Nắng nóng kéo dài, trẻ nhập viện gia tăng
Nắng nóng gay gắt tại khu vực Bắc Bộ thời gian qua khiến nhiều trẻ phải nhập viện với các triệu chứng ho, sốt, tiêu chảy, viêm phổi…
Theo BS Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng 3-4 ngày gần đây do thời tiết nắng nóng, số trẻ nhập viện tăng mạnh. Mỗi ngày Khoa khám bệnh đã tiếp nhận 2500 đến 3000 bệnh nhi đến khám và điều trị.
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương luôn trong tình trạng đông nghẹt. Ảnh.Thu Trịnh
Trẻ nhập viện hầu hết do nhiễm trùng hô hấp với các biểu hiện ho, sốt, ngạt mũi, khó thở, viêm phổi, ngộ độc thực phẩm. Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, vi khuẩn tấn công gây biến chứng viêm phổi, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thực tế, do quá nắng nóng nên cha mẹ thường xuyên bật quạt và sử dụng điều hòa không đúng cách, nhiệt độ điều hòa thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ngoài trời nên trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa…
BS Cấn Phú Nhuận, đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh.Thu Trịnh
Video đang HOT
Do sức đề kháng yếu nên những bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ nhỏ có diễn tiến rất nhanh. Theo BS Nhuận trẻ có thể chuyển từ ho, sốt sang viêm phổi chỉ trong vòng một ngày. BS khuyến cáo nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và kịp thời.
Khi trẻ có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cha mẹ tránh nghe bạn bè, người thân mách dùng thuốc này, thuốc kia bởi điều này sẽ khiến bệnh tình của trẻ ngày càng nặng hơn. Thực tếm, đã có rất nhiều trường hợp sử dụng thuốc sai bệnh, gây phản ứng phụ như suy hô hấp, suy nội tạng và tử vong.
Mấy ngày gần đây, trẻ nhập viện ồ ạt do rối loạn tiêu hóa cũng tăng đột biến. Trời nắng nóng, thức ăn dễ biến chất, ôi thiu, nhiễm khuẩn. Nếu phụ huynh cho trẻ ăn những thực phẩm “bẩn” sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy.
Chị Hiên đang cố cho con ăn chút sữa cầm sức. Ảnh. Thu Trịnh
Chị Yến ở Hoàng Mai, Hà Nội thấy con trai 4 tuổi bị đau bụng, nôn, tiêu chảy suốt nửa ngày mà không rõ nguyên nhân. Hỏi ra mới biết chị mua nhộng tằm cho cháu ăn, khi ăn xong thấy cháu “miệng nôn chôn tháo” xuống sức trông thấy nên gia đình cho nhập viện.
Tại viện Nhi Trung ương, hầu hết trẻ đến khám và điều trị đều trong tình trạng bệnh nặng. Không ít phụ huynh thấy con kiệt sức mới đưa đến Khoa để khám bệnh. Chị Hiên ở Kim Bảng, Hà Nam cho biết, con trai chị được 14 tháng tuổi bị sốt, ho kéo dài hơn 1 tháng nay nhưng do bận việc đồng áng, gia đình chủ quan không cho con đi khám. Đột nhiên thấy cháu gầy rộc, xanh xao, khó thở, quấy khóc, không ăn, không uống nên mới đưa đến Viện Nhi Trung ương. BS kết luận cháu bị viêm phổi cấp, buộc phải nhập viện điều trị.
Gia đình bệnh nhi lo lắng chờ kết quả xét nghiệm. Ảnh.Thu Trịnh
BS Nhuận cho biết, những trường hợp như con chị Hiên không phải cá biệt. Rất nhiều gia đình dù biết con bị bệnh mà vẫn chần chừ, lần lữa, không khám xét đến khi bệnh nặng mới đưa đến bệnh viện. Vì vậy việc điều trị cho trẻ gặp khó khăn và mất thời gian dài, chi phí tốn kém.
Trước tình hình này, bác sĩ Nhuận khuyến cáo các bậc phụ huynh vào những ngày nắng nóng không nên cho trẻ nằm quạt hay phòng điều hòa quá lâu. Không để quạt thốc vào mặt trẻ, không nên để nhiệt độ điều hòa chênh lệch nhiều so với nhiệt độ ngoài trời. Nếu cho trẻ ra ngoài lúc nắng nóng, cha mẹ phải đội mũ, đeo khẩu trang cẩn thận cho con. Tuyệt đối không để trẻ ăn thức ăn chế biến lâu ngày hoặc thức ăn ôi thiu. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh. Cho trẻ sinh hoạt nơi thoáng mát, đầy đủ ôxy, ánh sáng. Không cho trẻ mút tay. Duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ.
Theo khám phá
Ngạt mũi và cách chữa trị
Thông thường, chúng ta rất chủ quan với hiện tượng ngạt mũi và dễ bỏ qua. Nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, đây là một dấu hiệu cần được quan tâm theo dõi vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như khối u, dị vật...
Hiện tượng ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, là cấp tính hoặc mạn tính. Bình thường, chúng ta thở đường mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng, thường xuyên phải đằng hắng. Khi thở bằng miệng, không khí đi vào không được lọc sạch và sưởi ấm nên dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, phế quản... Bệnh nhân không phát âm được những chữ m, n và nói giọng mũi kín.
Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai). Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng ngạt tắc mũi thường xuyên ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp... Bệnh nhân ngạt mũi thường xuyên thường bị thiếu không khí nên không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng.
Có thể đánh giá mức độ ngạt mũi bằng cách bịt từng bên mũi, để lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để nghe luồng khí đi qua. Cũng có thể hoặc đặt một gương nhỏ trước cửa mũi rồi thử từng bên xem có mờ gương hay không.
Ngạt mũi có rất nhiều nguyên nhân:
- Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.
- Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang...
- Khối u: Lành tính hoặc ác tính.
- Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu...
- Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi.
- Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.
Với những trường hợp ngạt mũi do viêm nhiễm cấp tính, có thể dùng một số lá xông chứa tinh dầu hoặc thuốc có tinh dầu để xông mũi trong 5-10 phút. Không nên dùng thuốc quá nóng hoặc nhỏ quá nhiều vì hơi thuốc sẽ bốc lên mạnh, rất khó chịu. Không dùng cách này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
Nếu nhỏ thuốc co mạch, không được dùng quá 10 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc - một loại bệnh rất khó điều trị. Tốt nhất là nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị đúng đắn ngay từ đầu.
Theo SK&ĐS
Những ai tuyệt đối không sử dụng dầu gió? Năm nay tôi 60 tuổi, tôi hay bị viêm mũi, ngạt mũi nên thường xuyên bôi dầu gió và thấy dễ chịu hơn. Khi cháu tôi bị ngạt mũi tôi cũng bôi dầu gió, có người khuyên không nên dùng nhiều sẽ có hại nhất là với trẻ nhỏ. Xin hỏi quý báo như vậy có đúng không? Nguyễn Thị Nụ (Cao Bằng)....