giáo đưa bệnh nhi đi cấp cứu cho biết, cô phát hiện khi thấy bé trai và các bạn học hoảng loạn vì bé bị vòng dây nhựa thắt chặt vào cổ. Nghe các bạn kể, trên đường đi học bạn trai này nhặt được một vòng dây nhựa và mang đến lớp. Sau đó, trẻ nghịch ngợm cho vòng dây vào cổ và bị thắt chặt cổ.
Khi đó, quá hoảng sợ, bé trai cùng các bạn càng cố gắng kéo dây thì dây càng thắt chặt khiến cậu bé khó thở, hoảng loạn, tím tái.
Video đang HOT
“Sau khi cắt đứt chiếc dây nhựa, giải phóng đường thở và cho trẻ thở oxy, trẻ tỉnh táo, ổn định ngay sau đó và được ra viện chiều cùng ngày”, BS Chính cho biết.
BS Chính cảnh báo, đặc điểm của vòng dây nhựa này là càng kéo càng thắt chặt, không thể nới lỏng và rất khó cắt dây nên càng cuống, càng dãy thì vòng dây càng thít chặt. Nếu gặp tình huống tương tự, phải bình tĩnh để cắt dây. Chú ý cắt đằng sau gáy để trẻ không hoảng loạn.
Quan trọng nhất, mọi người nên nói chuyện, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ để không nghịch dại, trong nhiều tình huống không cấp cứu kịp có thể đe dọa tính mạng trẻ.
Tú Anh
Theo Dân trí
Hàng loạt trẻ ngỡ cảm cúm, bất ngờ phải nhập viện thở máy
Hàng loạt trẻ có dấu hiệu ban đầu là sổ mũi, ho khò khè nhưng khi nhập viện phát hiện nhiễm loại virus chưa có thuốc điều trị, phải thở máy.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Phó trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi TƯ cho biết, trong 1 tháng trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) tăng đột biến, hiện có 20 trẻ đang phải điều trị nội trú.
Không chỉ gia tăng về số lượng, diễn biến các ca bệnh cũng phức tạp và nặng hơn. Ngày cao điểm, tại khoa Hô hấp tiếp nhận 5-10 bệnh nhân nặng, chủ yếu trẻ dưới 6 tuổi.
Cách đây 1 tuần, bệnh nhi K.N (38 ngày tuổi, Sơn La) xuất hiện tình trạng khò khè, sau tim đập nhanh, tổn thương phổi, bé bỏ bú, lồng ngực co rút lại sau mỗi nhịp thở, gia đình chuyển bé xuống BV Nhi TƯ trong tình trạng khá nặng.
Một bệnh nhi bị viêm phổi do nhiễm virus RSV
Kết quả test nhanh dịch tụy hầu cho thấy bé dương tính với virus RSV. Ngoài thở oxy, bác sĩ chỉ định truyền dịch, chạy khí dung để hỗ trợ đường thở.
Tương tự, trường hợp bé H.A (5 tháng tuổi, Phú Thọ) cũng chỉ có biểu hiện ho húng hắng, sổ mũi, sốt cao. Nghĩ con gái cảm cúm thông thường nên cha mẹ bé tự điều trị ở nhà, kiên trì cho con bú mẹ, uống hạ sốt và dùng thêm các bài thuốc dân gian trị ho.
Tuy nhiên sau 4 ngày, tình trạng của bé H.A ngày một nặng thêm. Khi chuyển đến BV Nhi, bé đã xuất hiện tình trạng khó thở, rút lõm lồng ngực với chẩn đoán viêm phế quản, suy hô hấp độ 2 và dương tính với virus hợp bào hô hấp.
Do suy hô hấp nặng nên trẻ phải thở máy, sau đó thở oxy và điều trị kháng sinh trong suốt gần 1 tháng qua.
PGS Hanh cho biết, virus RSV chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường.
Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm thường là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, tuy nhiên với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, trẻ đẻ non, tim bẩm sinh... có sức đề kháng kém dễ bị virus tấn công.
Đáng lưu ý, virus này "ưa thích" tấn công vào đường hô hấp trên nên trường hợp nhẹ có thể là viêm họng, viêm tai giữa, nặng dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh.
Theo PGS Hanh, đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do virus RSV gây ra nên khi trẻ mắc bệnh, chủ yếu điều trị triệu chứng bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng...
Những trường hợp trẻ tự khỏi vẫn cần theo dõi sát để khi có dấu hiệu nặng lên cần đưa tới cơ sở y tế kịp thời. Riêng các trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thở oxy.
PGS Hanh khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc cho con uống, vì sẽ không thể biết trẻ nhiễm virus thông thường hay virus RSV. Nếu chủ quan không đưa trẻ đi khám có thể khiến virus RSV lây lan mạnh trong cộng đồng do virus có thể sống vài giờ ngoài không khí.
Các bậc cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn trẻ có thể làm lây lan virus.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Chẩn đoán từ xa của bác sĩ Sài Gòn kịp cứu em bé Cà Mau Bé trai Cà Mau bị tay chân miệng độ 4 nguy kịch, bác sĩ Nhi đồng 1 (TP HCM) hội chẩn qua hình ảnh từ xa và kịp chuyển viện. Bé trai 2 tuổi được bệnh viện huyện Cái Nước chuyển đến Sản Nhi Cà Mau trong tình trạng sốt 3 ngày, nổi hồng ban tay chân, giật mình. Diễn tiến bé nặng...