Ngất ngây với món ăn như “vườn cổ tích” của bà mẹ trẻ, con lười ăn cũng khó cưỡng
Bằng sự sáng tạo và khéo léo, chị Kim Hương đã biến những bữa cơm của con thành các bức tranh sinh động khiến các con lười ăn đến mấy cũng khó mà cưỡng lại.
Để luôn mang đến những bữa ăn đủ dinh dưỡng và trị dứt bệnh biếng ăn cho con, bà mẹ trẻ đảm đang, khéo tay Kim Hương ( Hà Nội) đã sáng tạo ra rất nhiều bữa ăn thơm ngon, ngộ nghĩnh đẹp mắt khiến các con lúc nào cũng hào hứng đến bữa ăn để được thưởng thức đĩa cơm ” đẹp như tranh ” do chị chuẩn bị.
Theo chị Hương, đa số các nhân vật trong mỗi bữa ăn đều làm dựa theo yêu cầu hoặc sở thích của con. Những nguyên liệu để làm cơm phần lớn đều là “bố mẹ ăn gì, con sẽ ăn đó”, chỉ khác ở cách trang trí, bày biện. Cũng là rau củ luộc, trứng chiên, cà rốt, thịt bò… nhưng dưới bàn tay khéo léo của chị, chúng trở thành chú gấu ngộ nghĩnh, cá heo tinh nghịch, hay chú thỏ dễ thương. Thời gian tạo hình mỗi bữa cơm cho bé thường chỉ mất là 30-45 phút.
Các con luôn háo hức chờ đợi món mẹ làm nên chị Kim Hương càng có thêm động lực nghĩ ra thật nhiều chủ đề khác nhau. Những ngày nghỉ, chị cho các con cùng tham gia nấu ăn và hỏi ý tưởng chúng muốn mẹ làm món với chủ đề gì. “Nhìn các con thưởng thức ngon miệng, tôi hạnh phúc và muốn nấu thật ngon”, chị Hương chia sẻ.
Nhờ những cơm được trang trí đẹp mắt, các bé nhà chị Hương dần thích ăn các loại rau và những món trước kia mình không thích.
Chị Hương cho biết cơm chị đều nặn bằng tay chứ không dùng khuôn. Bởi nặn hình cắt tỉa bằng tay có thể làm nhiều kiểu và đa dạng. Cơm thì chị cho vào giấy bạc thực phẩm hoặc khăn tay nilon và 1 tí ti dầu oliu để chống dính sau đó nặn tạo hình như nặn đất sét, còn lại cắt tỉa bằng dao kéo.
Để thêm hấp dẫn, chị Hường thường nhuộm màu cơm, tất cả đều là màu từ rau củ. Để tiết kiệm thời gian và không mất công ép rau củ mỗi ngày, chị thường ép mỗi loại một ít vào cuối tuần, sau đó chia ra mỗi phần từ 5 – 10ml đem trữ đông, nhưng chỉ nên dùng trong 1 tuần.
Tất cả các màu đều được chị lấy từ rau củ, quả tự nhiên và dễ kiếm. Ví như màu xanh lá cây thì ép từ cải bó xôi, lá nếp , rau ngót, còn màu hồng từ củ dền, màu tím từ bắp cải tím hoặc lá nếp cẩm, màu xanh da trời từ hoa đậu biếc, màu cam sữa từ cà rốt, màu cam đậm từ bí ngô đỏ, Màu đỏ cam từ quả gấc, màu đen từ rong biển….
Để màu sắc được tươi và đẹp chị Hương không dùng màu để nấu cơm mà trước khi làm bữa ăn cho con 15 phút, chị mới lấy phần cơm của con cho vào chén thuỷ tinh trộn với màu rồi bỏ vào nồi cơm lại hấp từ 10 – 15 phút rồi lấy ra làm cơm. Hoặc có thể trộn màu vào một góc nồi cơm chung của gia đình khi cơm đã cạn. Sau ba phút cơm chín dẻo là có thể lấy phần đã trộn để tạo hình”, chị Kim Hương hướng dẫn.
Con gái chị hào hứng phụ giúp mẹ nặn cơm và trang trí phần cơm của mình.
Tham khảo những đĩa cơm vô cùng đẹp mắt và ngon miệng chị Kim Hương chế biến cho con:
Món ăn tạo hình con bạch tuộc dễ thương.
Video đang HOT
Đĩa cơm với tạo hình dễ thương thế này đảm bảo sẽ khiến bé ăn ngon lành
Theo Danviet
Những phiên bản thịt viên nhìn thôi đã thấy ngon khó cưỡng
Thịt viên là món ăn ngon được rất nhiều người yêu thích, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền lại có những cách thức chế biến khác nhau.
Dưới đây là những phiên bản thịt viên vừa đẹp mắt vừa thơm ngon khó cưỡng.
Thịt viên Kofta ở Afghanistan
Ở Afghanistan, thịt viên được gọi là Kofta. Đây là một trong những món ăn truyền thống được người dân yêu thích. Người Afghanistan thích nấu thịt viên thành súp hoặc nấu với sốt cà chua. Món này ăn kèm với bánh mì. Ngày nay, một số đầu bếp Afghanistan còn nướng thịt viên để đặt lên những chiếc bánh pizza, tạo nên một món ăn sáng tạo với vị ngon hấp dẫn.
Thịt viên Faggot ở Anh
Người Anh chế biến thịt viên từ tim, gan và thịt heo hoặc thịt xông khói băm nhỏ cùng các loại thảo mộc để tăng thêm hương vị cho món ăn. Ở một số vùng quê, người ta còn cho thêm vụn bánh mỳ để tạo độ xốp. Thông thường món ăn được dọn kèm đậu Hà Lan và khoai tây nghiền.
Thịt viên ở Ba Lan
Thịt viên tại Ba Lan được gọi là Pulpety hoặc Klopsy. Món ăn này được nấu chung với nước sốt cà chua hoặc nước sốt nấm, ăn cùng với cơm hoặc khoai tây nghiền.
Thịt viên Ballekes ở Bỉ
Món thịt viên của người Bỉ thường được làm từ hỗn hợp thịt bò, thịt heo, kết hợp với vụn bánh mì, hành tây thái lát. Người Bỉ cũng thích ăn món này với bánh mỳ nóng hoặc khoai tây chiên.
Thịt viên Gehaktbal của Hà Lan
Món ăn này rất phổ biến ở Hà Lan với tên gọi Gehaktbal. Người Hà Lan thích ăn thịt viên với khoai tây luộc kĩ và rau quả. Những viên thịt tròn trịa được nấu kĩ với nước sốt sẫm màu, thịt được viên từ những phần ngon nhất của thịt heo. Người Hà Lan có thể dùng món ăn này vào cả bữa chính lẫn bữa phụ trong ngày.
Thịt viên Bakso ở Indonesia
Thịt viên Bakso nhìn hơi giống viên chả của Việt Nam, làm từ thịt bò và thịt gà xay nhuyễn, người dân ở đây theo đạo Hồi, không ăn thịt heo. Người Indonesia thích hấp hoặc luộc thịt viên để ăn chung với súp hoặc mì.
Thịt viên Hanbagu của Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với sự tinh tế và trang nhã, món thịt viên cũng không ngoại lệ. Hanbagu được làm từ thịt bò, sữa, vụn bánh mì và hành tây băm nhỏ. Sau đó những viên thịt sẽ được đưa vào lò nướng khoảng 15 phút với mức nhiệt tầm 175C. Sau khi nướng xong sẽ mang ra ngoài và dùng chổi phết lớp nước sốt teriyaki lên trên. Tiếp đó lại đưa vào lò để nướng thịt thêm 5 - 10 phút nữa để món ăn hoàn tất. Người Nhật thích ăn thịt viên với sốt cà chua hoặc sốt Worcestershire.
Thịt viên của Việt Nam
Trên trang báo nước ngoài, món thịt viên của Việt Nam được gọi với cái tên "Xiu Mai" - xíu mại. Thịt viên của người Việt làm từ thịt heo xay nhuyễn và được bọc ngoài bởi lớp màng mỡ béo ngậy. Phần nhân được trộn rất tinh tế cùng bột năng, tỏi, tiêu, cà chua. Món xíu mại muốn đậm đà hay không nhờ vào phần sốt cà với màu đỏ đậm bắt mắt. Trên cùng món ăn sẽ được rắc chút hành ngò thái nhỏ và ăn kèm với bánh mỳ nóng giòn.
Thịt viên của Thụy Điển
Người dân Thụy Điển rất thích dùng thịt viên trong các bữa ăn. Với họ, đây là món ăn gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ trong gia đình. Nguyên liệu chính để chế biến món ăn là thịt băm nhuyễn, ngoài ra, còn có thể thêm các nguyên liệu khác tùy theo sở thích. Ban đầu, món ăn này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi du nhập vào Thụy Điển, người bản địa đã biến tấu nó bằng cách chan nước béo lên bề mặt những nguyên liệu truyền thống.
Thịt viên Philippines
Thịt viên Bola Bola của người Philippines thường được nấu với nước dùng ăn kèm bún, miến và mì misua. Đây là một món ăn dân dã của người dân nước này.
Thịt viên của Trung Quốc
Thịt viên của Trung Quốc được làm từ thịt heo, một số nơi như Quảng ĐÔng thì được làm bằng thịt bò và được chế biến khá đa dạng. Người ta có thể hấp, luộc, sốt với xì dầu để làm đa dạng món ăn hơn. Thịt viên được ăn kèm với cơm, các món mì hoặc là bánh mỳ nóng giòn.
Theo Dulichvietnam
Ngả mũ thán phục trước mâm cơm "ngũ sắc" của bà mẹ Hà thành, nhìn là đói sôi sùng sục Chị Minh Thuận (Hà Nội) luôn cảm thấy hạnh phúc khi chồng chỉ mong về nhà được ăn cơm vợ nấu, hai con đến bữa cơm lại hỏi: "Hôm nay ăn gì vậy mẹ?" Bận bịu công việc của một giảng viên tại khoa tiếng Anh trường Đại học Hà Nội nhưng chị Minh Thuận chưa bao giờ quên duy trì việc tự...