Nên ăn hàu sống hay chín?
Hàu là loại hải sản sống ở vùng ven biển dễ bị nhiễm ký sinh trùng, người dùng tốt nhất nên nấu chín khi sử dụng.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, giàu chất bổ và kích thích tố. Các chất bao gồm protein, carbohydrates, vitamin A, B1, B2, B3, C, D. Chất khoáng như magiê, canxi, đồng, sắt, kẽm, magan, phốt pho và iốt, kali và natri tốt cho toàn cơ thể. Ngoài ra, hàu có lượng cholesterol thấp, thích hợp cho những người ăn kiêng (100 g hàu chỉ có khoảng 70 calo).
Ăn hàu được nấu chín tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: GLL
Thịt hàu có tác dụng tráng dương, dưỡng huyết, hoa mắt, chóng mặt, trị chứng mất ngủ do nhiệt. Những đối tượng như phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu; nam giới bị di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương nên sử dụng thực phẩm này. Đặc biệt thành phần kẽm có trong thịt hàu rất cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
Bà Phụng cho rằng, nhiều người hay ăn hàu sống với mù tạt là thói quen có nguy cơ gây hại cao đến sức khỏe. Lý do vì hàu loại hải sản sống ở các vùng ven biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán. Thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ có vị cay nồng gây kích ứng niêm mạc mắt làm chảy nước mắt, nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc đường mũi.
Vì thế, khi ăn tốt nhất là nên nấu chín và thay thế mù tạt bằng loại nước chấm khác như chanh, tương… Những người có tì vị yếu, khó tiêu, bị tiêu chảy, đau dạ dày, viêm ruột, dị ứng với các thành phần hải sản tuyệt đối không nên ăn hàu, bà Phụng khuyên.
Cẩm Anh
Video đang HOT
Theo Vnexpress
5 loại rau quê quen thuộc là bài thuốc quý
Rau càng cua, rau dền, rau dừa nước, rau đắng, rau sam mọc ở ven ruộng, bờ sông là những bài thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, những loại rau quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt có thể giúp chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.
Rau càng cua
Loại rau này mọc nhiều ở đất ruộng ẩm ướt. Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn, kháng nấm rộng. Rau càng cua còn làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, thấp khớp...
Một số nước trên thế giới còn dùng toàn bộ cây càng cua để chữa ho, sốt cao, làm lành vết thương, hạ cholesterol... Mỗi ngày bạn nên dùng 100 đến 200 g rau tươi hoặc lấy nước chiết cô đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Rau càng cua chữa đau bụng, thấp khớp... có thể chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Ảnh: GDV
Rau dền
Rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Trong lá rau chứa hàm lượng vitamin A, B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn bắp, lúa mì và đậu tương.
Mỗi ngày dùng 200 đến 500 g rau dền luộc ăn và uống cả nước giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, dị ứng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Sử dụng hoa và hạt rau dền có tác dụng chữa phong nhiệt, mắt mờ.
Rau dừa nước
Loại rau này có thân xốp giúp cho thân cây nổi trên mặt nước, mọc hoang nhiều ở ruộng, ao đầm, mương. Rau dừa nước có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa nhiều protid, glucid, chất xơ, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin C, flavonoit và tanin.
Rau có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu còn dùng chữa cảm sốt, đau bụng, dùng ngoài giã nhuyễn đắp trị rắn cắn, mụn nhọt, sưng lở. Mọi người có thể ăn kèm rau với mắm kho hoặc luộc nấu canh.
Rau đắng đất
Cây này còn gọi là rau đắng lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, giúp nhuận gan, thông tiểu, trị kinh phong. Ngoài ra, rau được dùng để chữa các bệnh như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt. Bạn nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ăn kèm với món cháo cá lóc. Mỗi ngày dùng 50-100 g nấu canh hoặc sắc lấy nước uống.
Rau đắng đất mọc dại ven bãi sông, bãi biển có vị đắng, tính mát giúp thông tiểu, nhuận gan... Ảnh: GC
Rau sam
Rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhầy, axít hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C, PP. Rau có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu, nhuận trường, tẩy giun, an thần. Loại rau này được dùng để trị viêm ruột cấp, ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim (thêm cỏ sữa), đi cầu ra máu (thêm cỏ mực, rau má), ho gà, ho lâu ngày...
Mỗi ngày nên ăn 15 đến 30 g lá khô hoặc 50 đến 100 g lá tươi sắc lấy nước uống. Có thể ăn như rau sống, xào chín hoặc làm rau ăn kèm mắm kho. Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn để đắp chữa mụn nhọt, đinh râu.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
7 thực phẩm tốt cho người thích chạy bộ Chuối, sữa chua, cà rốt, nước dừa, ngũ cốc nguyên hạt, thịt và trứng gà là món ăn rất tốt để bổ sung năng lượng khi bạn chạy bộ. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, chế độ ăn uống khoa học và cân đối cho người chạy bộ nên bao gồm những chất...