Nga và Mỹ giúp Kenya phát triển năng lượng hạt nhân
Quan hệ đối tác với Nga về năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời và LNG mở ra “cánh cửa mới” cho cả hai quốc gia.
Hơn nữa, việc hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác cho thấy tầm quan trọng chiến lược của năng lượng hạt nhân trong tương lai của Kenya.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Kenya William Ruto tại cuộc gặp ở Washington, DC ngày 22/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh thách thức năng lượng toàn cầu, Kenya đang có những bước đi quan trọng để phát triển hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo. Sự cam kết này được khẳng định trong diễn đàn thường niên “Bắc Kavkaz: Cơ hội địa chiến lược mới”, diễn ra tại Stavropol vào đầu tháng 10 này. Tại sự kiện, Đại sứ Kenya tại Nga Peter Mutuku Matuki đã bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng của quan hệ đối tác này trong việc giải quyết các thách thức năng lượng mà Kenya đang phải đối mặt.
An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của Kenya, một trong những nền kinh tế lớn nhất Đông Phi. Nước này đang phải đối mặt với nhu cầu điện ngày càng tăng và sự phụ thuộc vào thủy điện, một nguồn tài nguyên dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến một động thái chiến lược chuyển hướng sang năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo, trong đó Nga sẽ là đối tác quan trọng nhờ vào công nghệ hạt nhân tiên tiến và kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Đại sứ Matuki nhấn mạnh rằng Nga có thể giúp Kenya xây dựng nền tảng vững chắc cho lĩnh vực năng lượng hạt nhân, từ đó đảm bảo cung cấp điện ổn định và bền vững cho nước này. Đồng thời, Nga cũng có khả năng hỗ trợ trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, mặc dù không nổi tiếng với công nghệ này, nhưng nhiều công ty Nga đã có những bước tiến trong việc phát triển và triển khai công nghệ năng lượng mặt trời trên thị trường toàn cầu.
Diễn đàn “Bắc Kavkaz: Cơ hội địa chiến lược mới” đã tạo điều kiện để các quốc gia thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm việc tăng cường hợp tác kinh tế và năng lượng.
Video đang HOT
Mối quan tâm của Kenya trong hợp tác với Nga không chỉ giới hạn ở năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo. Đầu năm nay, Chính phủ Kenya đã bày tỏ mong muốn phát triển ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Nga, với tư cách là một trong những nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, có thể trở thành đối tác quan trọng giúp Kenya hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của mình. Hợp tác này có thể giúp Kenya đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu truyền thống.
Hợp tác với Mỹ và các đối tác quốc tế
Ngoài hợp tác với Nga, Kenya cũng đang tăng cường mối quan hệ với Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Theo báo cáo từ cổng phân tích thông tin News.Az, Kenya và Mỹ đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác hạt nhân trong khuôn khổ Hội nghị chung của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 9 vừa qua. Thỏa thuận này nhằm thúc đẩy trao đổi chuyên môn về chính sách, nghiên cứu và quy định hạt nhân, tập trung vào năng lượng, y tế và nông nghiệp.
Thỏa thuận trên được kí bởi Cơ quan quản lý hạt nhân Kenya (KNRA) và Ủy ban quản lý hạt nhân Mỹ (US NRC), sẽ tận dụng chuyên môn của Mỹ về an toàn, an ninh và bảo vệ hạt nhân, yếu tố rất quan trọng để phát triển khuôn khổ quản lý chặt chẽ.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Kenya đặt mục tiêu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2027, với công suất dự kiến là 1.000 MW. Dự án này được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu điện đang gia tăng, hỗ trợ mục tiêu của Kenya trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình vào năm 2030. Chính phủ Kenya đã xác định được hai địa điểm tiềm năng cho nhà máy, dự kiến hoàn thành vào năm 2034 với chi phí khoảng 500 tỷ KES (tương đương 3,87 tỷ USD).
Sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Kenya và Mỹ đã được nhấn mạnh trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Kenya William Ruto tới Mỹ hồi tháng 5 vừa qua, nơi năng lượng sạch và khả năng phục hồi, bao gồm năng lượng hạt nhân, là những chủ đề chính giữa Tổng thống Ruto và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ngoài ra, các quốc gia khác như Trung Quốc, Slovakia và Hàn Quốc cũng đang tìm cách củng cố quan hệ năng lượng hạt nhân với Kenya, làm nổi bật tầm quan trọng chiến lược của quốc gia này trong bối cảnh toàn cầu.
EU ứng phó với tình trạng phụ thuộc năng lượng vào Nga
Từ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt đến việc tìm kiếm các nguồn cung thay thế ở Azerbaijan và Mỹ, châu Âu đang nỗ lực tạo ra một hệ thống năng lượng bền vững và an toàn hơn.
Tuy nhiên, con đường này không hề dễ dàng khi phải đối diện với những thách thức về cơ sở hạ tầng, chi phí và thời gian.
Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison, miền Đông Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan ngày 27/9, thay đổi động lực của thị trường năng lượng toàn cầu đã đặt châu Âu vào ngã ba đường quan trọng, nơi mà các quốc gia trong khu vực phải tái định hình chiến lược an ninh năng lượng để ứng phó với tình hình địa chính trị đang biến đổi.
Trong nhiều thập kỷ, Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất cho châu Âu, đặc biệt là về khí đốt và dầu mỏ. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã bị xáo trộn nghiêm trọng do căng thẳng chính trị và xung đột Nga - Ukraine năm 2022. Để đối phó với sự phụ thuộc này, các quốc gia EU đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế và thay đổi cách thức quản lý năng lượng của mình.
Hạn chế nhập khẩu năng lượng từ Nga
Một trong những biện pháp đầu tiên mà Liên minh châu Âu (EU) thực hiện là giảm dần nhập khẩu năng lượng từ Nga. Vào tháng 8/2022, EU đã cấm nhập khẩu than từ Nga, dẫn đến việc Nga phải điều chỉnh lại thị trường tiêu thụ than của mình sang châu Á. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra nhiều khó khăn về hậu cần cho Nga, khi các tuyến đường vận chuyển than qua Siberia và các khu vực phía Đông của Nga bị tắc nghẽn do áp lực tăng cao từ hoạt động thương mại hướng về châu Á.
Bên cạnh than, dầu mỏ là một trong những mặt hàng chiến lược mà Nga phải tìm kiếm thị trường thay thế sau khi châu Âu giảm đáng kể phụ thuộc.
Trước đây, EU là thị trường lớn của dầu mỏ Nga, nhưng kể từ khi cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ tháng 2/2023, Nga đã chuyển hướng sang các nước như Ấn Độ và Đông Nam Á. Đáng chú ý, Ấn Độ đã trở thành khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga.
Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù EU cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, các sản phẩm tinh chế từ dầu thô Nga lại vẫn thâm nhập vào châu Âu qua trung gian là Ấn Độ. Việc châu Âu mua sản phẩm dầu tinh chế từ Ấn Độ, với nguồn gốc là dầu mỏ Nga, cho thấy sự phức tạp của thị trường năng lượng toàn cầu, nơi các giải pháp thay thế vẫn phải đối diện với nhiều thách thức trong việc hoàn toàn "tách rời" khỏi nguồn năng lượng Nga.
Khí đốt và thách thức cơ sở hạ tầng
Trong số các nguồn năng lượng, việc thay thế khí đốt từ Nga là phức tạp nhất đối với châu Âu. Trước năm 2022, Nga cung cấp khoảng 160 tỷ mét khối khí đốt cho châu Âu qua các đường ống. Tuy nhiên, sau các cuộc xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật, các đường ống như "Dòng chảy phương Bắc 1" đã dừng hoạt động hoàn toàn vào cuối năm 2022. Các sự cố trên đường ống này, bao gồm cả vụ nổ vào tháng 9/2022, đã loại bỏ một phần lớn nguồn cung cấp khí đốt của Nga khỏi thị trường châu Âu.
Mặc dù không có lệnh trừng phạt trực tiếp đối với khí đốt của Nga, nhưng giảm nguồn cung đã buộc châu Âu phải tìm kiếm các giải pháp thay thế, bao gồm việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các nước khác. Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu đã giảm từ 35% xuống chỉ còn 8-12% vào năm 2023. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng cho LNG, như các nhà máy khí hóa lỏng và hệ thống lưu trữ, đòi hỏi chi phí lớn và thời gian dài, làm cho quá trình chuyển đổi này diễn ra chậm chạp.
Trong bối cảnh châu Âu tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, Azerbaijan đã nổi lên như một đối tác năng lượng quan trọng. Với việc mở rộng sản xuất khí đốt từ mỏ Shah Deniz-2 và hoàn thành hệ thống đường ống TAP-TANAP, Azerbaijan đã tăng cường xuất khẩu khí đốt sang các quốc gia châu Âu như Italy, Hy Lạp và Bulgaria.
Tuy nhiên, như Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã chỉ ra, để mở rộng thêm nguồn cung cấp khí đốt, nước này cần các hợp đồng dài hạn từ châu Âu để đảm bảo đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới. Sự thiếu chắc chắn về nhu cầu dài hạn và giá cả đã khiến Azerbaijan do dự trong việc mở rộng mạnh mẽ sản xuất.
Nhìn chung, quá trình điều chỉnh lại chiến lược năng lượng của châu Âu đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội. Mặc dù châu Âu đã có những bước tiến lớn trong việc giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, nhưng việc hoàn toàn tách rời khỏi Nga vẫn còn xa vời.
Nga xây dựng trật tự thế giới năng lượng mới Vị thế ngày càng được củng cố của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng toàn cầu quan trọng đang thể hiện rõ ở mức xuất khẩu dầu thô quốc tế cao, mức sản xuất ổn định bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh hưởng của Nga trên thị trường năng lượng vẫn tiếp tục mở rộng trên...