Nam sinh trường Luật chọn nghệ thuật làm đam mê
Thực hiện được ước mơ từ nhỏ, Nguyễn Phi Hùng đến từ Phú Thọ hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học Luật Hà Nội. Bên cạnh việc theo đuổi sự công bằng, nam sinh đa tài này còn có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật, đặc biệt là múa và diễn kịch.
Sớm nhận thức được đam mê của bản thân và có mong muốn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, từ khi còn là học sinh, Hùng đã tích cực tham gia các chương trình văn nghệ do nhà trường tổ chức. Qua đó, Hùng đã được trau dồi đam mê và có thể xác định múa và diễn kịch là những mảng nghệ thuật bản thân có ưu thế nhất.
Tuy đam mê nghệ thuật, nhưng trở thành luật sư vẫn luôn là ước mơ của chàng trai này. May mắn thay, tại ngôi trường mới, Hùng đã có được cơ hội thực hiện cả hai điều đó.
Hùng chia sẻ: “Sau khi trở thành sinh viên Đại học, hành trình chinh phục đam mê của mình đã chính thức bắt đầu khi mình quyết định tham gia các chương trình lớn, liên quan đến nghệ thuật. Điển hình như cuộc thi Stage of Pair – một cuộc thi tài năng dành cho tân sinh viên do Đại học Luật tổ chức. Kết thúc cuộc thi, mình đã có thêm nhiều bài học mới, có thêm sự tự tin về sở trường từ chính những lời khen của các thầy cô và thành tích Á quân cuộc thi”.
Video đang HOT
Bài múa “Tự Nguyện”
Thể hiện phần thi với bài múa “Tự nguyện”, Phi Hùng đã dành được nhiều lời khen ngợi từ thầy cô và các bạn, điều này đã khiến chàng trai sinh năm 2002 cảm thấy rất vui và tự hào. Đây cũng chính là những động lực thôi thúc Hùng không ngừng cố gắng hơn nữa để tiếp tục khẳng định đam mê đối với bản thân và gia đình.
“Biết mình theo đuổi đam mê nghệ thuật, bố mẹ mình không khuyến khích, cũng không cấm cản. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn luôn dõi theo, ủng hộ quyết định của mình và luôn động viên mình cố gắng” – Hùng chia sẻ.
Lý giải thêm về việc chọn trường Luật thay vì một trường nghệ thuật để theo đuổi đam mê, Hùng cho biết: “Mình chọn học ngành Luật ngay từ đầu. Bởi lẽ, từ nhỏ mình đã thích đứng ra để xử lý các tình huống, hòa giải các mâu thuẫn từ trong gia đình và trên lớp học. Bản thân mình thấy phù hợp và mong muốn được trau dồi nghiêm túc trong lĩnh vực này. Đồng thời, cá nhân mình nghĩ, nếu đã là đam mê, dù nghệ thuật hay lĩnh vực nào cũng có thể phát huy khi học ở bất cứ đâu”.
Ở thời điểm hiện tại, Hùng cho biết bản thân đang tích cực cho quá trình luyện tập thể thao mỗi ngày để sớm có được một thân hình lý tưởng. Bên cạnh đó, thời gian rảnh Hùng còn tham gia các khóa học giao tiếp, khóa học ngoại ngữ để giúp cho bản thân có được đầy đủ những kiến thức cần thiết, là hành trang vững chắc để có đủ tự tin tham gia các chương trình lớn hơn. Ví dụ như The Face Việt Nam, Tìm kiếm tài năng…
Hy vọng rằng với nỗ lực và tài năng hiện có, Nguyễn Phi Hùng sẽ sớm hiện thực hóa được những ước mơ lớn hơn của mình.
20 học bổng du học tại Ba Lan năm 2021
Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Lan năm 2021 diện Hiệp định Chính phủ với 20 học bổng dài hạn đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Chính phủ Ba Lan miễn học phí và phí nghiên cứu, bố trí chỗ ở phải trả tiền ở ký túc xá theo quy định của Chính phủ Ba Lan. Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định tại Ba Lan.
Về thời gian đào tạo và ngành học, chương trình đại học kéo dài từ 3 đến 4 năm học; Chương trình thạc sĩ kéo dài 2 năm học; Chương trình tiến sĩ kéo dài từ 3 đến 4 năm (chưa bao gồm 1 năm học dự bị tiếng Ba Lan).
Phía Ba Lan không tiếp nhận đào tạo các ngành liên quan đến Y, Dược, Nghệ thuật.
Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập và nghiên cứu là tiếng Ba Lan. Ứng viên chưa từng học đại học hoặc sau đại học tại Ba Lan sẽ được bố trí học 1 năm dự bị tiếng Ba Lan trước khi vào học chuyên ngành. Sau đó ứng viên phải đạt kỳ thi sát hạch tiếng Ba Lan.
Ảnh minh hoạ.
Đối với khóa học chuyên ngành, ứng viên phải đạt kết quả kỳ thi đầu vào (tùy thuộc yêu cầu cụ thể của cơ sở đào tạo và chương trình học) mới được chính thức tiếp nhận vào học chuyên ngành. Nếu không đạt yêu cầu trong các kỳ thi này, ứng viên sẽ phải về nước và bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo cho nhà nước hoặc chuyển sang học theo diện tự túc kinh phí.
Ứng viên dự phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật; đủ sức khỏe để tập tại nước ngoài, không mang thai (đối với nữ).
Ứng viên chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào để đi học ở nước ngoài trong năm 2021; Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải đền bù kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với khối ngành đang học đại học tại Việt Nam hoặc ngành đã đạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia (đối với ứng viên học bổng đại học), phù hợp với ngành đã học đại học/thạc sĩ, công việc đang làm (đối với ứng viên học bổng thạc sĩ/tiến sĩ).
Ứng viên chỉ được đăng ký 1 ngành học và không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo sau khi đã đăng ký dự tuyển, trúng tuyển đi học; chỉ được đăng ký dự tuyển trình độ đào tạo cao hơn trình độ đã có văn bằng.
Đại học Luật Hà Nội giảm chỉ tiêu Năm nay, Đại học Luật tại trụ sở chính Hà Nội và phân hiệu Đăk Lăk tuyển 2.000 sinh viên bốn ngành đào tạo, ít hơn năm ngoái 265. Ảnh minh họa Trong 2.000 sinh viên, ngành Luật lấy 1.410, phân bổ lần lượt cho hai cơ sở Hà Nội và Đăk Lăk là 1.280 và 130 chỉ tiêu. Sau đó, Đại học...