Nên bổ sung vitamin và khoáng chất trong mùa đông?
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức khỏe và khả năng phục hồi trong thời tiết giá lạnh.
Tuy nhiên, việc uống bổ sung một số vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa đông này.
Mùa đông với thời tiết ảm đạm, lạnh và khô hơn, các bệnh theo mùa gia tăng có thể làm tăng nhu cầu của cơ thể đối với một số vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu dưới đây là một cách hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.
1. Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt trong mùa cảm lạnh và cúm.
Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do là những hợp chất có hại hình thành do tiếp xúc với ô nhiễm, tia UV (ánh sáng mặt trời) và các tác nhân gây căng thẳng khác. Sự tích tụ của các gốc tự do có thể dẫn đến căng thẳng oxy hóa, gây tổn thương tế bào và có thể dẫn đến bệnh tật. Việc sử dụng các chất chống oxy hóa như vitamin C giúp kiểm soát mức độ gốc tự do.
Tính chất chống oxy hóa và lợi ích bảo vệ da của vitamin C cũng có thể hỗ trợ sức khỏe làn da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và ngăn ngừa da khô.
Có thể dùng viên bổ sung vitamin C hàm lượng 500-1000 mg/ngày. Lưu ý, bổ sung với lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Việc bổ sung vitamin C không an toàn cho những người mắc chứng rối loạn má.u.
Bổ sung vitamin và khoáng chất là một cách hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.
2. Kẽm
Kẽm tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và phản ứng miễn dịch, đồng thời giúp bảo vệ làn da khỏi các điều kiện thời tiết mùa đông như gió và độ ẩm thấp do nhiệt độ lạnh hơn. Việc bổ sung đủ kẽm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp thường gặp vào mùa đông.
Lượng kẽm tối đa là 40 mg/ngày. Không nên uống quá liều, vì có thể dẫn đến nôn mửa, buồn nôn, đau dạ dày và mệt mỏi.
3. Vitamin D
Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe xương, khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nồng độ vitamin D thấp khiến cơ thể mệt mỏi, năng lượng thấp, trầm cảm và lo lắng.
Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chính. Tuy nhiên, vào mùa đông, ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn, nên việc bổ sung vitamin D thời điểm này giúp ngăn ngừa tình trạng nồng độ vitamin D xuống quá thấp.
Lưu ý, tránh bổ sung quá nhiều vitamin D, vì vitamin D có thể tích tụ trong cơ thể, từ đó gây tác động xấu đến sức khỏe.
Video đang HOT
4. Vitamin E
Vitamin E giúp tăng cường khả năng chống lại nhiễ.m trùn.g và virus. Nghiên cứu cho thấy, ở người lớn có nồng độ vitamin E trong má.u cao thì tỷ lệ nhiễ.m trùn.g thấp hơn. Nhu cầu vitamin E với người lớn là 15mg/ngày.
Bổ sung quá nhiều vitamin E (>1.000mg/ngày) có thể làm trầm trọng thêm tổn thương gốc tự do và dẫn đến xuất huyết. Lưu ý, vitamin E gây tương tác với thuố.c làm loãng má.u, thuố.c hạ cholesterol và các loại thuố.c khác.
5. Vitamin B
Vitamin B là vitamin tan trong nước giúp hỗ trợ mức năng lượng, tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Bổ sung vitamin B, như biotin (vitamin B7), cũng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của da, da đầu và tóc, bảo vệ da khỏi tình trạng khô da vào mùa đông.
Thiếu vitamin B có thể gây thiếu má.u do nồng độ B6, B12 hoặc B9 thấp. Bổ sung vitamin tổng hợp có thể giúp đảm bảo đáp ứng đủ lượng khuyến nghị hàng ngày cho mỗi loại vitamin B.
6. Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 thúc đẩy khả năng miễn dịch bằng cách tăng cường niêm mạc ruột, đóng vai trò như một rào cản đối với vi khuẩn và virus gây bệnh, giúp hệ vi sinh đường ruột đa dạng và khỏe mạnh. Omega 3 cũng có đặc tính chống viêm hỗ trợ sức khỏe tổng thể và khả năng phục hồi.
Bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm các đợt bùng phát bệnh vẩy nến và bảo vệ da khỏi tình trạng trầy xước do thời tiết hanh khô mùa đông.
Bổ sung axit béo omega-3 cũng có thể giúp làm giảm các đợt bùng phát bệnh vẩy nến.
7. Vitamin K
Vitamin K giúp làm dịu các triệu chứng hen suyễn, thường trở nên trầm trọng hơn vào mùa đông. Vitamin K hỗ trợ làm giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với các loại virus đường hô hấp, nhờ đó giảm các triệu chứng đau nhức liên quan đến cảm lạnh.
Vitamin K thường có trong vitamin tổng hợp, thực phẩm bổ sung vitamin K riêng lẻ hoặc thực phẩm bổ sung kết hợp với canxi, vitamin D và magiê… Lượng vitamin K mỗi ngày cần là 120 mcg (0,12 mg) cho người lớn. Việc bổ sung quá mức có thể gây tương tác với thuố.c làm loãng má.u, tan má.u, thiếu má.u.
8. Magiê
Magiê được sử dụng để làm giảm các vấn đề như chứng đau nửa đầu, hen suyễn cấp tính và táo bón. Một số nghiên cứu cho thấy, magiê cũng có thể làm giảm lo lắng và mất ngủ, mặc dù cần có các nghiên cứu lớn hơn để xác nhận điều này.
Bổ sung quá nhiều magiê có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và chuột rút. Liều cực cao (trên 5.000 mg/ngày) có thể dẫn đến ngộ độc magiê. Các triệu chứng bao gồm huyết áp thấp, trầm cảm và yếu cơ. Nên bổ sung 350 mg magiê mỗi ngày.
9. Sự kết hợp giữa canxi và vitamin D
Nghiên cứu cho thấy, bệnh loãng xương tăng nhanh vào những tháng mùa đông. Canxi và vitamin D đều được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe xương, nhưng dùng chung có thể có lợi hơn là dùng riêng từng loại. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
Bổ sung 800 IU vitamin D và 500-1.000 mg canxi/ngày có thể giúp bảo vệ sức khỏe xương. Tuy nhiên, uống quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Để ngăn ngừa sỏi thận, tổng lượng canxi hàng ngày (kết hợp từ chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung) chỉ nên ở mức 2.500 mg với người lớn từ 19-50 tuổ.i và 2.000 mg với người trên 51 tuổ.i.
8 thực phẩm giàu kẽm giúp chống lại nhiễ.m trùn.g, tăng cường miễn dịch
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại nhiễ.m trùn.g vì nó hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Do đó việc bổ sung kẽm từ các thực phẩm là rất quan trọng.
Hạt bí là thực phẩm giàu kẽm
Hạt bí ngô là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Trong một khẩu phần 30 gram hạt bí sẽ chứa khoảng 2,2 mg kẽm.
Bạn có thể kết hợp hạt bí trong các món ăn như salad, thêm chúng vào yến mạch buổi sáng hoặc thưởng thức chúng như một món ăn nhẹ.
Những hạt bí này giúp hỗ trợ sức khỏe tuyến tiề.n liệt và thậm chí có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường do hàm lượng kẽm cao và các chất dinh dưỡng có lợi khác.
Yến mạch là thực phẩm giàu kẽm
Yến mạch là một nguồn kẽm tuyệt vời khác, cung cấp khoảng 2,3 mg trong một cốc khi nấu trong nước. Yến mạch là một loại thực phẩm đa năng có thể được thưởng thức dưới nhiều hình thức khác nhau như thêm vào sinh tố, hay cháo yến mạch...
Yến mạch không chỉ giàu kẽm mà còn có chất xơ, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và làm giảm mức cholesterol.
Yến mạch không chỉ giàu kẽm mà còn có chất xơ
Thịt đỏ
Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt dê, được biết đến với hàm lượng kẽm cao. Một khẩu phần ăn thông thường có thể đóng góp đáng kể vào nhu cầu kẽm hàng ngày của chúng ta. Thịt đỏ cũng giàu protein và axit amin thiết yếu hỗ trợ tăng trưởng và phục hồi cơ bắp. Điều quan trọng là phải sử dụng thịt đỏ một cách cân bằng hợp lí và nên chọn thịt nạc để duy trì sức khỏe tim mạch.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng chứa lượng kẽm lớn. Ví dụ, 100 gram đậu lăng nấu chín cung cấp 12% giá trị hàng ngày cho nam và 16% cho nữ.
Các loại đậu cũng có nhiều chất xơ, protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, khiến chúng trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn uống cân bằng. Ngoài ra, sử dụng thường xuyên các loại đậu có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Hạt cây gai dầu
Hạt cây gai dầu, rất giàu chất dinh dưỡng và giúp tăng lượng kẽm của chúng ta. Chỉ 3 thìa canh (30 gam) hạt gai dầu đã chứa 27% nhu cầu hàng ngày đối với nam và 37% đối với nữ.
Các loại thực phẩm giàu kẽm
Hạt này được sử dụng rất linh hoạt, bạn có thể thêm vào sinh tố, salad và đồ nướng. Chúng cũng cung cấp chất béo lành mạnh, chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Sản phẩm sữa
Các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa là nguồn cung cấp kẽm sinh học, có nghĩa là cơ thể chúng ta có thể hấp thụ hầu hết kẽm trong các sản phẩm này.
Một cốc sữa nguyên chất (240 ml) chứa 9% nhu cầu hàng ngày đối với nam và 13% đối với nữ.
Các sản phẩm từ sữa cũng cung cấp canxi và vitamin D, rất quan trọng cho sức khỏe của xương. Do đó bạn nên thêm sữa vào chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch.
Trứng
Trứng chứa lượng kẽm cân bằng. Một quả trứng lớn cung cấp 5% nhu cầu hàng ngày cho nam và 7% cho nữ. Trứng cũng là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất chất lượng cao.
Trứng là món ăn linh hoạt và dễ dàng chế biến theo nhiều cách - luộc, tráng hoặc nướng.
Socola đen
Một thanh socola đen100 gram chứa 3,31 mg kẽm, tương đương 30% nhu cầu hàng ngày đối với nam và 41% đối với nữ.
Mặc dù Socola đen rất giàu kẽm và chất chống oxy hóa nhưng nó cũng chứa nhiều calo và đường, vì vậy nên sử dụng ở mức độ vừa phải.
Loại hạt bán đầy chợ, là món ăn sáng dân dã giúp hạ đường huyết, chống ung thư Đây là rất quen thuộc với nhiều người nhưng ít ai biết trong loại hạt này có chứa chất xơ, vitamin và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm, flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch... Ngô (bắp) vừa được xem là rau, vừa được coi là ngũ cốc. Loại thực phẩm này...